[34] Chương XIII
Tương Ưng Thiền
-ooOoo-
I. Thiền Ðịnh Thiền Chứng (Tạp
31, Ðại 2,222c) (S,iii,263)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu
Thiền này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền,
thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không
thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền,
thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng không
thiện xảo về Thiền định trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền,
không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không
thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền,
thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo
về Thiền chứng trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền,
thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, và cũng thiện
xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy,
vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối
diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái, được sữa;
từ sữa được lạc; từ lạc được sanh tô; từ sanh tô được thục tô; từ
thục tô được đề hồ. Ðề hồ này được gọi là tối tôn. Cũng
vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về Thiền định
trong Thiền định và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong
Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối
thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
II. Chỉ Trú (S.iii,264)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có bốn vị tu
Thiền này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền,
thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không
thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền,
thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo
về Thiền định trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền,
không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không
thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền,
thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, và cũng thiện
xảo về chỉ trú trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền,
thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo
về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là
vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái nên có sữa;
từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô có
đề hồ. Ðề hồ được gọi là tối tôn.
10) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền
thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo
về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là
vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.
III. Xuất Khởi (Vutthàna)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về xuất
khởi" cho "thiện xảo về chỉ trú ").
IV. Thuần Thục (Kallavà)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về
thuần thục" cho "thiện xảo về xuất khởi").
V. Sở Duyên (Arammana)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về sở
duyên").
VI. Hành Cảnh (Gocara)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về hành
cảnh").
VII. Sở Nguyện (Abhinnara)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về sở
nguyện").
VIII. Thận Trọng (Sakkaccakàrii)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về thận
trọng").
IX. Kiên Trì (Sàtacca)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về kiên
trì").
X. Thích ứng (Sappàyam)
(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về
thích ứng").
XI. Chỉ Trú Trong Thiền Chứng (S.iii,269)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Có bốn hạng tu Thiền này, này các Tỷ-kheo.
Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng
không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không
thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định,
cũng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, và cũng
thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, người tu Thiền
thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định và cũng thiện
xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu
Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, tối thượng, tối
diệu.
XII. Xuất Khởi Từ Thiền Chứng
((Như kinh trên, chỉ thế "thiện xảo về
xuất khởi" thay cho "thiện xảo về chỉ trú").
XIII. Thuần Thục Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo
về thuần thục").
XIV. Sở Duyên Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo
về sở duyên").
XV. Hành Cảnh Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo
về hành cảnh").
XVI. Sở Nguyện Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo
về sở nguyện").
XVII. Thận Trọng Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo
về thận trọng").
XVIII. Kiên Trì Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo
về kiên trì").
XIX. Thích ứng Trong Thiền Chứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo
về thích ứng").
XX. Chỉ Trú - Xuất Khởi ( S.iii,272)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Có bốn hạng tu Thiền này, này các Tỷ-kheo.
Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không
thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, nhưng không
thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, cũng không
thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, và cũng
thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
8-9) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền
thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định và cũng thiện xảo
về xuất khởi trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu
Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, bậc tối thượng,
tối diệu.
XXI - XXVII. Thuần Thục Cho Ðến Thích ứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thuần thục, sở
duyên, hành cảnh, sở nguyện, thận trọng, kiên trì, thích ứng trong chỉ
trú").
XXVIII. Xuất Khởi - Thuần Thục (S.iii,272)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Có bốn hạng người tu Thiền này, này các
Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, nhưng không
thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng không
thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, cũng
không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, và cũng
thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
8-9) Tại đây, vị tu Thiền thiện xảo về xuất
khởi trong Thiền định và cũng thiện xảo về thuần thục trong
Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là tối tôn, tối thắng,
là bậc thượng thủ, tối thượng và tối diệu.
XXIX - XXXIV. Sở Duyên - Thích ứng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "sở duyên" ...
cho đến "thích ứng").
XXXV. Thuần Thục - Sở Duyên
1-4) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Có bốn hạng người tu Thiền này, này các
Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền,
thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng không thiện
xảo về sở duyên trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng không
thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, cũng
không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, và cũng
thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền
thiện xảo về thuần thục trong Thiền định và cũng thiện xảo
về sở duyên trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu
Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là vị tối thượng,
tối diệu.
XXXVI - XL. Thuần Thục (S.iii,275)
(Vị ấy thiện xảo về thuần thục trong Thiền
định, nhưng (a) không thiện xảo về hành cảnh... (b) không thiện
xảo về sở nguyện, (c) không thiện xảo về thận trọng, (d)
không thiện xảo về kiên trì, (e) không thiện xảo về thích
ứng).
XLI. Sở Duyên - Hành Cảnh
1-7) Nhân duyên ở Sàvatthi...
... thiện xảo về sở duyên trong Thiền định,
nhưng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định,
nhưng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.
... không thiện xảo về sở duyên trong Thiền
định, cũng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
... thiện xảo về sở duyên trong Thiền định,
cũng thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.
XL.II-XL.V. Sở Duyên
... vị ấy thiện xảo về sở duyên trong Thiền
định, nhưng (a) không thiện xảo về sở nguyện, (b) không thiện
xảo về thận trọng, (c) không thiện xảo về kiên trì, (d) không
thiện xảo về thích ứng.
XL.VI. Hành Cảnh - Sở Nguyện
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định,
nhưng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.. ..
thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng không thiện
xảo về hành cảnh trong Thiền định.. .. không thiện xảo về hành
cảnh trong Thiền định, và cũng không thiện xảo về sở nguyện
trong Thiền định.
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định
và cũng thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.
XLVII-XLIX. Hành Cảnh
... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định,
nhưng (a) không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, (b)
không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, (c) không thiện
xảo về thích ứng trong Thiền định.
L. Sỏ Nguyện - Thận Trọng
1-7) Nhân duyên ở Sàvatthi...
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền
định, nhưng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền
định, nhưng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.
... không thiện xảo về sở nguyện trong
Thiền định, và cũng không thiện xảo về thận trọng trong
Thiền định.
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền
định và cũng thiện xảo về thận trong trong Thiền định.
LI-LII. Sở Nguyện Và Kiên Trì
... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền
định, nhưng (a) không thiện xảo về kiên trì, và (b) không thiện
xảo về thích ứng.
LIII. Thận Trọng Và Kiên Trì
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền
định, nhưng không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.. ..
thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, nhưng không thiện xảo
về thận trọng trong Thiền định.
... không thiện xảo về thận trọng trong
Thiền định, và cũng thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
... thiện xảo về thận trọng trong Thiền
định và cũng thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
LIV. Kiên Trì Và Thích ứng (S.iii,277)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu Thiền
này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, nhưng không
thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về thích ứng trong Thiền định, nhưng không
thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định và cũng
không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu
Thiền, thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, và cũng
thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, người tu Thiền
thiện xảo về kiên trì trong Thiền định và cũng thiện xảo
về thích ứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, người tu
Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là tối thượng và
tối diệu.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái, có được
sữa; từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô
có đề hồ. Và đề hồ được xem là tối tôn.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền này đối
với bốn vị tu Thiền ấy, vị này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng
thủ, là tối thượng, và tối diệu.
10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy
hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
(Như vậy có 55 câu trả lời vắn tắt cần phải giải
thích cho rộng)