Đêm Bồ-tát Siddhartha vượt thành xuất gia, cả hoàng thành Kapilavatthu chìm trong im ắng và hoang lạnh. Không khí chia ly buồn thương man mác như bao trùm khắp các ngã đường của kinh thành mỗi nơi Ngài đi qua.
Đức Phật nói cho chúng ta biết, sở dĩ chúng ta cứ rơi vào lo âu phiền muộn ấy là bởi thói quen nghĩ tưởng không đúng đắn của chúng ta. Hết thảy mọi thứ đều biến đổi, vô thường, nhưng chúng ta cứ mong chúng thường hằng, tồn tại mãi mãi. Tất cả mọi thứ là duyên sinh, vô ngã, ta không làm chủ được, thế nhưng chúng ta cứ xem chúng “là của ta, là ta, là tự ngã của ta”.
Xã hội là một tập hợp đa dạng bởi nhiều sắc tộc, tôn giáo, dòng họ, gia đình mà mỗi thành phần đều có căn cơ, trình độ, nếp sinh hoạt tình cảm và đời sống khác nhau. Do vậy việc nảy sinh xung đột phức tạp, nhiều khi gay gắt, đến xấu ác, cũng là chuyện không thể tránh khỏi. Tục ngữ có câu “Bá nhân-bá tánh”, vấn đề là làm sao sống giữa bá nhân-bá tánh ấy mà lòng vẫn an bình, vui vẻ.
Khi hoàng-tử bước vào sân rồng thì đã thấy phụ hoàng là vua Hương Chí, hai hoàng huynh là hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La và Công-Đức-Đa-La đang cung kính tiếp chuyện một vị tăng. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vội quỳ xuống đảnh lễ. Vua Hương Chí nói:
Đối với Phật Giáo thì lòng vị tha là một cảm tính mong sao kẻ khác tìm được hạnh phúc, và cảm tính ấy cũng tương tự như lòng từ bi - tức lòng ước mong làm tan biến mọi khổ đau và cả các nguyên nhân mang lại khổ đau mà người khác đang phải gánh chịu. Lòng vị tha ấy không giản đơn chỉ là các cảm tính cao quý, mà từ căn bản còn là những cảm tính thích nghi mang cùng một bản chất hài hòa với bản thể tự nhiên của mọi sự vật.
Một trẻ thơ chào đời, mọi người thân đều vui. Một người nhắm mắt lìa đời, những người thân yêu đều tiếc thương, ngậm ngùi khóc than tiễn biệt. Nhịp sống cứ tiếp nối như vậy, trải qua biết bao lần vui buồn với tử sanh, khiến cho nước mắt nhiều hơn nước sông Hằng, thậm chí nhiều hơn nước trong bốn biển.
Đức Phật là bậc Thánh nhân đã được khẳng định về phương diện lịch sử 1 , những cống hiến cụ thể của Ngài trong nhiều lãnh vực, đã được nhân loại ở mọi thời kỳ ca ngợi và tôn vinh. Chính vì vậy, một trong mười hiệu của Đức Phật được gọi là Thế Tôn 2 : Bậc tôn quý nhất trong thế giới. Đây là tín niệm xuất hiện rất sớm khi Phật còn tại thế và được nhiều truyền thống Phật giáo công nhận mãi đến hôm nay.
GN - Hôm nọ tôi có việc nên đi xe buýt, vì tuyến xe này chỉ có mỗi tài xế nên vé được bán tự động. Tôi lên xe, loay hoay chưa biết trả tiền thế nào, bỗng nhìn thấy cái hộp, tôi liền bỏ tiền vào rồi đợi gửi lại tiền thừa. Bất chợt chú tài xế tròn mắt rồi nói: Trời, sao con không đưa cho chú!
Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn, là người thầy hướng dẫn cho chúng ta đi tới sự an lạc, giải thoát. Ngài không phải là một vị thần linh thượng đế ban phước giáng họa, như một số người lầm tưởng.
Muốn dứt khổ phải làm sao? Diệt đế tức là thể nhập Niết-bàn vô sanh chấm dứt luân hồi sinh tử khổ đau, theo kinh pháp Hoa là thể nhập tri kiến Phật, theo kinh Hoa Nghiêm thể nhập trí huệ Phật, còn theo tinh thần của Phật hoàng Trần Nhân Tông thì “phản quan tự kỷ” tức quay lại chính mình để nhận ra ông chủ.
Các tin đã đăng: