Đức Phật & Thánh chúng
11. Đức Bồ Tát Xuất Gia Đêm Rằm Tháng Sáu Āsālhapūja
01/01/2022 11:51 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Vào nửa đêm ngày rằm tháng sáu âm lịch, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha nhẹ nhàng bước ra khỏi phòng, lên ngựa Kaṇḍaka, còn Channa đi theo sau, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha trốn khỏi hoàng cung, đi xuất gia, lúc 29 tuổi.


 

Vào nửa đêm ngày rằm tháng sáu âm lịch, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha nhẹ nhàng bước ra khỏi phòng, lên ngựa Kaṇḍaka, còn Channa đi theo sau, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha trốn khỏi hoàng cung, đi xuất gia, lúc 29 tuổi.

Ác ma Vasavatti ngăn cản

Khi Bồ Tát thoát ra cổng thành không bao lâu, vị chúa cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranimittavasavatti) là Vasavatti, biết được Bồ Tát ra đi xuất gia.

Chúa chư thiên Vasavatti suy nghĩ: “Siddhatta muốn thoát khỏi sự thống trị của ta ư? Chắc chắn Siddhatta sẽ thành công, Ta không thể cho Siddhatta thoát khỏi vòng kềm tỏa của Ta, Ta phải ngăn cản Siddhatta”.
Từ cung Trời Tha Hóa Tự Tại, chúa chư thiên Vasavatti xuất hiện ngay trước mặt Đức Bồ Tát nhanh như người lực sĩ co lại cánh tay đang duỗi ra hay duỗi thẳng cánh tay khi đang co lại.

Để ngăn cản Đức Bồ Tát xuất gia, vị Thiên ma suy nghĩ: “Hãy mang lợi đắc để cám dỗ Siddhatta”. Chúa Vasavatti đứng trên hư không nói với Bồ Tát rằng: “Mā nikkhama mahāvīra, ito te sattame dine. Dibbaṃ tu cakkaratanam, addhā pātu bhavissati.” (Đừng ra đi hỡi đấng Đại hùng, kể từ hôm nay sau 7 ngày, xe báu sẽ xuất hiện cho Ngài)

Và Chúa ma cám dỗ Bồ Tát rằng:
– Ngài sẽ trở thành vị vua Chuyển luân, Ngài sẽ thống trị cả 4 đại châu, mỗi đại châu có 500 tiểu đảo. Hỡi đấng Đại hùng, Ngài hãy quay trở về Hoàng cung đi.

Bồ Tát đưa mắt nhìn lên hư không trong khi thần mã Kaṇḍaka vẫn phi vun vút, Ngài hỏi:
– Người là ai?
– Ta là chúa chư thiên Vasavatti.
– Hỡi này Māra (ác ma), ta biết rõ giá trị của xe báu, nhưng ta không cần uy quyền thống trị thiên hạ.

Hỡi này Māra, kẻ xấu xa kia, ngươi hãy đi đi, ngươi không thể ngăn cản ta xuất gia. Ta sẽ trở thành bậc Vô thượng Chánh Giác, ta sẽ giúp thế gian thoát khỏi sự thống trị của quyền lực sinh tử.

Vị Chúa ma nghe Bồ Tát trả lời như thế, tức tối đe dọa rằng:
– Này Siddhatta, hãy nhớ lấy lời ngươi đấy. Ta sẽ cho ngươi biết rõ ta là ai, khi ngươi khởi lên suy nghĩ “tìm kiếm các dục lạc”(kāmavitakka), suy nghĩ “tìm cách trả hận”(vyāpādavitakka), hay suy nghĩ “hại người” (hiṃsavitakka). Ta sẽ luôn theo dõi ngươi đấy, này Siddhatta.

Và Thiên tử Vasavatti biến mất, kể từ đó ông luôn theo dõi Bồ Tát suốt 7 năm, với ý định sẽ “giết ngay tại chỗ” khi Bồ Tát khởi lên “một trong ba ý nghĩ trên”.

Vó ngựa Kaṇḍaka vẫn phi sải trong đêm dài thanh vắng, một ý nghĩ khởi lên trong tâm Bồ Tát: “Ta hãy nhìn kinh thành Kapilavatthu thân yêu lần cuối, trước khi ra đi xuất gia”.

Ngay khi ấy, chính nơi vừa khởi lên ý nghĩ này, chợt xoay tròn, như bánh xe của người thợ gốm, chư Thiên đã xoay kinh thành Kapilavatthu về phía trước cho Bồ Tát nhìn thấy, Ngài không cần phải xoay người hay quay ngựa trở lại. (Nơi ngựa Kaṇḍaka dừng chân, sau này được xây dựng một bảo tháp đánh dấu nơi dừng bước của Đấng Đại sĩ, bảo tháp có tên gọi là “Kaṇḍaka Nivattana”)

Khi nhìn thấy quê hương lần nữa rồi, Bồ Tát tiếp tục lên đường như một dũng tướng xuất chinh ra chiến trận. Chư thiên cùng Phạm thiêm rầm rộ tiễn chân Ngài, có trăm ngàn vị thiên nhân dẫn đường với 60 ngàn ngọn đuốc chư thiên thắp sáng, bên phải, bên trái và phía sau Ngài cũng có số lượng chư thiên tương tự.
Chư thiên cúng dường Đấng Đại sĩ vô số thiên hoa cùng hương chiên đàn, các thiên thần âm nhạc tấu lên những khúc oai hùng ca bằng năm loại nhạc khí, để cúng dường Bậc Đại Sĩ.

Ngựa Kaṇḍaka có thể đi vòng quanh trái đất vào sáng sớm rồi quay lại điểm ban đầu vào giữa trưa, nhưng vì hoa thiên, hương thơm … do chư thiên, Phạm thiên cúng dường dầy đặc đến tận bụng ngựa, nên ngựa Kaṇḍaka giảm tốc độ.

Trong đêm ấy, ngựa Kaṇḍaka vượt qua ba quốc độ là Sakya, Koliya và Mālla, với quãng đường là 30 do tuần. Vào rạng sáng Đấng Đại sĩ đến dòng sông Anomā.

Mỗi vó ngựa đều có bàn tay chư-thiên nâng đỡ, không phát ra tiếng động, nên không một ai hay biết, khi đến cửa thành thì liền có chư-thiên mở cửa cho ngựa Kaṇḍaka phi nhanh qua.

Đức Bồ-tát Siddhattha dùng thanh gươm báu cắt tóc

Đức-vua Bồ-tát Siddhattha ngự đi qua khỏi ba xứ: Xứ Sakya, xứ Koliya và xứ Malla khoảng 30 do tuần chỉ trong một đêm. Đến bờ sông Anoma, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha ra hiệu cho ngựa Kaṇḍaka bay sang bờ bên kia, rồi Ngài nhẹ nhàng xuống ngựa cởi các đồ trang phục đức-vua, rồi bảo Channa rằng:

– Này Channa! Trẫm sẽ xuất gia tại nơi đây, khanh hãy mang tất cả đồ trang phục nầy trở về hoàng cung, trình tâu cho Đức-Phụ-vương của Trẫm biết.

Đức-vua Bồ-tát Siddhattha dùng thanh gươm báu cắt tóc, chừa lại khoảng 2 lóng tay, tất cả những sợi tóc còn lại tự xoắn vòng xoáy theo khu ốc sang bên phải nằm sát trên da đầu và cạo sạch râu.

Chỉ một lần ấy thôi, từ đó về sau suốt cả cuộc đời của Đức-Phật, không còn phải cắt tóc, cạo râu nữa.

Sau khi cắt tóc xong, Đức-vua Bồ-tát cầm nắm tóc trên tay, phát nguyện rằng:

“Nếu ta trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì xin cho nắm tóc này ở trên hư không, còn như nếu ta không trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì nắm tóc này sẽ rơi xuống đất.”

Đức-Bồ-tát ném nắm tóc lên hư không. Thật là phi thường thay! Nắm tóc bay bỗng lên trên hư không khoảng một do tuần rồi đứng yên một chỗ.

Lúc ấy, Đức-vua Trời Sakka nhìn thấy bèn đem cái hộp bằng ngọc hiện xuống, cung kính đặt nắm tóc của Đức-vua Bồ-tát vào hộp, đem về tôn thờ ở ngôi tháp Cuḷamanī tại cõi Tam-thập-tam-thiên.

Khi ấy, vị Đại phạm-thiên Ghaṭikāra, là bạn thân cũ từ tiền-kiếp của Đức-vua Bồ-tát trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa, biết hôm nay Đức-vua Bồ-tát Siddhattha xuất gia, nên mang 8 thứ vật dụng của bậc Sa-môn là tam y, bình bát, dao cạo, kim chỉ, dây thắt lưng và đồ lọc nước đến kính dâng cúng dường Đức-vua Bồ-tát.

Đức-Bồ-tát Siddhattha mặc y vàng màu lõi mít, tượng trưng như lá cờ chiến thắng của bậc Thánh A-ra- hán, trở thành bậc xuất-gia, lúc Đức-Bồ-tát Chánh- Đẳng-Giác Siddhattha được 29 tuổi.

Đức-Bồ-Tát Thọ Giáo Pháp-Hành Thiền-Định

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha tìm đến vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta xin thọ giáo. Vị Đạo-sư hân hoan tiếp nhận Đức-Bồ-tát, rồi truyền dạy pháp-hành thiền-định.

Đức-Bồ-tát thực-hành pháp-hành thiền-định qua một thời gian không lâu, Đức-Bồ-tát chứng đắc được 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, và chứng đắc đến đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là: vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện- tâm (akiñcaññāyatanajjhānakusalacitta) ngang bằng với bậc thiền mà vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta đã chứng đắc.

Vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta tán dương ca tụng tài đức của Đức-Bồ-tát rằng:

– Này hiền-giả! Tôi đã chứng đắc bậc thiền vô-sắc- giới thiện-tâm nào, thì hiền-giả cũng chứng đắc được bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ấy. Hiền-giả chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nào, thì tôi cũng đã chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ấy.

– Này hiền-giả! Từ nay, hai chúng ta cùng làm Đạo- sư dạy dỗ nhóm đệ-tử này.

Đức-Bồ-tát suy xét rằng:

“Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là vô-sở-hữu- xứ-thiền thiện-tâm này sẽ cho quả tái-sinh lên cõi vô- sắc-giới phạm-thiên gọi là cõi Vô-sở-hữu-xứ-thiên, có tuổi thọ sống lâu đến 60.000 đại-kiếp, không phải là pháp dẫn đến sự nhàm chán ngũ-uẩn, không diệt tận tham-ái, không diệt tận được phiền-não, không chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, không giải thoát khổ sinh, lão, bệnh, tử, không giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.”

Đức-Bồ-tát Siddhattha không bằng lòng với sở đắc của mình, nên Đức-Bồ-tát xin từ giã vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta khả kính, để đi tìm pháp môn khác, hầu mong giải thoát khổ sinh, lão, bệnh, tử.

Sau khi từ giã vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta, Đức-Bồ-tát Siddhattha tìm đến vị Đạo-sư Udaka Rāmaputta xin thọ giáo. Vị Đạo-sư hân hoan tiếp nhận Đức-Bồ-tát, rồi truyền dạy pháp-hành thiền-định.

Đức-Bồ-tát thực-hành pháp-hành thiền-định qua một thời gian không lâu, Đức-Bồ-tát chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới và chứng đắc đến đệ tứ thiền vô-sắc-giới tột đỉnh gọi là: phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm (nevasaññānāsaññāyatanajjhānakusalacitta) là bậc thiền vô-sắc-giới tột đỉnh ngang bằng với bậc thiền mà vị Đạo-sư Udaka Rāmaputta đã chứng đắc.

Vị Đạo-sư tán dương ca tụng Đức-Bồ-tát rằng:

– Này hiền giả! Tôi đã chứng đắc bậc thiền vô-sắc- giới tột đỉnh nào, thì hiền-giả cũng chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới tột đỉnh ấy. Hiền-giả chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới tột đỉnh nào, tôi cũng đã chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới tột đỉnh ấy.

– Này hiền-giả! Tôi xin thỉnh hiền-giả làm Đạo-sư dạy dỗ nhóm đệ-tử này.

Đức-Bồ-tát suy xét rằng:

“Đệ tứ thiền vô-sắc-giới gọi là phi-tưởng-phi-phi- tưởng-xứ-thiền thiện-tâm này sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên gọi là cõi Phi-tưởng-phi- phi-tưởng-xứ-thiên, có tuổi thọ sống lâu đến 84.000 đại- kiếp, không phải là pháp dẫn đến sự nhàm chán ngũ- uẩn, không diệt tận được tham-ái, không diệt tận được phiền-não, không chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, không giải thoát khổ sinh, lão, bệnh, tử, không giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.”

Đức-Bồ-tát Siddhattha xin từ giã Đạo-sư Udaka Rāmaputta khả kính, để đi tìm pháp-môn khác, hầu mong giải thoát khổ sinh, lão, bệnh, tử.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch