Con người là căn bản của gia
đình và xã hội loài người. Tất cả mọi vấn đề đều do con người phát sinh
và đều phát sinh vì con người. Bởi vậy, muốn đổi mới tất cả, căn bản là
con người không thể không tự đổi mới trước hết bằng Phật pháp.
Bất
cứ vị tu sỹ Phật giáo nào, sau khi bỏ cuộc sống thế tục, cạo tóc xuất
gia để bắt đầu một nếp sống tu hành, đều phải trải qua một giai đoạn
học và hành hạnh Sa-di. Những người này trong chùa thường được gọi là
chú tiểu hay chú điệu.
Sự lễ lạy giúp cho ta nhận thức rằng có
điều gì đó còn có ý nghĩa hơn bản thân ta. Theo phương cách này chúng ta
tịnh hóa tánh kiêu mạn mà ta từng tích tập trong vô lượng kiếp khi suy
nghĩ: “Ta đúng,” “Ta tốt hơn những người khác,” hay “Ta là người quan
trọng nhất.” Trải qua vô lượng kiếp chúng ta đã phát triển sự kiêu mạn
là nguyên nhân của những hành động của ta và đã tích tập nghiệp là một
nguồn mạch của những khổ đau và những vấn đề của ta.
Một trong những điểm đặc thù từ giáo
pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan
khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ
rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự
biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện
chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng
thể văn bản.
Tụng
kinh là đọc một cách thành kính những lời đức Phật đã dạy trong kinh
điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sinh. Đồng thời để cho tâm và
khẩu được hợp nhất vào câu kinh, tiếng Pháp của Phật.
Càng coi thường việc lễ bái bao nhiêu thì chúng ta lại càng mù tịt
bấy nhiêu về giá trị của nó. Những ai từng đã tham dự các buổi lễ lạc
thì dường như thường hay có cảm giác rằng đấy là những thứ giả tạo. Thế rồi chúng ta cứ ước mong sao cho Phật giáo bỏ bớt đi những hình thức trừu tượng ấy.
Ô Sào là
một cao tăng Trung Hoa vào đời Đường, khi bà mẹ hạ sinh sư, không hiểu lý do gì
bà đã đem bỏ con vào một chiếc tổ quạ trên cội cây đại thọ trước sân chùa rồi
bỏ đi đâu mất. Sư xuất gia từ đó và người ta gọi sư là thầy Ô Sào. Ô sào nghĩa
là cái tổ con quạ.
Cũng
như giao tiếp ngoài xã hội, trong đạo Phật cũng có sự phân chia cấp bậc
để thuận lợi và phù hợp trong công cuộc truyền bá giáo pháp.
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật.
Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành.
Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và
thực hành.
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội
phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy
là người tạo tội chớ không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc
từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu
hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống này,
không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu
đáo phải phân rành vấn đề tội phước.
Các tin đã đăng: