Tâm linh huyền bí
Sự tồn tại của vong linh thánh thần với lên đồng- hầu đồng
07/09/2010 00:06 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Sau nhiều năm khảo sát và nghiên cứu hàng ngàn trường hợp áp vong, gọi hồn người đã khuất để tìm mộ liệt sĩ và mộ thất lạc qua những người có khả năng đặc biệt như cô Phương (Thanh Hóa), cô Thạo (Hải Phòng), cô Bằng ( Hải Dương)…

Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

đã được Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đánh giá có kết quả tốt. Để tiếp tục quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về sự tồn tại của vong linh con người trong cuộc sống có một sự kiện đáng lưu ý là có hay không vong linh của các bậc thần thánh trong đời sống văn hóa tâm linh. Để tìm hiểu và đánh giá vấn đề này, Bộ môn Cận Tâm Lý- Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội khoa học- kỹ thuật Việt Nam tiếp tục đưa vào nghiên cứu Đạo Mẫu tứ phủ ở Việt Nam qua việc lên đồng và hầu đồng.

1. Đạo thờ Mẫu:

Trong tiến trình lịch sử dân tộc trải qua các thời kỳ Nho, Phật, Lão, cư dân nông nghiệp Việt Nam phát hiện ra rằng để sinh ra, lớn lên, tồn tại và phát triển không thể thiếu vị trí tối linh thiêng và chỉ có một không hai là Bà Mẹ - danh từ Hán Việt gọi là Mẫu. Từ đó có tên gọi Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu nghi thiên hạ, Mẫu Thượng ngàn (rừng xanh), Mẫu Thủy (sông dài biển rộng) đó là những hình tượng sinh động về Người Mẹ trong cuộc sống. Còn về cụ thể bằng xương thịt và có đời sống dân gian gần gũi với dân cư sông Hồng là hình ảnh Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong tứ thánh bất tử của nền nếp đạo đức truyền thống của nền văn minh sông Hồng ( Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Bà Chúa Liễu) được tôn kính lập đền thờ khắp nơi, từ Bắc vào Nam, hình thành nên một nền nếp đạo đức truyền thống của văn minh sông Hồng trong quá trình tiếp nhận có chọn lọc nền văn minh Ấn Độ - Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đánh đuổi các loại kẻ thù xâm lược để tồn tại và phát triển với câu ngạn ngữ bất hủ “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, với đạo lý bất di bất dịch trong truyện cổ dân gian Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu: “ Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha không thờ”.

1. Mẫu Liễu Hạnh và đạo mẫu Việt Nam:

Trong tâm thức dân gian Việt luôn khẳng định sự trường tồn bất tử của dân tộc, giống nòi. Từ huyền thoại cha Rồng mẹ Tiên đến Tứ thánh bất tử: Đánh giặc là Thánh Gióng; chống lại thiên nhiên là Thánh Tản Viên Sơn; tự do yêu đương tạo lập gia đình hạnh phúc và sinh cơ lập nghiệp, làm thuốc chữa bệnh đảm bảo cuộc sống là Thánh Chử Đồng Tử, bên cạnh ba biểu tượng ấy cần thêm một vị nữa để cho “Cõi Nam thiên bất hòa tư”. Vị thánh ấy chính là Liễu Hạnh mà huyền thoại là người phụ nữ tiêu biểu có gốc là con gái nhà trời ba lần xuống trần. Lần thứ nhất đầu thai vào nhà họ Phạm đến 20 tuổi về trời. Lần thứ hai đầu thai làm con gái nhà Lê lấy chồng là con trai nhà Trần sinh được hai con. Đến năm 21 tuổi nhớ cha là Ngọc hoàng đã dặn chồng con ở lại còn mình thoát xác về trời. Lần thứ ba nhớ chồng con lại xin Ngọc hoàng cho xuống ngao du sơn thủy, giúp vua đánh giặc, dạy dân an cư lạc nghiệp. Lúc ở chùa Tiên (Lạng Sơn), lúc về Tây Hồ (Hà Nội) đàm đạo văn thơ với Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan hoặc cùng hai thị nữ mở quán độ đường cho dân ở Sòng Sơn, Phố Cát (Thanh Hóa).

Hình tượng Liễu Hạnh công chúa hiển thị một người phụ nữ trung, hiếu, tiết, nghĩa; một bà mẹ Việt Nam hoàn hảo sống mãi trong tâm thức dân gian, trở nên bất tử.

Trong bốn vị thần linh bất tử, chỉ duy nhất Liễu Hạnh công chúa là nữ thần nên được dân gian tôn vinh là Mẫu để thờ phụng theo tín ngưỡng thờ mẫu thần và mẫu tứ phủ. Cùng với nhân thần như Vương Mẫu (mẹ Thánh Gióng), Quốc Mẫu (mẹ Âu cơ), Cung Từ Thánh Gióng (mẹ vua Lê Thái Tổ) còn các nhiên thần như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn (Tứ phủ), Mẫu Liễu Hạnh do có thân phận và đời sống gần gũi với nhân gian nên được thờ phụng ở nhiều nơi (đặc biệt có một lễ hội nổi tiếng là lễ hội Phủ Giầy ở Vụ Bản – Nam Định) như ở: Tây Hồ (Hà Nội), chùa Tiên (Lạng Sơn), điện Hòn Chén bên bờ sông Hương (Huế), đền Bắc Lệ (Hữu Lũng- Lạng Sơn)…

Mẫu thuẫn là các nữ thần đã được phong tước như Vương Mẫu (mẹ Thánh Gióng), Quốc Mẫu (mẹ Âu Cơ), cung Từ Thánh Mẫu (mẹ vua Lê Thái Tổ). Mẫu tứ phủ là mẫu của bốn vùng, miền hình thành vũ trụ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thủy hay Thoải phủ (miền sông biển). Đứng đầu mỗi phủ là một vị thánh mẫu và đặt tên các bà là: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải phù hợp với cuộc di dân của người Việt từ rừng núi theo các dòng sông về sống hai bên bờ lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Chu, sông Lam… để canh tác lúa nước hình thành nền Văn minh lúa nước phát triển đến ngày nay.

2. Đức Thánh Trần và lễ hội Kiếp Bạc:

Trong tâm thức dân gian Việt còn một hình tượng người cha anh hùng dân tộc Thánh Trần Hưng Đạo mà không một đình, đền, chùa nào không có một ban thờ ngài. Dân gian gọi ngài bằng Đức Thánh bởi truyền thuyết kể rằng ngài là con trời, được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian đầu thai vào dòng dõi hoàng tộc nhà Trần để bình định giặc Nguyên- Mông đang có âm mưu tung vó ngựa viễn chinh hủy diệt loài người. Và chính ngài bằng văn trị, võ công siêu việt đã hai lần đại phá quân xâm lược Nguyên – Mông, được các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử thế giới theo đề xuất của Hội khoa học Hoàng gia Anh quốc lựa chọn là một trong 10 danh tướng thế giới của mọi thời đại trong đó có một danh tướng còn sống ở thế kỷ XXI là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cũng trong dân gian đã định rằng: tháng tám giỗ cha- tháng ba giỗ mẹ để mở lễ hội tại nơi thờ chính Phủ Giầy (Nam Định) và Vạn Kiếp (Hải Dương). Người ta nô nức tề tựu dâng lễ cha, mẹ cầu tài, cầu lộc, cầu phúc, cầu an và chứng nghiệm rằng rất linh thiêng.

Với ý nghĩa độc đáo và thiết thực ấy nên tín ngưỡng thờ Mẫu được coi là Đạo Mẫu ở Việt Nam. Từ trong hình thành và phát triển, Đạo Mẫu đã luôn đồng hành cùng dân tộc với ý nghĩa linh thiêng và cao cả nhất mà danh hiệu “ Các bà mẹ Việt Nam anh hùng” hiện đang được cả nước tôn vinh là minh chứng hùng hồn.

Cùng với việc tôn thờ cha mẹ như trên, Đạo Mẫu đã gắn không quên từ các con của ngài là các vị tướng đáng giặc, từ đời Bà Trưng là hai nữ tướng Lê Chân, Bát Nàn, ông Hoàng Bơ (nhà Trần), ông Hoàng Bảy (nhà Lý), ông Hoàng Mười (nhà Lê), quan lớn tuần tranh (quan thanh tra của các triều đình) đến những danh dân, danh thần miền xuôi, miền ngược, nam- phụ-lão-ấu nếu có công danh đánh giặc cứu nước giúp dân đều được lập đền, lập miếu sắc phong và thờ tự. Do đó hình thành câu ca dao dân gian nổi tiếng cổ kim:

Giúp dân dân lập miếu thờ
Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương

Tưởng cũng là bài học đắt giá cho muôn mặt cuộc đời!

Đó là kể về các vị thần bằng xương bằng thịt hiển hiện trong bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Dân tộc ta trong cuộc mưu sinh phải chống chọi với thú dữ, cuồng phong và hải tặc từ rừng đến biển nên cũng không quên ơn các vị thần núi, thần sông, thần cửa biển, ở nơi sinh sống của mình và chính các vị nhiên thần kể trên đã giúp nhân dân ta đứng vững trước mọi cơn phong ba bão táp, mọi loại côn trùng phá hoại mùa màng.

Văn chương chữ nghĩa xưa nay có câu chữ nào hay hơn , linh thiêng hơn, hùng tráng hơn thành ngữ “Khí thiêng sông núi, hồn thiêng đất nước” để tỏ lòng tri ân với đối với các vị thần linh. Năm tháng qua đi nhưng dòng chảy nhân điện của các ngài vẫn luôn hiển hiện giúp chúng sinh vượt lên trên giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt để mãi mãi trường tồn. Sự linh thiêng ấy là có thật và còn mãi mãi hiển hiện trên mọi bước đường dựng nước và giữ nước của chúng ta. Chớ có ai mê lầm mà quên quay lưng lại với hồn thiêng giống nòi, khí thiêng sông núi.

Chuyên viên cao cấp Hồ Thu(Báo cáo nghiên cứu khoa học)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch