Trẻ em thường hay bắt chước. Khi bắt đầu học hỏi, các em
thích học theo từng cử chỉ hành động của người lớn. Vì thế, trong một
gia đình, muốn con cái học điều hay lẽ phải thì trước tiên bản thân các
bậc cha mẹ phải làm gương. Như chúng ta muốn con cái không tập nhiễm
những thói quen không tốt, thì trước hết ta phải thường kiểm điểm lại
mình xem tự thân mình có tập nhiễm những thói quen không tốt đó không.
Giả sử như cha mẹ có những thói quen như hút thuốc, cờ bạc v.v. thì tự
mình phải cai bỏ trước. Khi giữa cha mẹ xảy ra bất đồng ý kiến, hai
người nên giải quyết theo tinh thần hòa hợp có tình ý, không để con cái
phát hiện về sự bất hòa ấy, không để chúng thấy có sự xung đột giữa hai
người, bởi vì những hành vi của cha mẹ đều tác động đến con cái. Một khi
con cái thấy nhược điểm của cha mẹ, chúng sẽ mất niềm tin; cho dù sau
đó cha mẹ có làm điều tốt, chúng cũng cho đó là những hành vi xấu mà
không chịu học tập theo. Cho nên, bậc làm cha mẹ phải cố gắng làm tấm
gương cho con cái noi theo.
Có những bậc cha mẹ còn nặng tư tưởng
trọng nam khinh nữ, nên rất chiều chuộng con trai, còn con gái thì lơ
là, xem thường, điều này trái vơi tôn chỉ chúng sanh bình đẳng của Phật
giáo. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, Đức Phật dạy : “ Người phát
tâm Đại thừa không thấy khác biệt nam nữ ”. Nam hay nữ cũng đều là
người, cũng là cốt nhục của chúng ta, vì sao ta lại phân biệt bên khinh
bên trọng ? Nếu các bậc cha mẹ đối xử với con trai hay con gái không
công bằng thì chẳng những chính cha mẹ làm rạn nứt tình cảm anh, chị, em
của chúng; mà bậc cha mẹ đó cũng không xứng đáng làm đệ tử của Phật.
Lại
có nhiều bậc cha mẹ giáo dục con cái rất nghiêm khắc, thường la mắng
quở trách; nhưng cũng có những người lại không quan tâm con cái cho
chúng nó sống tự do phóng túng. Cả hai trường hợp như vậy là sai lầm.
Khi
cha mẹ nuông chiều con quá đáng, con cái muốn gì được nấy, cứ răm rắp
tuân theo ý thích của chúng, thì chính cha mẹ đã hình thành cho con thói
quen tự kiêu, ích kỷ, sau đó, gặp việc không vừa ý thì chúng nổi giận
phùng mang trợn mắt. Ở nhà chúng được cha mẹ nuông chiều làm theo ý
mình, nhưng khi trưởng thành bước chân ra ngoài xã hội, đâu phải lúc nào
người đời cũng chiều theo ý muốn của mình, do đó mà xảy ra tranh cải
với mọi người, chúng đi đến đâu cũng gặp trở ngại. Đây cũng là cái hại
do cha mẹ nuông chiều con từ thuở nhỏ.
Có những bậc cha mẹ đối xử
với con cái rất nghiêm khắc, dạy con theo cách áp đặt, không thể hiện
tình yêu thương đối với con, mà luôn lạnh lùng ra lệnh, tạo thành cuộc
sống như ngục tù. Cách giáo dục như thế làm cho tinh thần con cái bị tổn
thương, khiến cho chúng nó không cảm nhận được hạnh phúc và tình cảm ấm
áp của gia đình. Chỉ cảm thấy cha mẹ thật đáng sợ; và do sợ hãi, chúng
cảm thấy chán ghét mà oán hận sinh ra. Sau này khi trưởng thành chúng
xem cha mẹ là những ông bà già khó ưa.
Có những cha mẹ không quan
tâm đến con cái, thả cho chúng sống tự do, không chăm sóc quản lý và
chỉ dạy, tất cả mọi việc đều do cha mẹ chúng tự lo liệu, hoặc giao hết
cho người giúp việc lo. Chúng ta nên biết, nếu không quan tâm chỉ dạy
con cái tư lúc còn nhỏ thì khi trưởng thành chúng sẽ sống phóng túng
không việc xấu nào mà chúng không làm. Lúc con cái còn nhỏ, ta không
quan tâm dạy dỗ thì tương lai làm sao chúng trở thành đệ tử trung thực
của Đức Phật và là một công dân tốt được ? Mặc dù chúng được nhà trướng
giáo dục, nhưng chưa đủ; bởi vì thói xấu được nuôi dưỡng từ gia đình đã
tiêm nhiễm rất nặng, nhà trường không dễ gì uốn nắn chúng được.
Con
cái thường gần gũi với mẹ, có mối quan hệ thân mật hơn đối với cha, cho
nên muốn nuôi dạy trẻ thành người có nhân cách hoàn mỹ, thành một Phật
tử thì trách nhiệm nuôi dạy con cái phần lớn là do ở người mẹ. Tất cả
mọi cử chỉ hành động của người mẹ phải nên làm gương cho con cái. Chúng
ta muốn con cái nghe lời muốn chúng nó học tập theo thì tự thân phải làm
mẫu mực, bằng không thí chỉ là nói suông; khi bản thân không biết thực
làm gương cho con cái thì sẽ mất đi uy tín của người mẹ.
Có những
bà mẹ dạy con không được mắng người, nhưng bản thân mình bất giác lại
mắng con : “ Mày là thằng bụi đời, ngu như heo v.v.”. Các bà cho rằng đó
là cách thể hiện thân mật sao ? Đức Phật dạy chúng ta : “ Lời nói phải
đi đôi với việc làm ”. Chẳng những ra ngoài xã hội chúng ta nên làm theo
Phạt dạy, mà khi ở nhà đối xử với con cái, chúng ta cũng không được sơ
suất. Có thể nói người mẹ chỉ nói suông mà không thể hiện bằng hành động
thì sẽ đánh mất lòng tin nơi con cái. Trong Kinh Giáo Thọ Thi Ca La
Việt, Đức Phật dạy cha mẹ đối xử với con cái có 3 điều :
1- Nên dạy con bỏ việc ác, làm việc thiện.
2- Nên dạy con học tập và làm việc.
3- Nên dạy con trì kinh giữ giới.
Chúng
ta dạy con cái bỏ ác làm thiện, chính là loại bỏ những thói xấu hướng
đến cái thiện. Chúng ta dạy con cái bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào cũng
chú ý đến lời nói và hành động. Nhưng có một số cha mẹ khi vui đùa với
con cái, nếu người cha không dạy con đánh mẹ, thì cũng là mẹ dạy con
đánh cha, mắng cha. Vì họ muốn chiếm hữu tự tư mà dùng phương pháp thấp
hèn này để thử mức độ yêu thương của con đối với mình. Họ không hiểu
rằng, hành động đánh mắng thú vui này chính là theo ác bỏ thiện, đây là
sai lầm rất lớn. Hành động như vậy là gieo vào ruộng thức thứ tám của
trẻ, từ đó trẻ hình thành thói quen, để lại hậu quả khó lường.
Có
những đứa trẻ dùng chiêu tức giận để đạt được sở thích của chúng nó.
Khi chúng ta gặp những đứa trẻ như vậy, nhất định không được nhượng bộ
trước sự tức giận của chúng để thỏa mãn yêu cầu, nhưng cũng không được
tức giận đánh mắng chúng. Chúng càng mè nheo, la khóc thì chúng ta càng
phải bình tĩnh, làm như hoàn toàn không để ý, cố gắng dạy cho chúng hiểu
sự tức giận không có lợi ích gì. Ở trước mặt người khác, đặc biệt khi
gia đình có đông người, chúng ta càng không được đánh đập, trách mắng
chúng, chúng đâm ra lì đòn, luôn sẵn sàng chịu trận, mặc tình phạm lỗi.
Có những đứa trẻ thường xuyên bị đánh mắng, đâm ra sợ hãi rồi căm ghét,
lâu ngày hình thành tâm lý căm thù cha mẹ. Vì thế, đối với những việc
lặt vặt, chúng ta nên dạy trẻ em làm, mặc dù trong nhà có người giúp
việc, cũng nên sai con trẻ cùng làm. Tập cho con trẻ biết lao động là
một điều rất quan trọng, những việc lặt vặt như mặc quần áo, xếp đồ,
quét nhà, lau chùi bàn ghế, sắp xếp đồ đạc v.v.. đều có thể bảo con trẻ
làm. Khi con làm xong việc, chúng ta phải nên khen thưởng, trẻ con có
tính hiếu thắng, thay vì trách phạt, chúng ta nên khen ngợi khích lệ.
Nhưng khi chúng ta khen ngợi, cũng nên lợi dụng cơ hội để dạy cho con
biết cố gắng. Chúng ta phải dạy cho trẻ biết lễ phép với tất cả mọi
người. Khi gặp họ hàng, bạn bè, người già …cha mẹ đều phải dạy cho con
biết cách xưng hô; hoặc khi con nhận quà phải biết cám ơn. Lúc khách đến
thăm, phải dạy con niềm nở tiếp đón. Những điếu này chúng ta phải dạy
cho con biết để cho con từ nhỏ đã biết kính trọng ngưới già, biết giúp
đở bạn nhỏ, thương yêu người nghèo khó.
Đồng lứa với trẻ am cũng
rất quan trọng. Có rất nhiều em từ nhỏ đã nhiễm tính xấu từ các bạn của
mình; cho nên chúng ta muốn con cái mình không tiêm nhiễm những thói xấu
thì phải chú ý và chọn bạn cho con, đừng cho chúng chơi với những kẻ
xấu. Muốn cho con cái không tiêm nhiễm thói xấu thì cách tốt nhất là
dùng cách ám chỉ làm cho chúng biết để tránh xa. Như trẻ em hay ăn quà
vặt thì chúng ta bảo “ bệnh từ miệng váo ”trẻ hay nói càng bậy thì chúng
ta nói : “ họa từ miệng ra ” trẻ không biết lễ phép thì bảo người có
hành động thô lỗ thì sẽ không được mọi người kính trọng. Chúng ta uốn
nắn sức đổi như thế, tất nhiên sẽ làm cho thói quen của trẻ dần dần tốt
hơn.
Khi con cái tan học về nhà, hoặc ngày nghỉ, chúng ta phải
quy định thời gian, nhắc nhở con ôn tập bài học. Nếu có điều gì nghi
ngờ, hoặc sai lầm thì chúng ta phải giải thích tỉ mỉ, hoặc sửa chữa để
cho con hiểu một cách thấu đáo. Môn toán là khoa học bàn về số và lượng,
muốn dạy con học thì phải dạy một cách tuần tự, dạy con làm nhiều bài
tập, nhưng thực hành bài tập phải phù hợp, đưa đến sự hứng thú cho con.
Khi con gặp phải bài toán khó không giải được, chúng ta cứ để con tập
suy nghĩ kỹ mà vẫn không giải đáp được thì lúc đó chúng ta bảo con hãy
tạm thời để vấn đề này qua một bên, nghĩ ngơi một tí; hoặc đi ra ngoài
tản bộ. Biện pháp hiệu quả nhất là bảo con ngồi nhắm mắt tĩnh lặng, nhất
tâm niệm Phật để thần kinh thư giãn, thân tâm buông lỏng; trong lúc tâm
định, rất có khi tự nhiên hiểu ra, giải đáp được vấn đề, vì định phát
sinh trí tuệ.
Bậc làm cha mẹ tuyệt đối không cho các con xem phim
kiếm hiệp hay những sách tiểu thuyết vô ích. Hãy giữ tâm hồn trong sáng
cho con. Tốt nhất khi rảnh rỗi nên dùng phương thức kể chuyện làm niềm
vui hay dạy cho con hiểu rõ một vài đạo lý của Phật giáo và những hiểu
biết thông thường gần gũi về vệ sinh môi trường, vấn đề xã hội, thiên
nhiên. Chúng ta không thể phó thác trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà
trường; bởi vì học sinh quá đông, thầy cô không thể quan tâm hết từng
em. Ngoài giờ đứng lớp, thầy cô còn lo biên soạn giáo án, chấm bài vở
cho học sinh, giải quyết những chuyện mâu thuẫn của các em và còn lo
chuyện mưu sinh trong cuộc sống. Họ có nhiều công việc như thế, nên
không còn sức lực để dạy dỗ từng em ngoài giờ học. Vì thế, bậc làm cha,
làm mẹ, khi sinh con phải lo chăm sóa nuôi nấng dạy dỗ, đặt cho con nền
tảng thói quen và phẩm hạnh tốt; sau đó phối hợp sự giáo dục nhà trường
thì mới có thể thành tựu.
Con người không thể không có tín
ngưỡng tôn giáo, nhưng trong các tôn giáo, chỉ có Phật giáo là tốt nhất.
Chẳng những một mình chúng ta tín ngưỡng Phật giáo mà còn chỉ dạy cho
các con cùng chung tín ngưỡng. Quan niệm tín ngưỡng được xây dựng nền
tàng vào thời của trẻ em là thích hợp nhất, là an ổn nhất.
Giới
kinh là chỉ giới luật của Đức Phật, chính là những việc mà Ngài chỉ dạy
mọi người trong kinh. Chúng ta dạy các em không được trái phạm giới
luật, khiến cho trẻ “ từ nhỏ đã quen ” như thế là có ích suốt đời.
Cho
nên, tín ngưỡng Phật giáo quả thật là điều kiện quan trọng tạo cho con
người nhân cách cao thượng. Chúng ta thường kể những câu chuyện trong
Phật giáo cho các con nghe, và những sự thật cảm ứng Phật, Bồ-tát cứu
khổ cứu nạn, khiến cho các em tăng trưởng tri thức, biết được an đức cảu
Đức Phật thật vĩ đại. Ở thế gian có nhiều sự tích không thể nghĩ bàn,
làm cho sự hiểu biết của các em không đến nỗi giới hạn ở trong phạm vi
đời sống văn minh, vật chất nhỏ hẹp. Những câu chuyện về Phật giáo và sự
thật cảm ứng thiện ác này, Phật hóa trẻ em trong cách dạy dỗ, có sức
cảm động nhất, dễ thực hành nhất và thích hợp nhất trong đời sống gia
đình. Bởi vì già, trẻ, trai, gái đều rất thích nghe kể chuyện. Lúc kể
chuyện cho trẻ em nghe, những tình cảm mừng, giận, buồn, vui, thường
phát triển, thay đổi theo cốt truyện, để trẻ có quan niệm thích thiện,
ghét ác. Sau khi chúng nghe kể chuyện tình cảnh và nhân vật trong câu
chuyện sẽ để lại ấn tượng sâu sắc, lâu ngày trẻ sẽ nhận được ảnh hưởng
tốt từ câu chuyện. Mỗi hành động, lời nói của các em không hẹn mà phù
hợp với tiêu chuẩn Phật hóa trẻ em.
Muốn kể chuyện lôi cuốn hấp
dẫn thì chúng ta phải đọc sách báo cho nhiều, như kinh Bách Dụ là một
trong những sách kể chuyện hay. Khi kể, phải đơn giản, rõ ràng có sự thu
hút; cũng có thể thường xuyên kể lại những điểm quan trọng đã kể qua
cho các em dễ hiểu. Lúc kể chúng ta phải ứng dụng kết hợp giọng nói, nét
mặt, cử chỉ thích hợp đẻ diễn tả tình tiết nhân vật trong câu chuyện,
phải sử dụng một cách thích nghi. Ngoài ra cũng thường nêu câu hỏi, quan
sát kỹ xem các em có chú ý lắng nghe không ? Có thể hiện sự thích thú
không ? Có cảm xúc không ? Cha mẹ phải Phật hóa con cái, phải đặc biệt
chú ý câu chuyện. Đây là phương pháp huấn luyện Phật hóa trẻ con thích
hợp nhất.
Nguồn: Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 123