Mở
đầu
Hiện giờ, do các nhân duyên thù thắng nên mối liên hệ giữa cộng đồng
Phật tử Việt Nam hải ngoại và nền Phật giáo Mật tông Tây Tạng ngày
càng
phát triển, chúng ta nhận thấy giáo pháp Mật tông đã được truyền bá
rộng
rãi. Ðiều này cũng là nhờ ân điển và lòng đại từ bi của Ðức Ðạt Lai
Lạt
Ma đã cho phép chư tăng tiếp xúc với hải ngoại, vì thế Phật tử Việt
Nam
chúng ta, vốn được may mắn thấm nhuần nền Phật giáo rất sâu đậm hằng
ngàn năm, đã hấp thụ nhanh chóng chánh pháp đại thừa của các dòng
truyền
thừa tinh túy Tây Tạng.
Nguồn:
Phật Giáo Việt Nam Net (phatgiaovnn.com)
Tuy nhiên, chánh pháp của chư Phật vốn dĩ thâm sâu vô bờ bến, nếu
không
có lòng hâm mộ các truyền thừa tinh túy này một cách mạnh mẽ, và nhất
là
nếu không có sự trải rộng tâm thức của mình để xin học hỏi, văn tư và
tu,
thì có lẽ chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội ngàn năm để hấp thụ nền Phật giáo
tinh túy ấy.
Do duyên may đặc biệt, chúng tôi đã được theo hầu chư tăng Tây Tạng
trong các chuyến đi hoằng hoá của chư vị. Chuyến hoằng hoá của chư
tăng
viện Tashi Gephel, trực thuộc Tu Viện Ganden Shartse, do sư trưởng
Geshe
Lobsang Chophel hướng dẫn đã để lại trong lòng chư Phật tử hải ngoại
tại
Bắc Mỹ (Gia Nã Ðại và Hoa Kỳ) những linh cảm sâu sắc qua các buổi lễ
mà
chư tăng ban cho. Một trong những buổi lễ nhiệm mầu đó là Lễ Hoả Tịnh,
từ ngữ Tây Tạng gọi là Jinsik, và dịch qua Anh ngữ là Fire Puja.
Do yêu cầu của chư Phật tử nhiều nơi, chúng tôi xin cố gắng tóm tắt ý
nghĩa và cách thức tạo buổi lễ này, với hy vọng nhỏ trước tiên là giúp
chư Phật tử mọi nơi hiểu được một phần ý nghĩa của buổi lễ, thọ hưởng
phúc lạc vô lượng khi dự lễ, và sau là giúp chư vị trong ban tổ chức
các
phái đoàn có thể phụ tá chư tăng trong phần thực hiện một buổi lễ Hỏa
Tịnh. Vì nghi lễ cần nhiều vật liệu đặc biệt mà chư tăng không thể
mang
theo khi đi hoằng pháp, chư tăng chắc chắn sẽ phải trông cậy vào sự
phụ
trợ của chư Phật tử địa phương.
Bài viết này được thực hiện với lòng thành tâm của tác giả. Mặc dù kém
cỏi si mê, nhưng vẫn cố gắng chia xẻ sự hiểu biết giới hạn này đến mọi
người, thế nên bài viết chắc chắn không thể không thiếu sót, do đó,
xin
nguyện, đệ tử xin sám hối trước chư vị trụ trong Công Ðức Ðiền, và
cũng
như xin quý đạo hữu niệm tình tha lỗi.
Ðịnh nghĩa
từ Hoả Tịnh
Ở trong từ ngữ Tây Tạng, từ
jin-sik bao gồm hai chữ : jin nghĩa là cúng dường và sik nghĩa là đốt
cháy. Như vậy jinsik thuần nghĩa là cúng dường bằng một nghi lễ lửa.
Tuy
nhiên, chúng ta không thể bỏ qua ý nghĩa chính, tuy không nằm trong từ
ngữ, đó là mục đích cúng dường này vốn để xin tiêu trừ các ác nghiệp
và
chướng ngại trên con đường tu tập hành trì. Ác nghiệp và chướng ngại
có
thể đến qua nhiều phía : hoặc là do sự phạm giới, nguyện, phạm tội,
hoặc
là do các ngoại lực xâm phạm đến thân tâm của chúng ta. Dù những ác
nghiệp, chướng ngại đó đã được tích lũy từ vô thỉ kiếp, lễ hoả tịnh
vẫn
có được công năng tiêu trừ. Ðó là nhờ thần lực của mạn đà la và chư
Phật
qua lễ cúng dường lửa để tịnh hoá các nghiệp chướng ấy.
Vì thế, Jinsik được dịch là Lễ Hoả Tịnh. Thông thường, sau một kỳ nhập
thất, hành giả cần phải hành lễ Hỏa Tịnh.
Các loại lễ
Hoả Tịnh
(Phần
giải thích lễ Hoả Tịnh này có những chi tiết liên hệ đến những nghi
thức
dành cho các vị hành giả Mật tông đã thọ quy y và các lễ quán đảnh cho
phép hành trì Mật tông. Lễ Hoả Tịnh cho người chưa thọ có thể được đơn
giản hoá và ngắn hơn. Tuy nhiên, phần sau đây cũng cho người đọc một
khái niệm lễ Hoả Tịnh nói chung như thế nào).
Trước khi đi vào chi
tiết của nghi lễ, hãy nhắc lại là khi hành giả đi vào con đường hành
trì
Mật Tông, thệ nguyện sẽ hoàn mãn công hạnh tạo phúc lạc đến mọi chúng
sinh hữu tình. Để hoàn mãn tâm nguyện này, hành giả cần phải phát
nguyện
đạt đến giác ngộ, và trên đoạn đường bắt đầu đi vào Mật Tông để đạt
mục
đích, hành giả phải chọn tu theo một (hay vài) vị Hộ Phật (nghĩa là vị
Phật của mật pháp mình tu tập thiền quán và thủ hộ nơi tim), trì chú
của
chư vị Hộ Phật và hành trì lễ Hỏa Tịnh.
Khi hành trì lễ Hỏa
Tịnh, hành giả làm chư vị phát lòng hoan hỷ, và chư vị giúp cho hành
giả
đạt đến thành tựu các nguyện hạnh trên con đường đạo. Hành lễ Hỏa Tịnh
cũng còn có công năng tiêu trừ những tội lỗi hay ác nghiệp đã phạm,
hay
là tịnh hoá các lỗi lầm khi hành giả do si mê ngu muội chưa hiểu rõ mà
phạm lỗi hành trì sai, và ngay cả khi hành giả quên không tụng đủ các
câu chú như đã hứa nguyện, cũng như là tiêu trừ các chướng ngại ngăn
che
không cho hành giả đạt vào trong cõi thiền, an hòa kiên cố tâm của
mình
trong định.
Lễ Hỏa Tịnh
được phân làm bốn loại nghi lễ như sau :
-
An Hòa
-
Tăng Trưởng
-
Hàng Phục
-
Tống Khứ
Nghi lễ Hỏa Tịnh An
Hòa thường được hành trì để tịnh hóa những nghiệp bất thiện đã gây ra,
hoặc là để xua đi các chướng ngại và các cấu uế (như tham sân si).
Nghi
lễ An Hòa cũng dùng để chặn trước các vấn đề và các bệnh tật sắp xảy
ra
và đã có điềm triệu trước như là nằm mộng hoặc do các điềm xấu báo
trước.
Nghi lễ Hỏa Tịnh
thuộc loại An Hòa và Tăng Trưởng đều có thể hành trì cho tự cá nhân
mình
hoặc cho các chúng sinh khác. Nhưng Lễ Hỏa Tịnh loại Hàng Phục và Tống
Khứ chỉ có thể hành trì cho người khác chứ không được làm cho mình,
bởi
vì nếu hành lễ hàng phục hay tống khứ một sinh linh nào để lợi ích cho
chính mình là đi ngược lại hạnh nguyện Bồ tát, nguyên tắc căn bản của
con đường tu hành Mật Tông Phật giáo.
Nghi lễ Hỏa Tịnh
Hàng Phục dùng để đối trị và khuất phục các ma lực làm hại các chúng
sinh khác.
Nghi lễ Hỏa Tịnh Tống
Khứ dùng để đối trị các ma lực làm hại người khác ở trường hợp khi đã
dùng nghi lễ Hỏa Tịnh Hàng Phục rồi, nhưng không thành công và ma lực
ấy
cứ tiếp tục nhiễu hại người. Lễ Cúng Dường Hỏa Tịnh Tống Khứ có công
năng trục xuất hay an bình nỗi khiếp sợ của nạn nhân bị nhiễu hại và
làm
cho ma lực ngưng quấy nhiễu. Khi hành trì nghi lễ Tống Khứ này, vị
Bổn
Sư đàn chủ phải luôn luôn phát nguyện khởi lòng đại bi với một tâm
thức
nhu nhuyễn, không những đối với nạn nhân bị nhiễu hại mà cả đối với
các
sinh linh tạo ma lực làm hại các nạn nhân. Ở Tây Tạng, phần lớn các
nghi
lễ ấy dùng để xua đuổi hoặc hàng phục các sinh linh quấy nhiễu địa
phương sở tại, thí dụ như là các sinh linh ma quỷ quấy nhiễu, trường
hợp
bị ma nhập hay là bị lính tráng cướp phá v.v…
Chọn chỗ thích
hợp để hành nghi lễ
Lễ Hỏa Tịnh thường
được hành trì ở một bãi đất rộng lớn ngoài trời (làm đạo tràng) hay
là
trên mái nhà của một tòa nhà lớn. Ở Ấn độ thường có các lễ cúng dường
lửa
ở trong những toà nhà lớn đặc biệt dành cho nghi lễ lửa. Tuy nhiên,
truyền
thống này không lan truyền qua Tây Tạng.
Sau khi thiền quán
tự hoá mình thành vị Hộ Phật của mật pháp hành giả đã chọn lựa, vị Bổn
Sư đàn chủ cúng dường bánh hình tượng (torma) đến chư địa thần và xin
phép để được hành lễ cúng dường. Sau đó, vị Bổn Sư đàn chủ quán đã
được
phép hành lễ. Để xua tan mọi mọi vấn đề của đạo tràng, vị đàn chủ trì
chú xua tan chướng ngại, và bắt đầu thiền quán nhập tánh Không.
Dựng
nền làm đồ
hình mạn đà la
Nền để vẽ đồ hình mạn
đà la phải được dựng trước tiên. Nền là một hình vuông vức khoảng 2 bộ
anh, có thể dựng bằng gạch nung bao chung quanh một hình vuông 2 bộ
anh.
Trong hình vuông đó, chúng ta đổ đầy cát mịn mầu trắng và san bằng.
Trên
nền cát mịn này chư tăng vẽ hình mạn đà la của lễ Hỏa Tịnh. Củi khô
lớn
bằng cổ tay và bắp vế được dựng, một đầu trên hình vuông bao quanh mạn
đà la, đầu kia chụm lại bên trên như là khi chúng ta làm lửa trại. Nếu
cần,
xếp các khúc củi nhỏ làm mồi lửa dưới các khúc củi lớn để khi đốt, lửa
dễ
bắt cháy, khi củi lớn đã cháy thì không còn phải mồi lửa nữa. Chúng ta
cần
phải hiểu rõ, thần lực tịnh hóa của lễ Hỏa Tịnh đến từ mạn đà la đã
được
chú nguyện bởi chư tăng. Lửa tự nó không có thần lực, nhưng khi ngọn
lửa
bốc lên từ trên nền cát mịn có vẽ đồ hình mạn đà la đã được chú nguyện
hộ
trì làm căn cứ, thì nó sẽ bốc lên với đầy đủ thần lực hộ trì.
Họa đồ
hình mạn
đà la cho nghi lễ Hỏa Tịnh An Hòa
Trên
chính giữa của nền cát mịn, chư tăng họa đồ hình mạn đà la, là một
bông
hoa tám cánh, đường kính khoảng nhỏ hơn 2 bộ anh một chút nằm vừa vặn
nơi chính giữa của hình vuông bằng gạch nung. Chúng ta gọi là nền mạn
đà
la. Chính giữa là hình chùy kim cang to khoảng 6 đốt tay anh. Bên
ngoài
bông hoa là một vòng tròn rộng khoảng 4 đốt tay anh. Ngoài cùng nữa là
vòng rộng 4 đốt tay, trên đó vẽ nhiều hình chùy kim cang. Bên ngoài là
hình vuông rộng hai đốt tay (một đầu củi được dựng trên hình vuông
này),
bốn góc vẽ hình nửa chùy kim cang và nửa hình mặt trăng. Sau hết ngoài
cùng là hình vẽ rải rác các bông hoa. Thay vì hình vẽ, có thể dùng cát
mạn
đà la để rắc thành hình nền mạn đà la.
Họa đồ hình mạn
đà la cho nghi lễ Hỏa Tịnh Tăng Trưởng
Cũng tiến hành như
trên, nhưng hình chính giữa là bánh xe có 8 nhánh, chính giữa là châu
báu. Quanh bánh xe là hình vuông, cạnh cách xa bánh xe 8 đốt tay, và
một
đầu củi được xếp dựa trên hình vuông. Bên ngoài là hàng rào châu báu
cũng 8 đốt tay và bao quanh là hình vuông bốn góc vẽ hình nửa chùy kim
cang và nửa mặt trăng. Phần ngoài cùng còn lại vẽ rải rác hình các
bông
hoa.
Phần hành trì
Một cái ngai cho vị
bổn sư chủ lễ được dựng lên trước nền, cách xa khoảng 2 bộ anh. Ngai
phải
được làm cao hơn nền khoảng 2 bộ rưỡi anh, trên đó là bồ đoàn cho vị
đàn
chủ. Trước ngai phải có một bức tường sắt lớn che chở cho lửa khỏi táp
vào ngai của vị đàn chủ. Trên bức tường sắt ấy vẽ chủng tự BAM xoay
hướng
ra phía ngọn lửa, tượng trưng cho thủy đại. Bên phải của vị đàn chủ
đặt
một cái bàn lớn trải khăn trắng cho lễ Hỏa Tịnh An Hòa và khăn vàng
cho
lễ Hỏa Tịnh Tăng Trưởng. Trên bàn trải đầy các chất liệu hành lễ gồm
có
5 thức cúng dường được phân làm hai loại :
·
Bốn loại
vải
(trắng cho lễ Hỏa Tịnh An Hòa và vàng cho lễ Hỏa Tịnh Tăng Trưởng)
·
Bốn loại
chất
trầu hòa trong bơ, quấn trong lá trầu
·
Bánh hình
tượng
(torma), trắng hay vàng để cúng dường chư thiên
·
Cành cây
gỗ
tươi, dài khoảng 12 đốt tay anh, phải được cắt từ ngọn cành, còn xanh
tươi, không được héo úa, có đầy đủ vỏ cây. Các cành cây này phải
thẳng,
không bị thủng lỗ, bằng nhau và cắt thẳng thắn. Mật ong và bơ được bôi
ở
đầu ngọn cành.
·
Cỏ với rễ
cỏ
còn xanh. Mật ong và bơ được bôi ở ngọn.
·
Hột mè
·
Gạo chưa
chà
vỏ
·
Hột mù
tạt
trắng
·
Lúa mạch
chà
vỏ và chưa chà vỏ
·
Đậu lăng
tin
·
Lúa mì
Tất cả các thứ trên đều được chà xát với bơ và mật
ong.
Gạo (cơm) chín trộn đường mật, sữa đông, mật ong và đường. Đó là
những
chất liệu đặc biệt dùng cho lễ cúng dường Hỏa Tịnh An Hòa, công thêm
sữa
đông, sữa, hột mè, cơm chín, gạo thính, cỏ Câu Thi, cỏ tràng kỷ, gỗ
trầm
và hoa thơm màu trắng. Những thức này được chà xát với dầu ăn thực vật
và mật ong.
Các chất liệu cho lễ Hỏa Tịnh
Tăng Trưởng cũng tương tự như thế, nhưng mọi thức cần phải là màu vàng
hoặc càng nhiều thức màu vàng càng tốt.
Tất cả các chất liệu được xếp
thành đống loại, và sắp thành hàng trên bàn. Cũng cần có một cái bình
màu trắng hoặc màu vàng (tùy theo nghi lễ), trong bình chứa bốn loại
nước cúng
dường : nước rửa tay, nước rửa chân, và nước súc miệng cho chư Hộ Phật
và để tưới rảy.
Lửa mồi
Lễ Hỏa Tịnh An Hòa cần được mồi lửa trên củi từ các nguồn lửa sau :
·
mồi lửa do chà xát
hai miếng gỗ
·
lửa mồi từ nhà
·
lửa từ nơi rất xa,
cô lập
·
lửa từ buổi lễ cúng
dường trước
Lễ Hỏa Tịnh Tăng Trưởng cần được mồi từ lửa của nhà
vua,
lửa đánh từ hai hạt châu báu, hay là lửa từ bếp nhà của một vị sư,
Y phục của các khán giả tham dự lễ
Các khán giả tham dự lễ và các vị phụ tá hành lễ nên
tắm
rửa sạch sẽ trước. Cư sĩ nên mặc quần áo trắng khi dự lễ An Hòa và
quần
áo vàng khi dự lễ Tăng Trưởng. Chư tăng nên mặc y như y của chư vị Hộ
Phật
ra ngoài y áo của mình để dễ dàng thiền quán hóa thành chư Hộ Phật.
Các điều kiện
khác
Số lượng chất
liệu cúng dường
trong buổi lễ có thể thay đổi tùy hoàn cảnh. Để hành trì lễ, hành giả
cần
phải đã có thọ các lễ quán đảnh cho phép hành trì mật pháp của vị Hộ
Phật
mà vị hành giả sẽ hành lễ hôm đó và cần phải trì tụng ít nhất đủ 1000
lần
câu chú cần thiết. Vị hành giả cũng cần phải đã thọ trì Bồ tát giới và
Mật
tông giới. Nhiều khi các kỳ nhập thất dài hơn lại còn đòi hỏi phải
tụng
đủ một triệu lần hay hai triệu lần câu chú. Thường thì một phần mười
của
các câu chú được cúng dường lên Hỏa Thần cùng với ba nắm tay chất liệu
cúng dường, các phần lớn còn lại được cúng dường lên vị Hộ Phật chính.
Nếu hành giả đã có linh kiến
nhìn thấy trực tiếp vị Hộ Phật trong kỳ nhập thất thì không cần phải
trì
chú nhiều như vậy cũng như không cần phải hành lễ Hỏa Tịnh vì làm
những
điều đó là để kiên cố thêm liên hệ với vị Hộ Phật, vì khi có linh kiến
nhìn thấy trực tiếp vị Hộ Phật là đã đạt thành mục đích rồi.
Vào buổi sáng trước khi
hành lễ Hỏa Tịnh, trước khi lên tòa ngồi, vị đàn chủ và chư tăng phải
thiền quán vị Hộ Phật, cúng dường vị Hộ Phật với nước, hoa, bánh tượng
(torma),
và v.v… cũng như trì chú của vị Hộ Phật.
Phần dự bị cho buổi lễ
chính
Vị Bổn Sư
đàn chủ lên tọa trên ngai và chư tăng phụ tá ngồi trên hàng ghế trước
mặt
hoặc ngồi xếp hàng hai bên. Khi hành lễ Hỏa Tịnh An Hòa, vị đàn chủ
ngồi
khoanh chân kiết già, còn khi hành lễ Hỏa Tịnh Tăng Trưởng vị đàn chủ
ngồi
buông chân như tư thế trong hình của Phật Di Lặc theo truyền thống Tây
Tạng
(là vị Phật tương lai, xin xem hình 1). Trước vị đàn chủ phải đặt một
cái bàn nhỏ trên đó xếp chuông nhỏ và trống nhỏ (pháp khí của mật
tông),
một bình tịnh thủy, chén hình sọ người trong đó chứa nước cúng dường
bên
trong (nội tâm).
Sau đó, vị
Bổn Sư đàn chủ và chư tăng thiền quán rải từ bi và quán tưởng hình mạn
đà la lớn (cung điện mà chư Hộ Phật trụ bên trong). Quán mạn đà la nào
thì tùy theo vị Hộ Phật mà hành giả chọn làm lễ cúng dường, thông
thường
lễ Hỏa Tịnh An Hòa để tịnh hóa nghiệp, vị Bổn Sư đàn chủ quán về vị Hộ
Phật Chiến Thắng Dạ Ma (Yamantaka), tuy nhiên tất cả tùy thuộc vào
buổi
lễ vì cũng có khi là vị Hộ Phật Quán Âm hay Dược Sư hay là chư Hộ Phật
khác. Nói chung là lễ cúng dường đến vị Hộ Phật nào thì vị đàn chủ
quán
về mạn đà la của vị Hộ Phật đó, nhưng khi làm lễ Hỏa Tịnh về một vị Hộ
Pháp thì phải quán khác đi, vì thông thường không thể quán mạn đà la
của
Hộ Pháp được.
Trong cái
hai bình trên bàn trước mặt vị đàn chủ, một bình chứa nước rảy và bình
kia chứa bốn loại nước cúng dường. Vị đàn chủ sẽ chuyên nước cúng
dường
sang ba cái vỏ sò. Sau đó, khi đến lúc cúng dường mỗi loại nước thì
lại
chuyên sang bình cúng dường. Nước cúng dường luôn luôn đã được sửa
soạn
trước và được hộ trì bằng các chú nguyện.
Vị đàn chủ
lại thiền quán thêm lần nữa về từ bi và quán sang tánh Không của nhất
thiết pháp, sau đó cúng dường bánh tượng (torma) cho các sinh linh và
các thần linh trú tại nơi đó, thỉnh cầu các vị đó đừng gây chướng ngại
cho buổi hành lễ và mời họ thọ hưởng phúc lạc của buổi lễ. Lời cầu
nguyện
phải đi theo sát văn bản trì tụng. Chánh niệm trong quán tưởng về ý
nghĩa các pháp khí, vị đàn chủ và chư tăng phụ lễ tay cầm chùy kim
cang
và chuông trong suốt buổi hành lễ. Sau đó, rảy nước từ bình tịnh thủy
trên nền mạn đà la, trên ngai tọa và trên tất cả các chất liệu cúng
dường
để xua tan các chướng ngại cũng như các ô nhiễm trên đó. Phần cúng
dường
này được hộ trì bởi thiền quán là tất cả các thức cúng đều hòa tan
thành
tánh Không và rồi lại khởi lên thành tinh túy của tánh Không, hoàn
toàn
tịnh sạch mọi ô nhiễm. Sau đó là phần trì chú để tiên trừ ô nhiễm trên
các thức cúng, bơ v.v... Một ngọn đuốc được gắn vào đầu một thanh gỗ
dài,
bao chung quanh bởi cỏ khô sạch sẽ, cột thêm một khăn trắng cúng dường
và vị đàn chủ rảy nước trên đó để xua đi các chướng ngại trước khi mồi
lửa
vào đuốc. Vị đàn chủ nhúng đuốc cháy vào đống củi khô đã được xếp trên
nền
mạn đà la. Các vị phụ lễ dùng một cái quạt làm bằng một miếng vải xanh
vuông vức, cột vào hai thanh gỗ để quạt 7 lần cho lửa bốc lên, đồng
thời
bơ được rưới lên trên củi để giúp lửa cháy. Cỏ Câu Thi, truyền thống
cổ
Ấn độ tin rằng loại cỏ này có công năng tịnh hóa, cũng được dùng để
xua
đi các chướng ngại, vị đàn chủ tung từng hai nhánh cỏ Câu Thi vào ngọn
lửa
để thỉnh cầu sự che chở. Khi hành lễ ở Ấn độ, các chất liệu này có
nhiều
nên vị đàn chủ có thể sử dụng những khối lượng lớn, nhưng ở Tây Tạng
và
ở ngoại quốc, vì khó kiếm nên phải tiết kiệm các chất liệu này.
Hỏa lễ cúng dường
Vị đàn chủ rảy
nước thêm lần nữa vào nền mạn đà la để xua tan các chướng ngại và quán
nền
mạn đà la hòa tan vào trong tánh Không, rồi từ đó khởi lên đức Phật Tỳ
Lô Giá Na và hóa thành nền mạn đà la, chính là tinh túy của trí tuệ.
Nền
mạn đà la này thanh tịnh thuần khiết và chứa tất cả các phẩm chất của
một
nền dúng làm lễ cúng dường Hỏa Tịnh An Hòa.
Chính giữa
của nền mạn đà la là một hình tam giác lửa, ở nơi tâm điểm an trụ vị
Thần
Lửa (Agnidevatta). Thần Lửa (nam) có thân màu trắng, và có ba khuôn
mặt,
khuôn mặt chính diện màu trắng, mặt phải màu đỏ, mặt trái màu đen.
Thần
Lửa có sáu tay. Chân phải cong và chân trái thẳng (xem hình 2). Từ một
hình tam giác lửa nơi tim phát ra một tia sáng thỉnh một vị hóa thân
thị
hiện, vị này đứng trên cỏ Câu Thi trước khi hòa tan vào tam giác lửa
ấy.
Buổi lễ
luôn luôn thỉnh mời Thần Lửa thị hiện để các thức cúng dường khỏi bị
thiêu đốt bởi ngọn lửa tầm thường. Nếu vị đàn chủ nào chỉ mới làm buổi
lễ
này lần đầu tiên thì nên cúng dường một phần mười của tổng số các thức
cúng dường để mời vị Thần Lửa đến lần đầu tiên. Sau đó, thì Thần Lửa
sẽ
đến bất cứ khi nào được triệu thỉnh. Thức cúng dường được sắp làm hai
bộ
trên mặt bàn, một bộ dành để cúng dường Thần Lửa và bộ kia dành để
cúng
dường đến vị Hộ Phật hay là vị Hộ Pháp của buổi lễ.
Vị đàn chủ
rảy nước từ bình tịnh thủy, tung hoa cúng dường trên không, và bơ chảy
được rưới lên lửa. Vị đàn chủ cầm một cái môi dài và rưới bơ qua một
cái
phễu vuông cũng được cột vào một cái thanh dài để cầm, và như thế mà
bơ
rưới vào lửa. Vị đàn chủ quán rót bẩy lần bơ vào miệng của vị Thần
Lửa.
Và phải quán bơ chảy này chính là tinh túy của giòng nước cam lộ.
Mục đích
chung của cúng dường các thức là để tiêu trừ các chướng ngại ngăn che
giác ngộ bằng cách tẩy sạch các vết ô nhiễm gây ra từ các ác nghiệp,
nhất
là ác nghiệp do không giữ giới, và ngăn chặn mọi điều bất tường. Tuy
nhiên, mỗi thức cúng dường đều có mục đích riêng biệt. Theo thứ tự các
thức cúng dường Thần Lửa, mỗi thức có ý nghĩa sau :
Cúng bơ chảy
để xin tăng trưởng thọ mạng, công đức và thành công thịnh vượng. Hành
giả
quán vị Thần Lửa đã hứa giúp thành tựu các điều cầu xin.
Các cành gỗ,
cỏ Câu Thi và cỏ tràng kỷ cúng để tăng trưởng ánh sáng của vị Hộ Phật.
Cành gỗ cúng thành từng đôi và phải cẩn thận không được lộn đầu lộn
đuôi
của các cành gỗ đó. Các thức này cúng để tiêu trừ chướng ngại về sức
khỏe
và đạt địa vị cao trong đời sống.
Cúng dường
hột mè để tiêu trừ các ác hạnh, cỏ tràng kỷ để tăng trưởng thọ mạng,
gạo
để tăng công đức, gạo trộn sữa đông để tăng hạnh phúc, cỏ Câu Thi để
che
chở không bị ô nhiễm, hột mù tạt để xua tan các chướng ngại, lúa mạch
hạt
to chưa chà vỏ để tăng của cải, hạt lúa mạch để đạt thành tựu nhanh
chóng, đậu lăng tin để tăng sức mạnh, và lúa mì để khắc phục bệnh tật.
Các thức trộn nhiều chất, cũng là các thức ’đặc biệt’, được cúng dường
để
xin tăng trí tuệ.
Thành tựu
cao nhất là để xin đạt giác ngộ, và đó cũng là mục đích chung của các
thức
cúng dường.
Lễ Hỏa Tịnh
An Hòa hành trì sau một thời kỳ nhập thất thường được dùng để bổ túc
đền
bù cho các lỗi lầm hành trì như là định không sâu, không rõ nét, trì
chú
sai, kém hay là trì chú không đủ số. Trong trường hợp lễ Hỏa Tịnh Tăng
Trưởng, các thức cúng dường Thần Lửa để cầu tăng trưởng thọ mạng, công
đức,
của cải và trí tuệ của tam thượng học văn tư và tu
Bộ thứ hai
của các thức là để cúng dường lên vị Hộ Phật hoặc là vị Hộ pháp. Hành
giả
(là vị đàn chủ) chú nguyện các thức cúng dường, quán tất cả hòa tan
vào
trong Tánh Không và rồi lại hiện ra trở lại từ Tánh Không và mang bản
chất
của Tánh Không.
Sau đó,
hành giả quán toàn thể cung điện của vị Hộ Phật khởi ra từ tim của vị
Thần
Lửa, với từng vị Hộ Phật ở đúng các vị trí. Nếu vị Hộ Phật đó không có
cung điện mạn đà la tương ưng, hành giả quán vị ấy ngồi trên toà hay
ngồi
trên cỗ xe. Khi buổi lễ có cả mạn đà la thì một vị sư phụ lễ sẽ phải
đảnh
lễ trước hình mạn đà la, thí dụ như vẽ trên vải hay gỗ, và cầu nguyện
đến
vị Hộ Phật chính như sau : chúng con hành trì buổi lễ để xin cho các
ước
nguyện được thành tựu, và thỉnh cầu vị Hộ Phật nhập vào trong cung
điện
đã quán tưởng trong ngọn lửa. Vị phụ lễ sau đó lấy một nắm tay các hạt
bỏ
vào chén vừa đi nhiễu vòng quanh mạn đà la vừa trì chú thỉnh mỗi một
vị
Hộ Phật từ mạn đà la vào trong chén (trong chén đã có sẵn vài mảnh nhỏ
của
chập chõa và kèn). Vị phụ lễ đi nhiễu vòng quanh nền mạn đà la ba lần
và
đưa chén ấy cho vị đàn chủ. Vị này tung các hạt trong chén vào lửa
trong
khi trì chú của vị Hộ Phật và quán tưởng chư Hộ Phật trong chén đã đi
ra
và nhập vào cung điện mà vị đàn chủ đã quán tưởng nằm trong lửa.
Đến đây, bộ
thứ hai của các thức cúng dường được dùng. Bộ thứ hai gồm nhiều thức
hơn
bộ thứ nhất dùng để cúng dường Thần Lửa, nhưng các tiến trình hành lễ
thứ
tự và lợi lạc cũng giống như vậy. Sau mỗi phần cúng dường đến vị Hộ
Phật
chính, một phần nhỏ các thức được cúng dường lên chư tùy tùng hộ giá.
Khi các thức cúng dường đã hết, hành giả (vị đàn chủ) rảy nước từ bình
tịnh
thủy lên trên lửa, quán là các ô nhiễm đã hoàn toàn tiêu trừ.
Đàn chủ
cúng dường bơ chảy và hoa lên chư Hộ Phật, sau đó cúng dường bánh hình
tượng (torma), trong khi quán bánh là tinh túy của nước cam lộ. Tiếp
theo, hai mảnh vải sạch tượng trưng cho y phục phần trên và dưới được
bỏ
vào lửa, cùng rưới thêm bơ và mật ong (trầu) và lại cúng thêm hoa. Và
tụng
kệ tán thán dâng chư Hộ Phật, thỉnh chư vị từ niệm các lỗi lầm khi
hành
lễ. Sau đó, khấn xin được thành tựu các nguyện ước.
Khi đàn
tràng không có kèm theo mạn đà la thật mà chỉ quán tưởng mạn đà la
thôi,
thì đàn chủ sau đó thỉnh chư vị Hộ Phật trở về cung điện mạn đà la của
chư vị, cùng lúc, quán các hứa nguyện hòa tan vào trong vị Bổn Sư đàn
chủ.
Tuy nhiên, khi mạn đà la thật và riêng rẽ được thực hiện trong buổi
lễ,
như là mạn đà la cát hay tranh vẽ mạn đà la thì phải quán thỉnh chư Hộ
Phật trở về nhập vào trong mạn đà la thật ấy, bằng cách quán: bắt đầu
là chư vị từ cung điện trong ngọn lửa trở về chén đựng các hạt cúng
dường
trước đó, chén này do một vị sư phụ lễ cầm, lúc đó kèn (yaling) và
chập
chõa phải nổi lên để thỉnh chư vị Hộ Phật trở về cung điện là mạn đà
la.
Bảy thức
còn lại bây giờ cúng dường lên vị Thần Lửa, và cùng làm theo thứ tự
trước,
bắt đầu là cúng một nhúm của tất cả mọi thức cúng dường, gỗ, cỏ và
v.v….
Bảy thức cúng dưòng được cúng tiếp theo, sau đó là phần cúng bánh hình
tượng (torma) và tụng kệ tán thán. Vị Bổn Sư đàn chủ thỉnh Thần Lửa
giúp
đỡ và che chở hộ trì chống bệnh tật, được trường thọ và của cải. Sau
đó,
thỉnh Thần Lửa từ niệm những lỗi lầm khi hành lễ. Sau khi quán là đã
thỉnh
Thần Lửa để ban phúc lạc đến cho mình và mọi người, vị đàn chủ thỉnh
Thần
Lửa trở về bản địa và xin Thần Lửa hứa thị hiện bất cứ khi nào được
thỉnh
cầu. Chư tôn huệ thân quay trở về cung điện bản địa của chư vị, trong
khi vị đàn chủ quán là các hứa nguyện đã quay trở lại vào trong tinh
túy
của ngọn lửa.
Lễ như thế
đã hoàn mãn và ngọn lửa cứ để cháy dần cho đến khi tàn lụi. Tuy nhiên,
khi hành lễ Hỏa Tịnh An Hòa thì có thể dập tắt ngọn lửa bằng nước trộn
với
sữa. Khi hành lễ Hỏa Tịnh Tăng Trưởng, chỉ dùng nước hoa thơm để dập
tắt
lửa. Cuối cùng, các tro tàn có thể bỏ vào trong bình mang ra sông thả
hay là rắc chung quanh chùa để che chở hộ trì cho chùa.
Lời góp ý với các Phật tử đến dự lễ
Chúng ta có
duyên may thù thắng để được dự lễ, nên phát tín tâm mạnh mẽ vào oai
lực
của chư tăng và buổi lễ. Khi chưa được thọ lễ Quán Đảnh thì chưa được
phép chính thức để trì chú của vị Hộ Phật, do đó chúng tôi không dám
tùy
tiện chép các câu chú vào trong khuôn khổ bài viết này. Tuy nhiên cho
dù
chưa thọ lễ quán đảnh, nhưng hãy thành tâm khi nghe chư tăng hành lễ,
cứ
chú tâm nghe các câu chú do chư tăng đọc đi đọc lại rất nhiều lần, vừa
đọc
vừa tung các chất liệu cúng dường vào lửa cho nên rất dễ theo dõi và
nhận
ra câu chú. Nếu có thể hãy tập trung tâm thức vào câu chú (hay trì
tụng
thầm theo chư tăng) trong khi chư tăng hành lễ. Được vậy, toàn buổi lễ
sẽ
mang lại vô cùng lợi lạc cho Phật tử dự lễ.
Nguồn: Phật Giáo
Việt Nam Net (phatgiaovnn.com)
(Theo quangduc)