Làm thế nào để giác ngộ?

Làm thế nào để giác ngộ?
Danh từ “phật-đà” (buddha) đã được biết và sử dụng trước khi Đức Phật lịch sử xuất hiện tại Ấn Độ. Danh từ này có nghĩa là “giác ngộ”, và các đạo sĩ thời đó thường bàn luận về câu hỏi “Thế nào là một vị Phật? Ai là người giác ngộ?”

Mục đích chúng ta có mặt trong cuộc đời này ?

Mục đích chúng ta có mặt trong cuộc đời này ?
Trong xã hội hiện tại có rất nhiều người Tu Hành, nhưng chân chánh để biết thế nào là Tu Hành, hiểu rõ mục đích của việc tu hành thì lại rất ít. Rốt cuộc, vì sao chúng ta phải Tu Hành? Nên Tu như thế nào? Mọi người suy nghĩ xem. Hôm nay chúng ta có mặt trong cuộc đời này, là từ đâu mà đến? Là vì muốn làm Đại Quan, thành Đại Sự, phát Đại Tài, hay là lại đây để làm thành tựu cái đại nguyện của quá khứ? Nếu như chúng ta không suy nghĩ thấu đáo, thì rất khó hiểu rõ ý nghĩa chơn chánh của việc Tu Hành.

Tương lai so với quá khứ tốt đẹp hơn. (未來比過去美好)

Tương lai so với quá khứ tốt đẹp hơn. (未來比過去美好)
Phàm làm người, chúng ta thường hay có tập tính hoài niệm chuyện ký ức trong quá khứ, ví như người cung nữ mặc dù hiện đang sống trong độ tuổi xế chiều, nhưng lòng luôn hoài nhớ chuyện quá khứ tốt đẹp hơn hiện tại; thế nhưng tuổi tác không bao giờ dừng lại đợi người.

Ðạo Phật Bi Quan Hay Lạc Quan?

Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Ðạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Ðây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm.

Con Người Chân Thật

Như tôi là một phàm tăng, sống trong thời mạt pháp, lại thêm phước mỏng nghiệp dầy. Nhưng trên đường tu với tâm cố gắng mãnh liệt, tôi vẫn tin được mình có con người chân thật, lòng tin của tôi kiên cố không có chút nghi ngờ. Tôi không nói vấn đề tu chứng chi cả, chỉ nói lòng tin vững chắc, đó là: nơi tôi có con người chân thật.

Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả

Nhiều Phật tử đi chùa quy y đã lâu, biết tụng kinh niệm Phật, thế mà đối với lý nhân quả chưa đủ lòng tin. Nếu chưa đủ lòng tin nhân quả thì giáo lý Phật coi như chưa hiểu gì cả, vì lý nhân quả là nền tảng của Phật pháp. Tin lý nhân quả là điều thiết yếu nhưng không phải tin suông, tin mù quáng mà là một sự kiện thực tế, cụ thể ngay trong cuộc sống, rất sáng tỏ, không mơ hồ huyền hoặc.

Biệt Nghiệp và Ðồng Nghiệp

Nghiệp là thói quen huân tập tạo thành sức mạnh chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống của con người từ khi mở mắt chào đời cho đến khi nhắm mắt và những đời kế tiếp. Nếu người Phật tử tu mà không hiểu rõ về nghiệp thì khó mà ứng dụng tu hành để tới chỗ an lạc. Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa một chiều, hễ nói nghiệp thì phải là điều xấu điều ác. Kỳ thật, nghiệp cũng có xấu và cũng có tốt, nghiệp cũng có nghiệp chung và nghiệp riêng. Nghiệp riêng thì gọi là biệt nghiệp và nghiệp chung thì gọi là đồng nghiệp.

Bài Pháp Cho Người Già Bịnh

Tôi có may mắn được nghe cuộn băng của Hòa Thượng Thích Thanh Từ giảng cho các người già bịnh. Nhận thấy bài pháp rất thực tế và hữu ích cho tôi, tôi nghĩ nó có thể hữu ích cho nhiều người khác không có may được nghe. Do đó, tôi chép lại. Vì đây là văn nói, nên lời văn không bóng bẩy, văn chương. Kính mong độc giả đạt ý, quên lời. Trong khi chép lại tôi cố gắng giữ nguyên lời Hòa Thượng nói. Tuy nhiên tôi cũng có bỏ bớt vài điệp ngữ để dễ đọc. Có vài chữ tôi không nghe rõ, tôi để dấu hỏi (?) để độc giả hiểu là có thể tôi đã chép lại chữ đó không đúng. Tôi cám ơn bác Lê Huy Nhâm và anh Dương Quí Thưởng đã đọc và sửa lỗi dùm cho tôi.
 Về trang trước    
 61 62 63 64 65 66