Tập đế trong ăn uống

Tập đế trong ăn uống
Thói quen hay sự tích tụ, bản chất của nó là trói buộc. Khi nhận thức trói buộc không phải là một trạng thái hạnh phúc, ta muốn giải thoát. Vì thói quen là nhân đưa đến trói buộc nên muốn giải thoát, chỉ có cách là phải phá bỏ thói quen. Vì thế dừng bỏ được những thói quen của mình, chính là tu.

Yếu tính thể nghiệm trong tôn giáo của đạo Phật từ Phật giáo nguyên thủy đến Phật giáo phát triển

Yếu tính thể nghiệm trong tôn giáo của đạo Phật từ Phật giáo nguyên thủy đến Phật giáo phát triển
Tôi xin vào đề từ câu kinh: "Hãy trở về nương tựa mình và nương tựa pháp; ngươi là hải đảo, là nơi nương tựa của chính ngươi!" để làm tiền đề cho thảo luận này.

Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 trong PG Nam Tông

Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 trong PG Nam Tông
Ngày Rằm tháng Sáu, có lẽ đối với người Việt Nam thì chỉ là một ngày Rằm bình thường, chẳng có chút gì gọi là quan trọng, nếu không nói là quá xa lạ với người Việt chúng ta.

Ý nghĩa an cư

Ý nghĩa an cư
Pháp an cư được đức Phật tùy thuận theo truyền thống vốn có của xã hội Ấn Độ đương thời được áp dụng cho hàng đệ tử xuất gia của mình tu học nhằm giác ngộ và giải thoát. Trong ba tháng an cư, người xuất gia tập họp trong một ngôi chùa để chuyên lo tu học , tinh tấn đạo nghiệp 

Sơ lược ý nghĩa chữ Không trong Đạo Phật

Tánh “không” là một trong các học thuyết quan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyết bị người khác hiểu sai lầm nhiều nhất. Họ thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩa của hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộn hoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếng Việt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khác nội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật. Hai khái niệm đó là – phủ định từ “không” – đối lập với có, và tính “không” (sunyata) tức tính “không thực thể” của mọi sự vật hiện tượng.

Tìm Hiểu Phật Giáo

Tìm Hiểu Phật Giáo
Các học giả ngày nay đều công nhận rằng tất cả các tôn giáo trên thế giới đều phát sinh từ sự sợ hãi. Vào những thời kỳ xa xưa, con người rất khiếp sợ sấm sét, bóng tối và các hiện tượng mà họ không đủ sức để hiểu hoặc khắc phục được. Nhằm mục đích mong cầu tránh được hiểm nguy, họ tìm mọi cách để biểu lộ thân phận nhỏ bé và sự ngoan ngoãn của họ và đồng thời tôn vinh những thứ ấy. Sau đó, khi kiến thức và sự hiểu biết của con người phát triển hơn, sự sợ hãi trước đây đối với các hiện tượng thiên nhiên lại chuyển thành một thứ sợ hãi khác khó nhận biết hơn. Các tôn giáo đã được phát sinh bằng sự sùng bái các hiện tượng thiên nhiên, thần linh và các nhân vật trên trời ngày càng trở nên khôi hài, vì sự sợ hãi đã trở thành tinh tế hơn nhiều: đấy là sự sợ hãi trước những khổ đau, và đối với sự sợ hãi này thì lại không có một phương tiện vật chất nào có thể làm cho nó giảm bớt đi được. Con người bắt đầu cảm thấy sợ hãi trước sinh, lão, bệnh, tử, kể cả những mối thất vọng và lo buồn khác bắt nguồn từ sự thèm muốn, giận dữ và vô minh - và đấy là những thứ mà không một quyền lực hay một sự giàu có nào có thể làm cho nguôi ngoai được. 

Hạnh bố thí cúng dường - Cội rễ của sự hạnh phúc an lạc

Hạnh bố thí cúng dường - Cội rễ của sự hạnh phúc an lạc
Đứng đầu các hạnh Ba-la-mật là hạnh bố thí, có công năng chế ngự và loại bỏ mọi tư tưởng vị kỷ, phát triển và mở rộng tư tưởng vị tha. Các kinh sách Phật giáo đều ghi nhận về những công hạnh Ba-la-mật thực thi lý tưởng sống tự độ, độ tha, mà Đức Phật Thích Ca khi còn là Bồ-tát, đã kiên trì thực hành trong nhiều kiếp sống, để cuối cùng khi đản sanh ở Ấn Độ, làm thái tử con vua Suddhodana, Ngài đạt được quả thánh vô thượng, tức là thành Phật.

Lễ Tháng Bảy Cho Những Oan Hồn Phiêu Bạt

Lễ Tháng Bảy Cho Những Oan Hồn Phiêu Bạt
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắc qua giải Ngân-hà; hai tâm hồn lẻ loi cô độc, hằng đêm tư lự trong nỗi sầu ly biệt thiên thu giữa bầu trời cao rộng, chọn mùa mưa sụt sùi để gặp nhau, chỉ trong một thoáng chốc, rồi đời cũng như con nước trôi xuôi

Tóm tắt căn bản Phật giáo

Tóm tắt căn bản Phật giáo
Phật Giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật Giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng Phật Giáo còn tiến xa hơn, bằng cách cung ứng một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự. Phật Giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan tâm chi đến các nhãn hiệu như là "tín hữu Ky-tô giáo", "tín hữu Hồi giáo", "tín hữu Ấn-độ giáo", hay "Phật tử". Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật Giáo. Cũng vì thế mà những người Phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.

Cách cúng Phật hằng ngày rất đơn giản để có nhiều công đức

Cách cúng Phật hằng ngày rất đơn giản để có nhiều công đức
Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng phải cúng phẩm đắc tiền mới được nhiều công đức. Thật ra công đức không đến từ giá trị của phẩm vật cúng dường mà đến từ giá trị của tâm người cúng dường. Tâm người cúng dường mới là yếu tố quyết định lượng công đức nhiều hay ít. Tâm không tham lẫn là cái tâm cần phải có khi cúng dường.
Các tin đã đăng:
 Về trang trước    
 31 32 33 34 35 36