“Cũng như đem hai chiếc bình, một bình đựng đá cuội và một
bình đựng dầu đổ xuống hồ nước, dầu nhẹ thì nổi lên và đá nặng thì chìm
nghĩm. Dù cho có tập trung cầu nguyện cho đá nổi, dầu chìm vẫn không thể
được, vì bản chất của nó như vậy”
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý
Ðức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học
là hai phạm trù khác nhau.
Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được
thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo
Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng
sáng tạo và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại
hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của đức Phật
vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi
khổ đau đang hiện hữu.
Bố thí là một trong những hạnh nguyện cao đẹp mà người học Phật trên con đường giải thoát cần thể nghiệm.Tuy nhiên, bố thí như thế nào là đúng pháp, để người cần bố thí nhận được sự bố thí, còn những người ỷ lại, dựa dẫm không thể lợi dụng lòng tốt của người bố thí, thì người học Phật cần có một trí tuệ sáng suốt để nhìn nhận.
Các
vị Tổ khi xưa tu đắc đạo nhưng thân còn tại thế. Vì muốn hóa độ dễ dàng
hơn, các Ngài thường vẽ ra hình tượng các vị Bồ Tát, để diễn tả các
pháp tu, để khuyên dạy và giáo hóa chúng sanh. Người thế gian nếu chấp
những hình tượng Bồ Tát đều là linh tượng, thánh tượng theo thần quyền,
có thể ban phước giáng họa, cầu nguyện van xin, thì không lợi ích gì
cho con đường tu tập bản thân.
Trong những năm qua, Phật giáo
Việt Nam
đã phát triển khá mạnh mẽ, đã hội nhập vào cộng đồng xã hội bằng cách xây dựng
phong trào tu học và thể hiện Phật pháp trong cuộc sống. Về hàng Tăng lữ, các vị
tôn túc không ngừng nỗ lực đào tạo giới Tăng Ni trẻ qua việc tổ chức các Phật
học viện từ sơ cấp đến cao cấp và gửi Tăng Ni sinh ra nước ngoài học Tiến Sĩ.
Sự trọng yếu của tôn giáo đối với nhân sinh, trong đó đạo lý
là rõ ràng dễ thấy nhất, nó là một khâu rất trọng yếu trong sinh hoạt
tinh thần của nhân loại, đã cổ lệ và làm phấn chấn con người có được sức
mạnh không thể sánh.
Nếu chỉ biết chết là buồn
thương đau khổ mà không biết tìm cầu tu học theo pháp Phật để lìa khỏi ba cõi,
mãi mãi tránh khỏi được cái chết thì sự buồn đau ấy há chẳng phải là luống nhọc
vô ích ư? Cho dù có tìm được pháp môn đi nữa, nhưng không khế hợp với căn cơ.
Nếu tu tập mà không chứng ngộ thì vẫn ở mãi trong sáu nẻo luân hồi. Sự đau buồn
ấy cũng há chẳng phải là luống nhọc vô ích ư?
Trong thời gian này, chúng ta siêng năng đọc tụng kinh điển và ngồi yên quán sát lời dạy đó để ứng dụng trong cuộc sống. Lúc ấy chúng ta chỉ mới tu trong tâm. Phương tiện này giúp tâm ta thanh tịnh dễ dàng.
Tuyển tập này rút từ những lời dạy của HT. Sayādaw U Janaka
khi ngài tổ chức khóa tu tại trung tâm Thiền học Phật giáo Malaysia
(Malaysian Buddhist meditation centre) ở Penang năm 1983. Lúc đầu tuyển
tập này một phần được Thượng tọa Sujīva, rút từ các pháp thoại buổi tối
do HT thuyết giảng, còn lại chủ yếu từ các buổi trình pháp của thiền
sinh tại khóa tu.
Các tin đã đăng: