Phật pháp ứng dụng
Phật dạy trách nhiệm Thầy dạy học trò
Thích Đạt Ma Phổ Giác
20/04/2017 20:29 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Dạy cho học trò nắm vững nghề nghiệp đến mức thuần thục. Người thầy có nhiệm vụ hướng dẫn cho người học sau khi thành thạo chuyên môn, phải có ý thức thăng tiến trong lĩnh vực chuyên môn nào đó mà bản thân họ được đào tạo. Tính chuyên môn cao sẽ tạo ra tính bền vững, phát triễn lâu dài trong nghề nghiệp.

- Giáo lý nhà Phật và đạo lý làm người đều tán dương mối liên hệ thầy trò qua sự biết ơn, để mỗi người chúng ta hình thành nhân cách sống. Mỗi con người hiện hữu ở đời đều do cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, nhưng sự trưởng thành, lớn khôn, hòa nhập vào cộng đồng xã hội để làm thành cho nhau đều nhờ công ơn giáo dưỡng của thầy, tổ.

- Thầy phải gánh vác trách nhiệm thiêng liêng trong việc đào tạo cho gia đình và xã hội những mẫu người hoàn thiện về tri thức, tài năng, đạo đức và nhân cách sống ở học trò. Nhằm mục đích khơi dậy những phẩm chất cao quý và khả năng sáng tạo của thế hệ trẻ trong tương lai, để góp phần làm cho đất nước văn minh, giàu mạnh và an lạc xã hội.

- Để tình nghĩa thầy trò được gắn bó, thân thương và trong sáng, nhằm đem lại hoa trái tốt đẹp làm lợi ích cho cuộc đời, thì đòi hỏi tâm ý người dạy cũng như kẻ học, phải thực sự có tình thương yêu chân thật.

- Rèn luyện cho học trò theo những đức tính mà mình có. Người thầy ngoài việc chỉ dạy kiến thức, mà còn hướng dẫn về đạo làm người, truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc Việt Nam, được đất nước ta quan tâm, khích lệ. Một người thầy chuẩn mực đạo đức đều phải có cái tâm chân thật. Cái tâm của người thầy chính là thể hiện nhân cách sống đạo đức, thấm nhuần đạo lý nhân quả qua sự chỉ dạy cho học trò vì lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội.

- Dạy cho học trò khéo giữ gìn thân miệng ý và nhớ kỹ những điều cần thiết để làm hành trang trong cuộc sống.

- Dạy cho học trò nắm vững nghề nghiệp đến mức thuần thục. Người thầy có nhiệm vụ hướng dẫn cho người học sau khi thành thạo chuyên môn, phải có ý thức thăng tiến trong lĩnh vực chuyên môn nào đó mà bản thân họ được đào tạo. Tính chuyên môn cao sẽ tạo ra tính bền vững, phát triễn lâu dài trong nghề nghiệp.

- Khen học trò đối với bạn bè quen biết. Sự thành công của người học trò sẽ là niềm khích lệ lớn lao đối với người thầy, vị thầy sẽ biết cách tán dương khen ngợi đúng lúc, để động viên an ủi người học trò của mình, đạt được mục đích cao quý.

- Một người thầy có hiểu biết và trách nhiệm, luôn có kỹ năng huấn luyện nghề nghiệp cho học trò của mình giỏi trên mọi lãnh vực cuộc sống. Người thầy phải kích thích tính ham hiểu biết, học hỏi, nghiên cứu của học trò bằng sự chỉ dạy khéo léo, nhằm giúp học trò đủ sức thừa kế.

-Trong các mối quan hệ cuộc sống thì mối quan hệ giữa thầy và đệ tử, có một vai trò quan trọng nhằm mở mang kiến thức hiểu biết, nâng cao trình độ nhận thức, để sống có nhân cách đạo đức với mọi người. Do đó, người thầy trở thành bậc mô phạm giữa đời, là tấm gương sáng để người học trò học hỏi và ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày.

Điều 77-Người thầy ngoài trách nhiệm trao truyền kiến thức đến người học trò mà còn chỉ dạy họ biết thực hành qua ý nghĩ, lời nói và hành động tốt đẹp. Đây chính là bước đi đầu tiên mà người học trò cần rèn luyện để trưởng thành với những đức tính tốt đẹp, đức Phật là vị thầy mô phạm ở đời, giúp cho nhân loại biết cách làm chủ bản thân.

-Trong kinh Phật dạy về cách ứng xử giữa thầy và trò qua năm điều thờ kính, phụng dưỡng thầy. Năm điều đó là gì? Một là khéo cung kính vâng lời. Hai là khéo chăm sóc giúp đỡ, hầu hạ thầy mỗi khi cần thiết. Ba là hăng hái nhiệt tình. Bốn là nghề nghiệp giỏi. Năm là hay thờ kính thầy.

Điều 79-Người học trò phải luôn một mực kính trọng người thầy của mình và biết lắng nghe lời thầy chỉ dạy. Người học trò cần phải học tập theo tấm gương đạo đức của thầy, cố gắng rèn luyện trau dồi, nhân cách sống cho phù hợp với đạo lý làm người.

Điều 80-Việc trao truyền tri thức và đạo lý cho thế hệ kế thừa là trách nhiệm của thầy phải biết hướng dẫn đệ tử có nghề nghiệp vững chắc, sống có hiểu biết chân chính để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Quan trọng nhất, người thầy phải biết rõ khả năng của từng học trò để dạy dỗ. Chính vì vậy, mỗi ý nghĩ, lời nói và hành động của thầy đều là bài học thiết thực về thân giáo, giúp học trò dễ dàng sự nghiệp trí tuệ đạo đức của thầy.

- Người thầy có tâm và trách nhiệm thì sau khi dạy dỗ học trò thành tài, cần phải giới thiệu chỗ làm tốt và mở mang phát triển cơ sở mới. Một mặt để học trò có cơ hội trả ơn bằng cách dấn thân và đóng góp sự nghiệp trồng người được hoàn thiện về mọi mặt. Nhất là, khi phát hiện được tài năng của học trò, vị thầy cần gửi học trò đến các bậc thiện tri thức để tham học và được đào tạo thành các bậc hiền tài đức độ. Được như vậy, vị thầy mới làm tròn trách nhiệm của mình trong sự nghiệp trồng người cả hai mặt phước đức vẹn toàn.



Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch