HỌC ĐẠO CỦA THÁNH NHÂN
Pháp
sư: HT. TỊNH KHÔNG
Biên
dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên
tập: PT. Giác Minh Duyên
Giảng
tại Tịnh tông học hội, Úc Châu
Thực
trạng của việc tu học
Người
tu hành chuyên nhất niệm Phật có thể sâu sắc
thể hội rằng thế gian này sẽ có tai nạn nghiêm
trọng. Đó không phải dự ngôn cũng không phải
thần thông, mà là những tin tức đăng tải hàng
ngày trên báo chí, tương ứng với câu trong nhà
Phật “tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”.
Vừa
qua, Thiên Chúa giáo đến mời chúng tôi giảng
Mai Quế kinh. Trung tâm tư tưởng của Cơ Đốc
giáo chính là cái chết của Giêsu phục sinh sau
khi bị đóng đinh trên thập tự, mang đến cho họ
niềm tin và tín ngưỡng. Rõ ràng tử sinh là
việc lớn, không chỉ đối với nhà Phật mà cổ
thánh tiên hiền đều xem trọng. Tử sinh không
ám chỉ thân thể vật lý này. Giêsu phục sinh,
lẽ nào tương lai thật, có thể từ dưới mồ bò
lên, sống lại? Hoàn toàn phi lý. Phục sinh có
nghĩa là phục sinh của cảnh giới. Phật pháp
nói, chúng ta trong sáu đường, rời khỏi sáu
cõi thì sáu cõi chết. Pháp giới bốn thánh sống
và pháp giới nhất chân sống, thế nên bốn thánh
sáu cõi, pháp giới nhất chân do đâu mà ra? Sáu
cõi do vọng tưởng phân biệt chấp trước mà ra.
Vọng tưởng chính là căn bản vô minh, phân biệt
là trần sa phiền não, chấp trước là kiến tư
phiền não. Đoạn diệt được kiến tư phiền não
thì chẳng phải nó đã chết?, khi đó chúng ta
liền được phục sinh. Được phục sinh thì sáu
cõi cũng không còn, vì chúng ta sống ở pháp
giới bốn thánh, cao hơn trong mười pháp giới.
Sau
đó lại đoạn diệt phân biệt, không những thế,
xuất thế gian đều không chấp trước, ý niệm
phân biệt cũng không, vậy thì pháp giới bốn
thánh cũng diệt. Sống ở pháp giới nhất chân,
đến khi ở trong pháp giới nhất chân phá hết 41
phẩm vô minh chúng ta mới chân thật được phục
sinh. Phục sinh đó là gì? Là chứng được quả
địa cứu cánh của Như Lai, tâm tánh hoàn toàn
được hồi phục, không phải phục sinh là trở lại
thế gian này để làm người. Từ cảnh giới cao
khi vào trong cảnh giới thấp thì được đại tự
tại. Bất cứ không gian duy thứ khác nhau nào,
chúng ta thảy đều có thể đột phá, muốn hiện
thân ở nơi nào thì liền hiện thân nơi đó. Phẩm
Phổ Môn, Bồ Tát Quán Thế Âm nêu ra ví du “đáng
dùng thân gì để độ thì liền hiện thân đó để độ”.
Tự tại đó chính là tùy tâm ứng lượng, “tùy
chúng sinh tâm ứng sở chi lượng” còn gọi
là thừa nguyện tái lai. Họ không tạo nghiệp
cũng không có quả báo, không tạo nghiệp là
nhân, không có quả báo là quả. Chúng ta tạo
thiện nghiệp thì có thiện báo, thiện báo của
ba đường thiện. Còn tạo ác nghiệp thì khổ báo
của ba đường ác. Thế xuất thế gian pháp đều
không thể rời khỏi nhân quả. Thánh nhân không
mê nhân quả, không có nghĩa là không có nhân
quả.
Phương thức hành trì
Chúng
ta học Phật phải tu gì? Tất cả không ngoài
đoạn ác tu thiện, buông bỏ vọng tưởng phân
biệt chấp trước vốn đời đời kiếp kiếp từ vô
lượng đến nay đã hại chúng ta. Ngày nay chúng
ta giác ngộ, không còn vì chính mình mà mỗi
niệm vì chúng sinh, vì hòa bình an định của
toàn thế giới. Tâm thanh tịnh, đại công vô tư,
nếu còn có một niệm vì bản thân thì tâm tư này
chính là tâm luân hồi. Không đoạn dứt tâm luân
hồi, cái bất sinh bất diệt mãi mãi không thể
đạt đến được.
Chúng
ta may mắn sinh vào thời đại này, có cơ duyên
đoạn diệt tâm luân hồi. Nếu sinh vào thời thái
bình thịnh thế, chúng ta ắt sẽ xem thường việc
liễu thoát sinh tử, việc này gọi là “nghịch
tăng thượng duyên”, bức chúng ta phải lo
gấp, phải chân thật dụng công, chân thật nỗ
lực sao cho trong thời gian rất ngắn đạt được
thành tựu thù thắng. Các hành giả tu tập trên
núi sống rất hoan hỉ, hòa thuận lẫn nhau, mỗi
ngày đều lên lớp, đọc sách chăm chỉ, vì tinh
thần của họ có chỗ nương về, không có cơ hội
khởi vọng tưởng. Tâm định, sau khi định thì
được an, sau khi an thì được lự. Lự chính là
khai trí tuệ, thành tựu giới - định - huệ tam
học.
Tuổi
tác chúng tôi đã cao, việc cần thiết phải làm
ở cuối đời chính là bồi dưỡng học trò. Học trò
không nhất thiết phải nghe, chúng tôi có muốn
dạy cũng không thể dạy được, vì đạo của sư
chất đòi hỏi đôi bên phải có lòng tin tuyệt
đối, không chút hoài nghi. Những người xuất
gia trẻ tuổi ở Toowooba đã theo chúng tôi mười
mấy năm, họ tương đối chất phác, đều tin tưởng
những gì chúng tôi truyền dạy. Ngoài việc đọc
sách tu dưỡng phẩm đức, chúng tôi không đặt
nặng những thứ khác. Đã là người xuất gia,
chúng ta phải chân thật làm người xuất gia,
danh đúng ngôn thật, như thế mới không có lỗi
với Phật Bồ Tát, với sự cúng dường của đàn na
tín thí. Cần phải thông làu kinh điển, mỗi
người đều có thể giảng, thể hội, thực hành.
Hai mươi bốn giờ đồng hồ còn không đủ dùng,
huống hồ khởi vọng tưởng.
Chuyên
tâm đọc sách, học tập, quyết không lãng phí,
đặt mục tiêu là làm Phật, làm Thánh, làm Hiền.
Người thời xưa mỗi ngày nằm mộng mong cầu,
ngày nay chúng ta được đầy đủ sung túc hơn mà
không biết tận dụng, cơ hội ngàn năm một thuở,
không phải lo ăn mặc ở, không phải hóa duyên,
phan duyên với người. Giáo học trên núi của
chúng tôi là giảng kinh Hoa Nghiêm liên tục,
sau đó nhờ vào đường truyền internet đưa bài
giảng đến các trường đại học, các đạo tràng
khắp nơi trên thế giới. Việc thi cử, giải đáp
đều dùng đường truyền. Sau khi đã nâng cao,
chúng tôi thành lập nghiên cứu sở đa nguyên
văn hóa đào tạo nghiên cứu sinh có năng lực,
lấy học vị của trường. Hoàn cảnh tu học thù
thắng có được do chư Phật Bồ Tát gia trì, được
quán trưởng Hàn bảo hộ, cảm ứng đích thực
không thể nghĩ bàn.
Con
trai của Thái cư sĩ, mới năm tuổi, được Dương
lão sư dạy học trên núi, không những có thể
học thuộc lòng Đệ tử Qui mà còn hiểu tường tận
và thực hành. Chúng tôi cũng đã mở lớp cho các
bạn nhỏ tiếp nhận giáo dục của thánh hiền, đem
lời giáo huấn của cổ thánh tiên hiền mà yêu
cầu các bạn nhỏ phải học thuộc lòng, giảng
giải nghĩa. Người lớn cần phối hợp cùng con
cái hỗ trợ nhau học tập. Có lần nhìn thấy bọn
trẻ gọi mẹ, mẹ chúng lập tức trả lời và vội vã
đi đến, Dương lão sư đã lập tức ngăn lại nói “cha
mẹ gọi, chớ chậm trễ’, không thể đảo
lộn trật tự này được, thói quen này không nên
dưỡng thành”. Cho nên người lớn trẻ nhỏ
thảy đều phải học, học qui củ, ngăn nắp.
Trên
núi chúng tôi ở thuần một bầu không khí hoan
hỉ. Những năm tháng cuối đời không còn nhiều,
nên chúng tôi toàn tâm toàn lực xúc tiến việc
định đặt một nền tảng để người sau cố gắng nỗ
lực tiếp bước, đem Phật cùng Nho phát dương
quang đại, sau đó đem công đức này cầu sinh
Tịnh Độ.
Đạo
của thánh nhân không gì khác hơn chính là học.
Khổng lão phu tử cảm thán rằng, ngay trong một
đời nghĩ tưởng, nghĩ đến sau cùng, khi tổng
kết lại thì không gì bằng học, cho nên ông nói
“sống đến già, học đến già”. Trong Phật
pháp, học là quan trọng nhất, từ sơ phát tâm
thẳng đến Như Lai địa, mỗi ngày học tập, dũng
mãnh tinh tấn, chăm chỉ nỗ lực. Sau khi thành
Phật vẫn chăm chỉ học tập làm gương cho người
khác. Cũng như khi làm cha mẹ vẫn phải học tập
để con cái xem, thầy giáo ngày ngày vẫn học
tập để học trò xem, nhà Phật gọi là “Giáo
hóa Tam luân”. Lời nói cùng thân thể biểu
hiện ý niệm, mỗi niệm vì tất cả chúng sinh làm
gương mẫu, “học để làm thầy, làm để mô phạm”,
vĩnh viễn không ngơi nghỉ. Đây là thánh đạo,
chúng ta có duyên sâu, có cơ hội tu học, hãy
nỗ lực tinh tấn rồi đem ra thực tập diễn giảng
cho các thế hệ sau này.