Tôi nghe như vầy.
Một thời, Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ thọ, vườn Cấp cô độc, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.
Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ nói cho các ngươi nghe pháp vi diệu, có
nghĩa, có vị, thanh tịnh, đầy đủ phạm hạnh. Đó là pháp ba tụ. Các ngươi
hãy lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ. Ta sẽ nói”.”
Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, chú ý lắng nghe.
Phật nói:
“Tỳ-kheo, pháp ba tụ ấy là: một pháp dẫn đến ác thú; một pháp dẫn đến thiện thú; một pháp dẫn đến Niết-bàn.
“Thế nào là một pháp dẫn đến ác thú? Không có nhân từ, ôm lòng độc hại. Đó là một pháp dẫn đến ác thú.
“Thế nào là một pháp dẫn đến thiện thú? Không đem ác tâm gia hại chúng sanh. Đó là một pháp dẫn đến thiện thú.
“Thế nào là một pháp dẫn đến Niết-bàn? Thường tinh cần tu niệm xứ về thân. Đó là một pháp dẫn đến Niết-bàn.
“Lại có hai pháp thú hướng ác thú. Lại có hai pháp thú hướng thiện thú. Lại có hai pháp thú hướng Niết-bàn.
“Thế nào là hai pháp dẫn đến ác thú? Hủy giới và phá kiến.
“Thế nào là hai pháp dẫn đến thiện thú? Có đủ giới và có đủ kiến.
“Thế nào là hai pháp dẫn đến Niết-bàn? Là chỉ và quán.
“Lại có ba pháp thú hướng ác thú; ba pháp thú hướng thiện thú; ba pháp thú hướng Niết-bàn.,
“Thế nào là ba pháp hướng đến ác thú? Ba bất thiện căn: tham bất thiện căn, nhuế bất thiện căn, si bất thiện căn.
“Thế nào là ba pháp dẫn đến thiện thú? Ba thiện căn: vô tham thiện căn, vô nhuế thiện căn,. vVô si thiện căn.
“Thế nào là ba pháp dẫn đến Niết-bàn? Ba tam muộitam-muội: Không tam
muộitam-muội, Vô tướng tam muộitam-muội, Vô tác tam muộitam-muội.
“Lại có bốn pháp dẫn đến ác thú; bốn pháp dẫn đến thiện thú; bốn pháp thú hướng Niết-bàn.
“Thế nào là bốn pháp thú hướng ác thú? Lời nói thiên vị, lời nói thù hận, lời nói sợ hãi, lời nói ngu si.
“Thế nào là bốn pháp dẫn đến thiện thú? Lời nói không thiên vị, lời
nói không thù hận, lờòi nói không sợ hãi, lời nói không ngu si.
“Thế nào là bốn pháp dẫn đến Niết-bàn? Bốn niệm xứ: thân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứ, pháp niệm xứ.
“Lại có năm pháp dẫn đến ác thú; năm pháp dẫn đến thiện thú; năm pháp dẫn đến Niết-bàn.
“Thế nào là năm pháp dẫn đến ác thú? Phá năm giới: giết, trộm, dâm dật, nói dối, uống rượu.
“Thế nào là năm pháp dẫn đến thiện thú? Thọ trì năm giới: không giết, không trộm, không dâm dật, không dối, không uống rượu.
“Thế nào là năm pháp dẫn đến Niết-bàn? Năm căn: tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
“Lại có sáu pháp dẫn đến ác thú; sáu pháp dẫn đến thiện thú; sáu pháp thú hướng Niết-bàn.?
“Thế nào là sáu pháp dẫn đến ác thú? Sáu bất kính: không kính Phật,
không kính Pháp, không kính Tăng, không kính giới, không kính định,
không kính cha mẹ.
“Thế nào là sáu pháp dẫn đến thiện thú? Kính Phật, kính Pháp, kính Tăng, kính giới, kính định, kính cha mẹ.
“Thế nào là sáu pháp dẫn đến Niết-bàn? Sáu tư niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm thiên.
“Lại có bảy pháp dẫn đến ác thú; bảy pháp dẫn đến thiện thú; bảy pháp dẫn đến Niết-bàn.
“Thế nào là bảy pháp dẫn đến ác thú? Giết, trộm, dâm dật, nói dối, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói thêu dệt.
“Thế nào là bảy pháp dẫn đến thiện thú? Không giết, không trộm, không
dâm dật, không nói dối, không nói hai lưỡi, không ác khẩu, không nói
thêu dệt.
“Thế nào là bảy pháp dẫn đến Niết-bàn? Bảy giác ý: niệm giác ý, trạch
pháp giác ý, tinh tấn giác ý, khinh an giác ý, định giác ý, hỷ giác ý,
xả giác ý.
“Lại có tám pháp dẫn đến ác thú; tám pháp dẫn đến thiện thú; tám pháp dẫn đến Niết-bàn.
“Thế nào là tám pháp dẫn đến ác thú? Tám tà hạnh: tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định.
“Thế nào là tám pháp dẫn đến thiện thú? Thế gian chánh kiến, chánh tư
duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm,
chánh định.
“Thế nào là tám pháp dẫn đến Niết-bàn? Tám hiền thánh đạo: chánh
kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn,
chánh niệm, chánh định.
“Lại có chín pháp dẫn đến ác thú; chín pháp dẫn đến thiện thú; chín pháp dẫn đến Niết-bàn.
“Thế nào là chín pháp dẫn đến ác thú? Chín ưu não: Có người xâm não
ta; nó đã xâm não, đang xâm não, sẽ xâm não. Có người xâm não cái ta
yêu; nó đã xâm não, đang xâm não, sẽ xâm não. Có người yêu kính cái ta
ghét; nó đã yêu kính, đang yêu kính, sẽ yêu kính.
“Thế nào là chín pháp dẫn đến thiện thú? Có người xâm não ta, ích gì
mà ta sanh não; đã không sanh não, đang không sanh não, sẽ không sanh
não. Có người xâm não cái ta yêu, ích gì ta sanh não; đã không sanh não,
đang không sanh não, sẽ không sanh não. Có người yêu kính cái ta ghét,
ích gì ta sanh não; đã không sanh não, đang không sanh não, sẽ không
sanh não.
“Thế nào là chín pháp dẫn đến Niết-bàn? Chín thiện pháp: Hỷ, Ái, Duyệt, Lạc, Định, Thật tri, Trừ xả, Vô dục, Giải thoát.
“Lại có mười pháp dẫn đến ác thú; mười pháp dẫn đến thiện thú; mười pháp dẫn đến Niết-bàn.
“Thế nào là mười pháp dẫn đến ác thú? Mười bất thiện: thân với giết,
trộm, tà dâm; khẩu với nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt; ý với tham
lam, tật đố, tà kiến.
“Thế nào là mười pháp dẫn đến thiện thú? Mười thiện hành: thân với
không giết, không trộm, không tà dâm; khẩu với không nói dối, không hai
lưỡi, không ác khẩu, không thêu dệt; ý với không tham lam, không tật đố,
không tà kiến.
“Thế nào là mười pháp dẫn đến Niết-bàn? Mười trực đạo: chánh kiến,
chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh
niệm, chánh định, chánh giải thoát, chánh trí.
“Này các Tỳ-kheo, mười pháp như vậy đưa đến Niết-bàn. Đó là chánh
pháp vi diệu gồm ba tụ. Ta, Như Lai, đã làm đầy đủ những điều cần làm
cho đệ tử, vì nghĩ đến các ngươi nên chi bày lối đi. Các ngươi cũng phải
tự lo cho thân mình, hãy ở nơi thanh vắng, dưới gốc cây mà tư duy, chớ
lười biếng. Nay không gắng sức, sau hối không ích gì”.”
Các Tỳ-kheo sau khi nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-