Người niệm Phật nhất định có cơ duyên sẽ
thành Phật, tâm tâm niệm niệm lúc nào cũng nghĩ đến Phật, cuối cùng nhất
định sẽ thành Phật. Người tham thiền lại nói cái “chẳng được” chính là
Phật, bởi vì tham thiền là tìm Phật, chẳng chịu nhận mình là Phật, tham
câu “Niệm Phật là ai?” tìm tới tìm lui chính là hướng ngoại rồi.
Rất nhiều người cho rằng pháp
môn niệm Phật không rõ ràng. Có người thiếu niềm tin dù họ có niệm thì
cũng niệm qua loa, không mấy tha thiết. Tham thiền cũng chính là niệm
Phật, niệm Phật cũng chính là tham thiền. Người hiểu tham thiền mới là
người hiểu niệm Phật, người hiểu niệm Phật mới là người tham thiền. Tham
thiền tức thân là Phật, có thể ngay mình cũng quên luôn, thậm chí ngay
Phật cũng quên, bởi vì họ tự hỏi “Niệm Phật là ai”.
Người
niệm Phật nhất định có cơ duyên sẽ thành Phật, tâm tâm niệm niệm lúc
nào cũng nghĩ đến Phật, cuối cùng nhất định sẽ thành Phật. Người tham
thiền lại nói cái “chẳng được” chính là Phật, bởi vì tham thiền là tìm
Phật, chẳng chịu nhận mình là Phật, tham câu “Niệm Phật là ai?” tìm tới
tìm lui chính là hướng ngoại rồi.
Niệm
Phật chính là trở về với Phật, trở về với tâm của chính mình, chẳng cần
hướng ngoại mà tìm. Niệm Phật chính là hòa Phật thành một phiến, nhất
định vãng sanh về Tây phương Cực lạc. Bạn niệm Phật thì Phật niệm lại
bạn, kết quả là thành Phật rồi, các bạn khỏi cần phải nghiên cứu tìm
tòi, chỉ chuyên niệm Phật cho tốt là được. Tham thiền cũng rất tốt,
nhưng tham thiền cần phải chịu khổ, thứ nhất cần phải chịu đau chân mỏi
gối; thứ hai mỗi giờ khắc phải xem coi lại chính mình quét sạch các vọng
tưởng chưa. Tham thiền khó hơn niệm Phật, niệm Phật dễ hơn. Các bạn
chưa thấy sự vi diệu thù thắng của việc niệm Phật.
Tôi
nói với các bạn một câu rất chân thành, tôi làm mọi việc mà tâm luôn
hoan hỷ là nhờ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Khi ngủ, tôi cũng niệm “Nam
Mô A Di Đà Phật”. Ở trong mộng cũng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Khi đứng
cũng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Bất cứ lúc nào cũng niệm “Nam Mô A Di
Đà Phật”. Bởi vì A Di Đà Phật hòa với tôi lại thành một.
Trích từ tập sách "Quê Hương Cực Lạc"
của Hòa Thượng Tuyên Hóa