Mỗi người do có thói quen khác nhau mà có sự khác biệt về mức độ thông minh, sự suy nghĩ v.v…cho nên chúng ta phải thường đặt mình vào vị trí suy nghĩ của người khác, nếu không thì sẽ cứ mãi tính toán thiệt hơn, không chỉ bản thân mình bị phiền não đau khổ mà còn đưa đến phiền não và đau khổ cho người khác nữa.
Một người quy y học Phật mà có quá nhiều phiền não thì việc cảm hóa người khác đã không có tác dụng mà đối với mình lại không làm sao để an trụ thân tâm. Có một vài người sẽ cho rằng, việc tu hành vốn dĩ là để sửa đổi hành vi thói xấu của mình, Phật pháp hay như vậy thì làm sao mà tu để bị phiền não đầy dẫy cho được?
Chỉ vì do chúng ta chưa chứng thành quả Phật, cho nên còn có phiền não, đây là tập khí xưa nay vốn có của chúng sanh; tùy theo tuổi tác cao mà con người sẽ có sự trắc trở hoặc sự xung đột giữa thân tâm nhiều hơn. Nếu như chúng ta có thể điều phục mình, tha thứ cho người bằng tâm hổ thẹn sám hối và tâm từ bi thì trạng thái buồn phiền sẽ dần mất đi, tâm cũng sẽ an định lại.
Pháp sư Thánh Nghiêm
Dịch lời: Tỳ kheo Thích Minh Kiết