Chùa Trầm
Chùa
tọa lạc trên một diện tích chỉ trên dưới 50m2 trên núi Trầm (hay còn
gọi là Tử Trầm Sơn), thuộc địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, cách
trung tâm Thủ đô khoảng 25 km.
Xưa
kia toàn bộ khu núi Trầm là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung. Núi
Tử Trầm có chùa Hang được xây dựng trong động Long Tiên dưới chân Tử
Trầm Sơn với những pho tượng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá,
khánh đá... ; có hang Long Tiên Động rất lớn và bàn thờ Phật bên trong. Ở
đây có đường lên đỉnh núi gọi là đường lên Trời và đường xuống hang sâu
gọi là đường xuống Âm phủ. Gần đó lại có chùa Võ Vi.Chùa
Trầm được xây dựng năm Ất Hợi (1515) do Trần Văn Tăng, một tướng quân
xuất gia đi giảng đạo, khởi xướng. Hiện ở núi Trầm còn một bia đá khắc
bài thơ của Trần Văn Tăng viết bằng chữ Nôm: “Sơn Đông chi bằng Vô Vi
phật tự/Thùy kỳ huyền sư đạo sĩ/Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai/Đem cảnh
thanh u đặt giữa trời/Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ/Độ đời còn độ Đức Như
Lai/Mượn nền đá phẳng đề dăm bận/Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi/Cảnh vị
vị người, người lai lại/Đã vô vi khéo cũng lôi thôi”.
Chùa Trăm Gian
Chùa
còn có tên gọi là Quảng Nghiêm tự hay chùa Tiên Lữ, nằm trên một quả
đồi cao khoảng 50m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà
Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ
10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở
đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng
xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Ngôi chùa lớn
với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều
thời đại.Ở sân chùa có gác chuông
hai tầng tám mái được dựng vào năm Quý Dậu 1693, niên hiệu Chính Hòa,
đời Lê Hy Tông, là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao.
Chùa còn giữ được nhiều di vật và tượng quý. Trăm gian, cái tên rất bình
dân, dường như muốn nói lên vẻ bề thế của ngôi chùa.
Hiện
nay, chùa Trăm Gian thu hút hàng trăm ngàn lượt khách gần xa đền tham
quan hàng năm và đang được tu bổ xây dụng lại ao sen, gác chuông và 100
gian chùa để đón tiếp đồng bào gần xa đến tham quan. Chùa Trăm Gian được
bộ văn hoá thông tin chứng nhận di tích lịch sử quốc gia.
Chùa Thầy
Chùa
Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây
cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô
khoảng 20km về phía Tây Nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.
Sài
Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được
xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh,
lúc này, núi Thầy còn gọi là núi Phật tích.Ban
đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ
Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa:
chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là
Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo
việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà
bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất
hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và
bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa,
nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long
Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
Phần
chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa
Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với
nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất...
Chùa Tây Phương
Chùa có tên chữ là Sùng Phúc tự, nằm trên ngọn núi Tây Phương ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.Có
tài liệu cho rằng, chùa được xây dựng vào thời nhà Mạc, vì đầu thế kỷ
17 vào những năm 30, chùa đã phải sửa chữa lớn, hơn nữa trong chùa còn
hai tấm bia đều bị mờ hết chữ nhưng còn đọc được rõ tên bia ở mặt ngoài
là Tín thí và Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi (mặt bia kia áp vào
tường hồi toà chùa giữa nên không đọc được), các hoa văn trang trí thuộc
phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17.
Năm
1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu
cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây Đô Vương
Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm
1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới
là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.