Người tu sĩ
Sư thầy hài hước chiếm cảm tình cư dân mạng
Nguyễn Thảo
28/06/2012 14:51 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hiện đại khi dùng blog giảng đạo, hài hước trước những tình huống khó xử, luôn suy nghĩ tích cực... là những lý do khiến một sư thầy ở Trung Quốc nhận được ngưỡng mộ và quan tâm của cộng đồng mạng.

20120626173529_suthay.jpg

Những hình ảnh sư thầy Yancan bị đám khỉ quấy rối nhưng vẫn bình tĩnh tiếp tục bài nói của mình

Hài hước và tích cực
    
Giống như tất cả những tu sĩ Phật giáo khác, sư thầy Yancan dành hầu hết thời gian của mình để tìm kiếm sự giác ngộ.

Nhưng không giống như các vị sư khác, đôi khi ông thức tới nửa đêm để dùng Weibo – một trang blog nổi tiếng ở Trung Quốc – để truyền bá những lời răn dạy của đạo Phật tới hàng triệu tín đồ.

Sư thầy Yancan là trụ trì của chùa Shuiyue, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Trong hơn 20 năm, ông truyền bá những kiến thức, đạo lý của đạo Phật thông qua những bài thuyết giảng, nhưng giờ đây sức mạnh Internet đã giúp ông có một phương tiện mới để truyền đạo một cách thông minh.
    
Lần đầu tiên sư thầy Yancan thu hút sự quan tâm của dư luận là vào tuần trước khi một video quay cảnh ông đang bị làm phiền bởi những con khỉ gần núi E’Mei – một địa điểm Phật giáo linh thiêng – được đăng tải trên Internet.

Thay vì tức giận với đám khỉ đang quấy rối mình, ông đã sáng tác và đọc ngay một bài thơ về chúng. Sự bình tĩnh của ông đã thu hút sự tò mò của cư dân mạng.

Chưa dừng lại ở đó, đám khỉ còn xé toạc quần áo, rồi leo lên vai, lên mặt ông nhưng sư thầy vẫn mỉm cười và nói một cách hài hước: “Được lên truyền hình không phải dễ đâu! Tại sao các bạn lại cứ quấy rầy tôi vậy?”. Ông tiếp tục mắng chúng với thái độ rất vui vẻ: “Các bạn đang nhầm tôi với Đường Tăng rồi! Nếu thấy nhớ thầy mình thì các bạn có thể trở về thời nhà Đường và làm ơn để tôi yên”.

Sự ngưỡng mộ và những tranh cãi

Sư thầy Yancan đã nhanh chóng thu hút được một lượng người hâm mộ lớn trên trang Sina Weibo. Những bài viết về đạo Phật của ông được chuyển tiếp hàng nghìn lần kể từ khi video này xuất hiện, giúp ông truyền bá được những suy nghĩ của mình về Phật giáo tới nhiều đối tượng hơn.

“Tôi chỉ hi vọng sẽ khơi dậy những thái độ tích cực trên trang web này – nơi mà mọi người trút tức giận và than thở quá nhiều” – sư thầy này chia sẻ.

Ông đã có hơn 11.000 bài viết kể từ khi có tài khoản trên trang web này cách đây 2 năm. Hầu hết bài viết của sư thầy Yancan phản ánh những vấn đề chung của cuộc sống, từ việc làm thế nào để tránh những đau buồn tới việc đối mặt với kì thi đại học như thế nào.

Trong loạt bài gần đây, ông đã viết và quay những thước phim nhằm ca ngợi cuộc sống.

“Cuộc sống truyền cảm hứng cho tôi, sau đó tôi viết ra những điều mình nghĩ” – sư thầy Yancan nói.

Cách tiếp cận tích cực của ông khác hoàn toàn với những biểu hiện giận dữ phổ biến trên trang Sina Weibo và các trang mạng xã hội khác. Đặc biệt, thái độ hài hước và thoải mái của ông đã thu hút được dư luận.

“Bản thân cuộc sống đã quá tiêu cực, vì vậy tôi cố gắng hết sức để không như vậy”.

Mới đây, sư thầy Yancan đã có một cuộc phỏng vấn trực tuyến trên trang Weibo. Ông mời các cư dân mạng đặt câu hỏi về cuộc sống và công việc của ông. Ông đã nhận được khoảng 3.000 câu hỏi, và nhiều câu được ông trả lời với thái độ rất hài hước, dí dỏm.

Ông Liu Xiaoying – giảng viên ĐH Truyền thông Trung Quốc cho rằng sự nổi tiếng của sư thầy Yancan xuất phát từ thực tế là sự tự do của Internet đã cho phép nhiều người bàn luận về cuộc sống một cách cởi mở, trong đó có cả các môn đồ tôn giáo.

Hengzhuang – một đệ tử của sư thầy Yancan cho biết vị sư này đã nhận được rất nhiều lời mời phỏng vấn, trong đó có cả lời đề nghị của 40 nhà xuất bản kể từ khi video được đăng tải.

Bên cạnh khiếu hài hước trời cho, sư thầy Yancan còn được đánh giá là rất am hiểu Phật giáo. Ông giải thích về đạo Phật bằng những ngôn từ rất đơn giản, khiến nó dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn với một người bình thường.

Tuy nhiên, sư thầy Yancan cũng không tránh được những nghi ngờ hay chỉ trích. Một số người cho rằng ông đã “lờ đi những nhiệm vụ thích hợp của mình”, thậm chí còn buộc tội ông thiếu “sự trong sáng của Phật giáo”.

“Điều này không tốt sao? Ai cũng được cười và không ai bị tổn thương. Tôi buộc lòng phải truyền bá đạo Phật. Thời đại mới cần chúng tôi thay đổi”.

Sư thầy Yancan hi vọng rằng sự nổi tiếng của ông sẽ giúp thúc đẩy những công việc từ thiện ở ngôi chùa ông trụ trì.

Theo: WantChinatimes, Chinadaily/ vietnamnet

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch