Mật tông
PGVN
Ba cách nghĩ về giải thoát
Bạc Liêu, 31/7/2017 Nguyễn Thành Công
01/08/2017 07:26 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Giáo trình tâm lý học và giáo khoa môn giáo dục công dân hiện hành ở bậc học THPT phát biểu về hạnh phúc, đại ý: đấy là trạng thái được thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người với mức độ tăng dần. Và trong đời thường người ta vẫn nghĩ hạnh phúc đúng như thế.

Muốn giải thoát khỏi bế tắc do nghèo và thiếu thốn, người trong cuộc phải lao động kinh doanh tích lũy tài chính vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của chính mình và những người trong bổn phận chăm sóc, gia đình. Tiền sẽ đem đến giải thoát, ánh sáng, hạnh phúc...

Trong ngôn ngữ hành chính ngày nay ở Việt Nam, người ta dùng từ ngữ THOÁT NGHÈO; THOÁT - GIẢI THOÁT, cách hiểu rất rõ ràng.

Nho giáo quan niệm sự giải thoát theo hướng khác có thể khái quát trong câu kinh điển “tri túc, thời túc...” biết đủ là hạnh phúc. Tiết dục, tiết giảm và kiểm soát dục vọng, nhu cầu để có hạnh phúc, bớt lệ thuộc tiền tài vật chất. Đấy là một hướng giải thoát khác có tính triết học, lại có tính khổ hạnh.

Phật giáo đề cao giải thoát như mục đích của một con đường tư tưởng mang tầm nhân loại, một kiến giải cho vấn đề lớn của mọi người: khổ, bớt khổ và không còn khổ, giải thoát tức thoát khổ, bao trùm. Theo ngôn ngữ triết học duy vật biện chứng, đấy là phạm trù lớn.

Tứ diệu đế là nội dung cơ bản của Phật giáo: nhận thức về khổ, con đường hình thành khổ, và thoát khổ... Phật giáo không giao cắt với quan niệm hiện đại của chúng ta ngày nay về giải thoát như đã nói, không đặt hạnh phúc trong đấu tranh với thiên nhiên và xã hội, sản xuất vật chất dồi dào tăng dần, không đặt hạnh phúc trên nền tảng của cải vật chất. Phật giáo cũng không giao cắt với Nho giáo về tiết dục, kiểm soát dục vọng để có hạnh phúc, giải thoát. Phật giáo xây dựng nhân sinh quan và thế giới quan thấu triệu tận gốc bản chất sự sống và vận động sống, giải triệt để bài toán để tìm cầu giải thoát, hạnh phúc từ TÂM. Theo đấy, người nghèo, ít tư hữu vật chất, thậm chí vô sản, vẫn có thể giải thoát và hạnh phúc, giải thoát và hạnh phúc dựa trên sự biết, hiểu, nhận chân lẽ thực, không dựa trên cầu nguyện hay làm giàu thêm hay “tiết kiệm” mọi sự, khác biệt là lớn.

Con đường giải thoát và hạnh phúc theo Phật giáo không hạn định cho đối tượng nhất định nào: giàu hay nghèo, tầng lớp trên hay thấp. Mà dành cho bất cứ ai ngộ: khổ đế, đạo đế và diệt đế. Biết đời là khổ đương nhiên và vô cùng, bể khổ và giải thoát trên hiểu biết ấy, không cố công vô vọng tìm giải thoát và hạnh phúc rất tương đối vì như tâm lý học phát biểu chính xác: Khi nhu cầu này được thỏa mãn liền ngay lập tức xuất hiện ngưỡng nhu cầu mới cao hơn và... không thể có giải thoát và hạnh phúc trong cuộc rượt đuổi vô cùng tận ấy. Bằng chứng rõ ràng khi ngày nay nhân loại có một khối lượng của cải vật chất khủng nếu so với thời đức Phật tại thế hay thời đức Khổng Tử hiện tiền, nhưng không thể nói con người ngày nay được giải thoát và hạnh phúc hơn con người thời xưa, cứ như thuyền và sống nương nhau nhích theo tỉ lệ thuận, lớn thuyền lớn sóng, con người hiện đại gặp vô số vấn đề khó và có nhiều vấn đề hoàn toàn mới, tiền nhân chưa từng gặp: HIV, khủng hoảng kinh tế - tài chính, chiến tranh thế giới và nguy cơ thường trực về chiến tranh thế giới, khủng bố, an ninh thực phẩm...

Nói như thế không có ý tứ cực đoan cho rằng Phật giáo giải thoát trên cơ sở phủ định vật chất hay phủ định ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội và vai trò to lớn của khoa học - kỹ thuật, chỉ có ý nhấn mạnh khác biệt lớn trong quan niệm giải thoát và hạnh phúc trong so sánh với những cách nhìn tương tự.

Nếu từng học Phật hay có chút hiểu về Phật pháp, bạn có chia sẻ ý tứ này không?

Và nếu chia sẻ được ý tứ của đức Thế Tôn, hạnh phúc ngay ở nơi bạn, bây giờ và chính giây phút này, đúng không? Vì giải thoát và hạnh phúc theo ý Phật không tùy thuộc vào bất cứ điều kiện nào ngoài sự giác ngộ, không tùy thuộc vào vật chất hay kiểm soát nhu cầu vật chất như Nho giáo hay quan niệm đời sống, đã đề cập. Bạn thấy thú vị không?

phatgiao.org

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch