Một khi Thiền được phổ biến trở thành một hiện tượng xã hội
thì ranh giới giữa “tinh túy Thiền” và “kỹ nghệ thiền” rất mong manh.
Thiền Vipassana đã truyền dạy chúng ta một phương châm sống,
"Hãy tự chiến thắng chính mình." Phương tiện hành trì duy nhất và thực
hành điều gì là hai vũ khí thiền (Anapana) "Tỉnh giác hơi thở" và thiền
(Vipassana) "tỉnh giác thân cảm thọ".
"Tức
tâm tức Phật", theo sự hiểu biết thông thường mà hầu như ai ai trong chúng ta, những người đang tu Phật, dù theo Tông
phái nào, Pháp môn nào, chỉ cần vừa chợt nghe qua những lời đối thoại đó, câu
nói xuất phát từ miệng ai đó vừa lọt vào tai mình một cách rành rọt, hay câu
chữ vừa thoáng qua rõ ràng trước mắt, thì mọi người đều tức khắc nhận ra được ý
nghĩa của câu đáp, liền có thể hiểu ngay rằng "tâm là Phật",
"Phật là tâm" hoặc "tâm này là Phật" hay "tâm ấy
là Phật", "tâm kia là Phật"
Những người học thiền thường nghe câu: “ Đản nguyện không chư sở hữu, thiết vật thật
chư sở vô ”: chỉ cốt thấy mọi hiện tượng đều là không, nhưng nhất thiết đừng
làm cho cái không ấy trở thành thực có. Có nghĩa là đừng “chấp không”. Bởi vì
có rất nhiều thứ “không” tùy nơi chốn, tùy trình độ tu chứng.
T heo ngôn ngữ thiền thì công
việc quáùn sát từng động niệm của tâm để tu tâm gọi là “chăn trâu”. Mã Tổ hỏi
Thạch Củng: “Chú làm gì đây?”. Đáp: “Chăn trâu”. Lại hỏi: “Chăn như thế nào?”.
Đáp: “Mỗi khi nó chạy a vào đồng cỏ, thì xỏ mũi kéo lui lại”.
Tính không thì khác với Phật
quả. Nó là thực tại tối hậu của mọi
thứ. Để tịnh hóa tâm thức, điều cần yếu
để biết tính bản nhiên của thực tại, mà đấy là tính không. Những cảm xúc phiền não sinh khởi từ một nhận
thức sai lầm về thực tại. Nhằm để loại
trừ khổ đau, chúng ta phải thiền quán trên tính không.
Chúng tôi muốn trình bày vài điều để giới
thiệu cách thực hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến người
Á châu, đều rất hâm mộ thiền định, bởi vì bị lôi cuốn bởi sự thực hành và đạt
được nhiều lợi lạc từ đó. Tuy nhiên, dù rất nhiều người áp dụng thiền trong đời
sống, nhưng chỉ có một số ít là hiểu được sâu xa mục đích của thiền.
T hiền là phương pháp tu hành chủ
yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca
còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo
các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Qúan Niệm Hơi Thờ, thiền Tứ Niệm
Xứ, Thiền Na Ba La Mật..v..v..Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự
theo thứ bậc, tuỳ theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ
bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân Tâm Phật tánh.
T hiền có
thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diện hơn, Thiền có thể
nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gì bị đóng khung hay bị hệ
thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinh phong và hoạt dụng của chân thân.
Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hành đạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối
vật chỉ vật, ứng biến vô ngần, chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ
không. Hễ dừng lại dù chỉ một ý niệm mảy may đều bị nghiền nát ra thành cát bụi
vùi dập dưới gót chân điên đảo của vô minh.
Như chúng ta biết, đạo Phật là đạo đoạn trừ phiền não, khổ
đau. Thiền định là con đường trực tiếp hàng phục nó. Nói Thiền định có
khả năng hàng phục phiền não và vô minh là nói đến khả năng hàng phục ở
đương niệm, đương thời, tại đương xứ (nói giản dị là: nó hàng phục phiền
não ngay trong hiện tại và tại đây).
Các tin đã đăng: