Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ
các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu
đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn
gốc từ Ấn Độ. Tương truyền rằng trong văn hóa truyền thống cổ của người
Ấn Độ có tập tục đi lễ lạy các thánh tích gọi là "Tuần lễ", chỉ cho
việc đi về thánh tích của các bậc thánh nhân lễ lạy, để cầu nguyện và
cũng là cảm niệm tưởng nhớ, đến hành trạng cũng như công đức của vị
thánh, thần đó đã đem đến cho thế gian.
Có năm phương cách để đối trị sân hận. Chúng giúp xóa tận gốc rễ của
sân hận. Đó là gì? Nếu sân nổi lên, cần làm như sau: vun trồng tâm từ,
vun trồng tâm bi, vun trồng tâm xả. . . . Đừng để ý, đừng quan tâm đến
người đó. Nếu oán ghét nổi lên, hãy nhớ đến quy luật làm chủ hành động
của mình, đó là: “Người làm hành động gì là chủ của hành động đó, sẽ
thừa hưởng hành động đó, sẽ tái sinh từ chúng, bị bó buộc vào chúng,
nương tựa nơi chúng, và những tốt, xấu người ấy đã làm sẽ là di sản của
người ấy.”
Kính lạy đời quá khứ Như lai Chánh Pháp Minh, chính là đời hiện tại
bồ tát Quán Thế Âm, đấng thành công đức diệu, đầy đủ lòng đại bi, nơi
trong một thân tâm hiện ra ngàn tay mắt, soi thấy khắp pháp giới, hộ trì
các chúng sanh, phát tâm đạo rộng lớn, dạy trì chú Viên mãn, mãi rời xa
đường ác, được sanh trước chư Phật.
Nhất
định phải Qui Y! Tín ngưỡng Phật Giáo cần phải đầy đủ Tam Bảo. Điều này
khác với tín ngưỡng dân gian sùng bái quỉ thần. Tam Bảo là chỉ Phật
Pháp Tăng. Xưng là Tam Bảo, vì công đức ba ngôi này quí báu hơn mọi châu
báu thế gian, một khi nhận được thì vĩnh viễn không mất: nước cuốn
chẳng trôi, lửa thiêu chẳng cháy, trộm cướp càng không thể tranh đoạt.
Thật là lấy mãi chẳng hết, dùng mãi chẳng cạn, thọ dụng vô cùng.
Trì
chú có tác dụng không? Trì chú là dùng những âm thanh đặc biệt, những
ngôn từ đặc biệt, đại biểu cho sức mạnh gia hộ của chư Phật, Bồ Tát hay
thần linh để phát huy những công năng nhất định như trị bệnh, xua đuổi
tà ma quỷ quái, cầu phúc v.v… Trì chú dưới những hình thức khác nhau đã
sớm có trong tôn giáo của các bộ tộc nguyên thủy.
Lòng vị tha
( altruisme ), tâm từ bi ( compassion ), lòng tử tế ( gentillesse )
và sự hợp tác ( coopération ): hơn lúc nào hết đó là những từ thường được
đề cập đến trong xã hội ngày nay thông qua các buổi hội thảo, các cuộc nghiên
cứu về thần kinh, tâm lý, cũng như về kinh tế học.
Mang
nghiệp vãng sinh là quan điểm của người tu pháp môn Tịnh độ, nhưng
không thấy có danh từ này trong các kinh điển về Tịnh độ. Vì vậy, cách
đây vài năm, có một cuộc bút chiến về chủ đề "Tiêu nghiệp vãng sinh và
mang nghiệp vãng sinh", của tu sĩ Du già Mật giáo và người tu Tịnh độ.
Nhưng, theo kinh "Quán vô lượng thọ" và kinh "Vô lượng thọ" thì người
phàm phu, tuy tạo nghiệp ác lớn, nếu niệm danh hiệu Phật A-di-đà, hướng
về Phật A-di-đà phát lời nguyện lớn thì cũng được vãng sinh. Vì vậy mà
giới Tịnh độ ở Trung Quốc đề xướng thuyết "Mang nghiệp vãng sinh".
Phật
giáo không tin thuyết định mệnh, nhưng chấp nhận thuyết nhân quả. Nhân
quả có thể thay đổi. Nhân quá khứ cộng với nhân hiện tại, có thể thay
đổi quả báo. Nhưng sách Phật nói : "Định nghiệp không thể chuyển, trọng
nghiệp không thể cứu" nghĩa là làm sao ? Khi đức Phật nói định nghiệp
không thể chuyển là nói những nghiệp ác cực nặng, gọi là 5 tội (ngũ
nghịch) : giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp Tăng, làm Phật
chảy máu.
Trong kinh Nhất dạ hiền giả (còn gọi là kinh Người biết
sống một mình), thuộc Trung Bộ kinh, Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì
quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú
trong hiện tại. Các thiền sư cũng thường dạy như vậy, nhưng Phật tử nào cũng ôm
đồm đủ thứ...
Đức Phật Thích Ca đã từ bỏ
cung điện vàng son, vợ đẹp, sự xa hoa cái gì cũng có băng vào chốn cát
bụi đi tìm ý nghĩa giác ngộ để cứu vãn bể khổ của cuộc đời. Có nghĩa là Ngài đã
dứt bỏ những dục vọng mạnh mẽ nhất để đi tìm hạnh phúc lâu bền. Và không ai
khác ngoài chính Ngài đã tìm ra và tuyên xưng: những dục vọng Tham – Sân – Si,
chính là khởi nguồn của mọi truy cầu, tranh giành, đấu đá, rồi thảm họa cho con
người.
Các tin đã đăng: