Để thấu
hiểu giáo lý của Đức Phật ta
phải hiểu những mối liên hệ nhân
và quả, và để thấu hiểu những
mối quan hệ nhân và quả, ta phải
hiểu hai thái cực là thuyết vĩnh cửu
và hư vô. Trong đất nước này
chúng ta thực sự bị khốn khổ bởi
thuyết hư vô lẫn vĩnh cửu. Về
phương diện văn hoá chúng ta đã
hấp thu chúng. Chúng là một bộ phận
của dòng tâm thức của chúng ta,
chúng phổ biến trong toàn bộ nền văn
hoá của ta, và chúng khó bị phát
hiện.
Các
vũ
điệu Kim Cương Thừa Tây Tạng mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Ví dụ, khi
một vũ công đeo mặt nạ đầu hươu dùng thanh gươm cắt đứt một hình nộm thì
đó không phải là một hành động tàn ác, mà để tượng trưng cho sự diệt
trừ bản ngã bằng lưỡi gươm đại trí tuệ.
Ý tưởng Mandala khởi nguồn rất lâu trước lịch sử
của Mandala. Ở mức độ sớm nhất của tôn giáo Ấn Độ thậm chí cả tôn giáo
Ấn - Âu và Tây Á, trong kinh Vệ Đà và nền văn học có liên quan, Mandala
là một thuật ngữ đế chỉ một chương, một tuyển tập thần chú, hoặc là
những bài tán tụng trong những nghi lễ Vệ Đà
Cúng
dường nói chung không phải để làm hài lòng hay đút lót cho người được
cúng dường. Chúng là một biểu tượng thể hiện sự quy hướng hoàn toàn của
bạn đến Giác Ngộ mà đại diện là những Guru và Tam Bảo, và được cúng để
có công đức hầu đem bạn đến trạng thái của các ngài.
Lời
giới thiệu ngắn gọn dưới đây là sự hướng dẫn cơ bản cho những người mới
nhập môn và Phật tử theo truyền thống Tây Tạng. Nó có thể thay đổi theo
đặc thù của những truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng
nhất để đi theo con đường tâm linh là động lực chân chính thực hành Phật
Pháp và sự tha thiết chí thành đón nhận những giáo huấn từ chân Đạo Sư.
Bài viết này được thực hiện với lòng thành tâm của tác giả. Mặc
dù kém
cỏi si mê, nhưng vẫn cố gắng chia xẻ sự hiểu biết giới hạn này đến mọi
người, thế nên bài viết chắc chắn không thể không thiếu sót, do đó,
xin
nguyện, đệ tử xin sám hối trước chư vị trụ trong Công Ðức Ðiền, và
cũng
như xin quý đạo hữu niệm tình tha lỗi.
Lực ái dục có thể ảnh hưởng tới chúng ta trong
hai cách. Bằng các pháp tu tập của Mật giáo lực ái dục này có thể được
chuyển hóa thành trí huệ an lạc và như vậy trở thành một năng lực dũng
mãnh trong cuộc phát triển tâm linh của chúng ta. Thông thường, lực ái
dục tạo thói quen chấp thủ, làm giảm ý thức, gia tăng vô minh và bất
mãn.
Sau khi Phật Thích Ca diệt độ 800
năm, có Bồ Tát Long Mãnh ra đời, xây tháp sắt ở Nam Thiên được Kim Cang
Tát Đỏa trao truyền Mật pháp mà thành tổ thứ 3, rồi truyền cho tổ thứ 4
là Long Trí. Long Trí sống thọ 700 tuổi, truyền Mật pháp cho Kim Cương
Trí, vào năm Khai nguyên đời Đường Huyền Tôn ở Trung Quốc.
Trái ngược với thiền “an trú tính
không”, và xem như không tất cả mọi hiện tượng trước mắt, mật tông lại
vận dụng trí tưởng tượng tới mức tối đa trong lúc quán đồ hình hay
mandala. Từ sự quán tưởng những vật trước kia không, nay thành ra có, mà
hành giả cuối cùng thấy được tất cả cái có cái không đều tương đối...
Mặc dầu hầu hết các dòng
truyền thừa của Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay đều bắt nguồn từ Thiền
tông, song pháp tu hàng ngày của Tăng Ni, Phật tử lại thường bao gồm cả
Thiền - Tịnh - Mật.
Các tin đã đăng: