Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải
tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách
vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
Phẩm Như Lai thần lực trong kinh Pháp Hoa quyển 6 (Đại 9, 52 thượng),
nói: "Nơi đất nước đang ở. nếu có người thọ trì, đọc tụng, giải nói,
viết chép, như lời dạy tu hành, nơi trong vườn, trong rừng, dưới gốc
cây, nơi tăng phường, nhà bạch y, điện đường, trong núi hang, đồng
trống v.v... nếu có quyển kinh thì nên xây tháp cúng dường. Vì sao? Vì
chỗ ấy tức là Đạo tràng."
Thiền có nghĩa là nhìn sâu, và khi nhìn sâu vào một đối tượng
nào đó, chẳng hạn như một bông hoa, ta sẽ có được một cái thấy
(insight) là bông hoa đó được làm bằng những yếu tố không phải là hoa,
và nếu ta lấy những yếu tố không phải là hoa đó ra khỏi bông hoa thì
bông hoa không thể nào tiếp tục tồn tại.
Sự phân chia bộ phái Ðại Tiểu thừa nếu
có lợi về mặt phát huy đạo lý đến chỗ có hệ thống tinh vi thì cũng
đã gây ra không ít sự câu nệ sai lầm làm trở ngại, thiệt thòi
cho một số người tham học toàn bộ kinh giáo Phật đà. Thật vậy, có
những người chỉ quan tâm đọc kinh này mà lơ là với kinh kia vì
cho là Tiểu thừa, hay có người chỉ quan tâm đọc kinh kia mà hờ
hững với kinh này vì cho là Ðại thừa.
Mặc dù giáo lý nhà Phật hướng đến mục tiêu tối hậu là giải
thoát khỏi mọi nỗi khổ sinh tử nhưng trong đó vẫn chứa đựng những giá
trị sống và nghệ thuật sống thiết thực mà chúng ta nên nghiên cứu và học
tập để có thể đạt tới những thứ được ngôn từ thời đại gọi là “kỹ năng
sống”.
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật
giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và
Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
"Những ai muốn đạt tới an lạc thường nên học hạnh thẳng
thắn, khiêm cung, biết sử dụng ngôn ngữ từ ái, những kẻ ấy biết sống đơn
giản mà hạnh phúc, nếp sống từ hòa, điềm đạm, ít ham muốn và không đua
đòi theo đám đông." Kinh Thương Yêu.
Người thế gian thường nghĩ rằng nuôi dưỡng
lòng từ bi là đối nhân xử thế với nhau bằng sự cảm thông, bằng tình
nghĩa, bằng tình thương giữa người với người, có thể giúp đỡ, chia sẻ
với nhau qua lời nói, qua hành động... Với khả năng, với tấm lòng của
mỗi người mà đạo Phật thường dùng hai chữ “tùy duyên”, tùy duyên mà độ,
tùy căn cơ mà độ...
..Đức Phật đưa ra dụ ngôn về một trận chiến
giữa chư Thiên và loài A-tu-la. Trận chiến này xảy ra rất khốc liệt.
Cuối cùng, chư Thiên thắng trận và loài A-tu-la bị đánh bại. Vua A-tu-la
là Vepacitti bị bắt trói hai tay, hai chân và cổ, rồi dẫn đến trước vua
của chư thiên là Sakka...
Ông Allen Wallace là một học giả và cũng là
một nhà Phật học Hoa Kỳ nổi tiếng. Ông đang điều hành những chương trình
dài hạn tại Santa Barbara Institute và Đại học UCLA, nghiên cứu về sự
liên hệ giữa thiền tập và hạnh phúc. Dưới đây là bài phỏng vấn ông Allen
Wallace về đề tài thế nào là chân hạnh phúc.
Các tin đã đăng: