–
Devadata (Đề Bà Đạt Đa): Tôn giả Đề Bà Đạt Đa, theo tài liệu thuộc
văn học Pàli, là một hoàng thân xuất gia. Tôn giả tu tập thành tựu Định uẩn, có
các thần thông. Về sau khởi ý tham liên kết với Thái tử Ajàtasattu (A Xà Thế)
phế vua cha là Bimbisàra (Tần Bà Sa La) thoán ngôi. Tôn giả dựa vào thế lực của
vua A Xà Thế yêu cầu Đức Phật trao Giáo hội Tăng già cho Tôn giả lãnh đạo.
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng
hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á,
nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản
của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn
đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão
bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
B át nhã Ba La mật đa Tâm kinh
gọi tắt là Bát nhã Tâm kinh hoặc Tâm kinh gồm 1 quyển. Năm Trinh Quán thứ 23
(649) Ðường Huyền Trang (600–664) dịch từ Phạn văn ra Hán văn, Sa môn Trí Nhân
ghi chép lại. Hiện tồn bản dịch sớm nhất do Cưu Ma La Thập (343-413) dịch gọi
là Ma
ha Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh , gồm 1 cuốn. Từ đó tới nay Tâm
kinh được truyền dịch tại Trung Quốc ít nhất là 21 lần. Các cao tăng
học giả xưa nay chú, sớ kinh này nhiều không kể xiết. Ðược ghi chép trong Đại
Tạng Kinh hơn 80 loại (1) . Song lưu hành rộng rãi nhất vẫn là
Bát
nhã Tâm kinh do Huyền Trang dịch, toàn kinh gồm 260 chữ. Xưa nay tụng
niệm hoặc chú giải đều dựa theo bản dịch này.
T rong các bộ Kinh thường tụng,
Bát-Nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh là bộ được gần toàn thể Phật-tử thuộc lòng, nhưng
chỉ có một số thật ít biết rằng ngoài bản chúng ta hiện đọc do Ngài Huyền-Trang
dịch, còn nhiều bản dịch khác nữa. Vậy những bản khác ấy như thế nào, dịch giả
là ai và có chỗ sai khác quan trọng giữa nhau không? Đó là những câu hỏi mà
chúng tôi cố gắng trả lời trong bài khảo cứu ngắn ngủi này.
Đây là bài pháp thoại của Hòa th ượng Minh Châu nhân ngày Đại lễ Phật Đản 2525
(1981) tại Thiền viện Vạn Hạnh, Phú Nhận, Sài Gòn, giới thiệu Tăng Chi Bộ Kinh,
Tập II-A (bộ cũ), gồm các bài kinh trong Chương Bốn Pháp.
Kinh Kim Cương thuộc văn hệ Bát
Nhã, văn hệ Bát Nhã nầy theo Ngài Thế Thân (Vasubandhu) một Nhà Phật học hết
sức uyên áo của Phật giáo Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ tư Tây lịch cho rằng, Pháp
tạng nầy đã được Đức Phật giảng dạy đầu tiên tại thành Vương Xá, bắt đầu từ năm
thứ năm, kể từ khi Đức Thế Tôn thành đạo và kinh Kim Cang Bát Nhã đã được Đức
Phật giảng dạy sau cùng trong văn hệ Bát Nhã
Tựa đề của kinh Địa Tạng cần giải thích trước tiên là "U minh Giáo
chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát". Có nghĩa đấng giáo chủ cõi U minh
là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát. Thông thường, chúng ta tin có một vị Bồ
tát tên Địa Tạng, Ngài cầm trong tay phải một cây tích trượng và tay trái một
hạt minh châu. Ngài xuống địa ngục làm giáo chủ, dùng tích trượng đập phá cửa
địa ngục để cứu vớt chúng sanh, nếu chúng sanh chí thành niệm danh hiệu của
Ngài.
Tâm kinh Bát-nhã là một
bản kinh trọng yếu trong nhà Thiền, bản kinh này nói về “tánh không”
của các pháp. Người tu Phật phải mở được cánh cửa trí tuệ, thấu đạt lý
Bát-nhã để đi vào Không môn. Do đó chúng tôi xin trao đổi một chút về ý
nghĩa: “Yếu chỉ Tâm kinh Bát-nhã”.
Kinh Di Giáo là một tác
phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất
gia, văn chương đẹp đẽ, ý tứ rõ ràng. Ðây là những
lời dạy sau cùng của Ðức Phật, đầy tình thương và
sự khích lệ.
Các tin đã đăng: