HÃY LẮNG NGHE
I . KHÁI NIỆM :
Lắng, nguyên chữ nôm có nghĩa là
lắng đọng xuống, dùng tai để nghe rõ.
Nghe, nguyên gốc từ hán có
nghĩa là nghe, dùng tai để nghe như : Thính thư là nghe sách, thám thính
là dò la tin tức, thỉnh giáo là vâng lời dạy, thính sự là nghe sự việc.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)
Lắng nghe, không phải đơn thuần là
chỉ nghe tiếng bên tai. Mà ở đây là
một quá trình của tâm lý con người. Lắng động lại để mà nghe, Bao gồm
sáu căn cũng gọi là sáu giác quan, nó tiếp xúc với sáu trần.
Con
người đã tự hình thành cho chính mình với 6 căn đầy đủ, đó là nhãn căn,
nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn. sáu căn này nó chính là
cửa sổ của sự sống con người. Công dụng của nó là tiếp xúc sáu trần;
sắc, thinh, vị, xúc, pháp. Mà trong đó công dụng của nhĩ căn là tiếp
xúc với thinh, nhĩ căn nó là một trong những cửa sổ, có thể nói rất
năng động của con người.
Con người có thể cảm nhận được âm thanh là phải xuyên qua nhĩ
thức, lúc
này nhĩ căn đang tiếp xúc với thinh thì không còn là căn nữa. mà đó
chính là nhĩ thức.
Thinh có nghĩa là tiếng, là âm nhạc, là lời nói, là lời khen chê.
Trong
kinh Địa Tạng Đức Phật diễn giải các thứ tiếng như : “tiếng bố thí độ,
tiếng trì giới độ, tiếng nhẫn nhục độ, tiếng tinh tấn độ, tiếng thiền
định độ, tiếng bát nhã độ, tiếng từ bi, tiếng hỷ xã, tiếng giải thoát,
tiếng vô lậu, tiếng trí huệ, tiếng sư tử hống, tiếng đại sư tử hống,
tiếng mây sấm, tiếng mây sấm lớn…” HT. Thích Trí Tịnh, Kinh Địa Tạng,
NXB Tp.Hồ Chí Minh, 1999, tr 14. Trong kinh Pháp Hoa Đức Phật dạy “Diệu
âm, Quán Thế âm, Phạm âm, hải triều âm, thắng bỉ thế gian âm”
Tự ngàn xưa, con người đã sử dụng ngôn từ nói, để truyền đạt những
ý
niệm, những suy nghĩ, những ý nghĩa thiết thực, những sự việc giữa con
người với con người, giữa con người với xã hội. Vậy lắng nghe chính là
sự tiếp thu âm thanh của ngôn từ nói, hay âm thanh vô ngôn từ.
II . CÁC TRẠNG THÁI CỦA LẮNG NGHE
:
Sự Chú tâm :
Có ai nói lắng nghe là một vấn đề không quan trọng. Chính vì vậy
mà
nghe một cách hời hợt, phớt lờ, không muốn nghe. Như vậy có phải là chú
tâm không ?. Trong khi người đang nói, vì mình mà nói đem hết khả năng
để truyền đạt, nhưng người nghe thì vô hiệu ứng, hay nói là phớt lờ đi,
giả vờ không nghe, thì thiết nghĩ cảm giác của người nói như thế nào ?.
Một số vấn đề đặt ra để lý giải. Có ai đó họ đang lắng nghe một điều,
mặc dù có người truyền đạt hay không có người truyền đạt, họ hăng say
để nghe, nghe một cách thâm nhập, một cách thích thú, quên mất chính
mình, họ đang hòa nhập vào cái thinh trần phía bên ngoài : nghe giảng,
nghe nhạc, nghe lời giáo huấn của bậc tổ thầy, cha mẹ, như vậy họ đã
chú tâm.
Đây là một sự lắng nghe có sự tập trung cao độ, nó sẽ dẫn đến cái
định
lực nhất định của lắng nghe, có thể nói sự chú tâm của lắng nghe là một
sự quán sát tổng quát, trong tiến trình diễn ra của nội tâm lý. Không
nhất định là có sự tác động từ bên ngoài, mà nó sẽ diễn ra trong quá
trình nội tâm, nó hoàn toàn không bị chi phối bởi ngọai cảnh.
Sự Phân Tâm :
Tâm là tâm điểm, có thể nói là vấn đề quan trong, hay là tiêu đề
chính.
Phân là sự chia chẻ ra nhiều mối khác nhau, có thể gọi đó là sự trái
ngược với sự chú tâm. Có phải thế hay không ?. Phân tâm ở đây là một
trạng thái mà ý nghỉ của người nghe đang đặt vào những vấn đề khác, đặt
lệch đi cái vấn đề chính, cũng có nghĩa là họ chịu nghe hay không chịu
nghe. Nếu nghe như thế thì sẽ đạt được kết quả gì ?. Có thể là không
biết được gì, không biết đang làm gì, nghĩ việc gì, nghe vấn đề gì.
Cũng có thể họ chỉ biết và cho đó là âm thanh của tiếng động, hay của
tiếng nói mà thôi. Quá trình nghe như thế, thì họ không thể quán sát
được nội tâm, quán sát được cái suy nghĩ đang khởi lên, mà nghe như thế
thật là vô ích và vô nghĩa.
Sự tư duy :
Tư duy xảy ra sau quá trình lắng nghe, Dùng để phân tích những sản
phẩm
ngoại tại đi vào nội tại. Sự lắng nghe như thế giúp cho người nghe tiến
triển rất nhanh về mặt tri thức, họ sẽ gặt hái được nhiều kết quả từ
việc lắng nghe, mà trong tâm lý học cho đó là sản phẩm cao nhất của nội
tại.
Tư duy cũng có nghĩa là không phải bất cứ vấn đề gì cũng đem vào
tư
duy, quá trình tư duy như thế thì chẳng khác gì là loạn tâm. Mà cần
phải nhìn nhận vào vấn đề trọng điểm, việc gì cần tư duy hay không cần
tư duy.
Sự Cảm Xúc :
Trong quá trình lắng nghe, sự cảm xúc sẽ xuất hiện. Vì sao vậy ?.
lúc
tư duy sẽ có cảm nhận sản phẩm đưa vào nội tại, xuất hiện yêu thương,
thích thú, chán ghét. Vậy cảm xúc là sự xúc động của lý trí, của cảm
tính, nó tồn tại một cách độc lập trong bản thân chúng ta, và mỗi người
có sự cảm xúc khác nhau. Ta có cảm xúc sợ hải khi một ai đó chuẩn bị
đánh ta, ta sợ hải tiếng bom đạn rền vang trong bầu trời hòa bình, ta
xúc động trước một cái chết của ai đó, khi nghe tiếng kêu gào của loài
xúc sanh đang chuẩn bị giết chết, ghen ghét những lời nói trái tai mà
ta không ưa thích. Vậy cảm xúc là sự xúc động nhất thời, không có tính
ổn định.
III . NHỮNG LỢI ÍCH CỦA SỰ LẮNG
NGHE :
Thêm nhiều hiểu biết:
Chúng ta thường nghe, “nói là cho, nghe là gặt”. Thật vậy, nghe là
sự
gặt hái kết quả cho chính bản thân mình, nếu không nghe thì lớp học
cũng không có, tri thức cũng không còn, con người trở nên xô bồ lạc
hậu, gia đình không còn sự nghiêm túc, xã hội trở nên lộn xộn loạn lạc.
Vậy lắng nghe là quá trình vận động của con người, của xã hội, là cơ sở
để tồn tại và phát triển. Tầm quan trọng của lắng nghe đã trở nên hữu
ích từ ngàn xưa cho đến nay, có thể là nghe những gì chưa hiểu biết,
truyền đạt cái cảm nhận lẫn nhau. Hay có câu “ đi một ngày đàng, học
một sàng khôn”. Vậy nghe là tiếp nhận sản phẩm một cách tích cực, nó
bao hàm rộng rãi nhất, và bao quát nhất.
Giải quyết nghi vấn :
Sự vận động của xã hội, sự tồn tại của xã hội, vẫn còn những điều
nghi
vấn mà chưa hề biết đến, chưa làm sáng tỏ. Là một cách để giải quyết
việc hoài nghi, các điều nghi vấn còn tồn động trong sự sống, bằng cách
nghe nhiều mặt khác nhau, sự gạt bỏ, sự bổ sung qua những sản phẩm mà
lý trí của con người đã tạo ra nó, nhiều phương diện, lý thuyết khác
nhau, nhằm đưa đến cái chân lý tương đối của sự sống, đáp ứng mọi nhu
cầu cấp bách của sự nghi vấn đó.
Thay đổi thái Độ :
Là phong cách, tác phong, nề nếp của một cá nhân cho đến gia đình
và xã
hội. khi biết lắng nghe mỗi bản thân cá nhân khách quan, trở nên điềm
đạm hơn, thanh bình hơn, ổn định hơn. Vì sao vậy ? Có câu nói “uốn lưỡi
bảy lần trước khi nói”, hay “chưa đi đã chạy, chưa nói đã cười”. Quá
trình lắng nghe đã qua những giai đoạn ngắn nhất của tư duy, cảm xúc,
hiểu biết …, đó là quá trình dùng để kiểm tra, phân tích rồi xuất phát
những sản phẩm qua những việc hành động. như thế lắng nghe có thể giúp
cho chúng ta trở nên phong thái, nề nếp, chững chạc, có niềm tin hơn
trước cuộc sống, từ gia đình và xã hội. Sẽ xuất hiện sự bình đạm, ổn
định trước cuộc sống đầy bức bách, khổ não.
Giải quyết việc tiêu cực :
Những nhu cầu của cá nhân khách quan, đã trở nên nhu cầu chính của
xã
hội. Những sự việc của cá nhân, nó trở thành những sự việc mà xã hội
cần giải quyết. Nếu bản thân chúng ta không lắng nghe nhau, trở nên cãi
vã, đây là một sự ẩu đã trên ngôn từ, nó sẽ kéo theo sự ẩu đã trên thân
xác, đánh chém lẫn nhau nếu không có sự dừng lại. Một xã hội không còn
tiếng kêu gào của những loài súc sanh khi chúng bị giết, thì con người
trở nên biết thương xót những con vật ấy. Một xã hội, đất nước không
còn thảm họa của chiến tranh, thì họ đã biết nghe đến những tiếng đau
thương, tiếng chết chóc, tiếng đẫm máu lên loài người cùng dòng máu đó.
Một đất nước phồn vinh giàu mạnh là hệ thống quản lý phải lắng nghe
tiếng nói của dân chúng địa phương.
Nếu biết lắng nghe sẽ không còn những tệ nạn của xã hội nữa, vì họ
sẽ
đạt đến tầm nhận thức đúng đắn của xã hội, đứng trên nền tảng của tri
thức và đạo đức của xã hội.
Trích
đoạn sách “Hãy Lắng Nghe” của Hồ Thu Tĩnh Lặng
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)
Phổ Đà Sơn