Thể theo nguyên lý Duyên khởi, xã
hội mỗi ngày mỗi phát triển thì nhu cầu con người càng phát sinh. Nhiều
giá trị khác nhau được con người thiết lập bao gồm giá trị vật chất cũng
như tinh thần. Con người phải đối diện những vấn đề nan giải của cuộc
sống vốn thường xuyên thay đổi, đôi khi dẫn đến lầm tưởng và hệ lụy,
nhất là không phân biệt đâu là giá trị thật, hay phi thực. Vấn đề đặt ra
là làm thế nào nhận ra đâu là giá trị thực của cuộc sống để hướng đến
một đời sống thật sự hạnh phúc và an lạc.
Đây là nội dung của chương trình Pháp thoại do Đại đức Thích Viên Ngộ, tác giả của cuốn sách “Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn” đang thu hút sự quan tâm của giới trẻ, những người đang tìm hiểu và yêu thích đạo Phật trong thời gian gần đây.
Theo các giáo lý nhân quả và các ví
dụ v.v.., thật khó tìm được sự tự do và thuận lợi. Cho dù ta được sinh
làm một con người, vẫn còn những vùng đất rộng lớn không có Giáo
Pháp. Việc chư Phật xuất hiện và giảng dạy Pháp thì vô cùng hi hữu. Đặc
biệt là rất khó được nghe giáo lý Mật thừa. Cuộc đời không bền vững ngay
cả trong chốc lát. Vì thế hãy suy nghĩ cẩn trọng, liệu bạn có thể lãng
phí sự tự do và thuận lợi này?
Vào mỗi độ xuân về mọi người đều náo nức đến chùa thành tâm khấn nguyện, cầu mười phương chư Phật gia hộ gia đình luôn sống trong bình an. Cũng từ đó những người con Phật lại đi quá xa với vấn đề cầu an, thay vào đó những tập tục của thế gian tin vào những ngôi sao chiếu mệnh nên lo sợ, may hay rủi trong năm mới nên tìm cách để cầu nguyện rủi ro ra đi, tốt đẹp lại đến. Từ những mong ước trên nảy sinh ra tục dâng sao giải hạn.
Những cảm xúc hình thành bằng cách nào? Rất đơn giản. Chúng hình thành qua sự kích thích, qua bộ thần kinh. Bạn châm kim vào tôi, tôi nhẩy dựng lên. Bạn khen ngợi tôi, tôi thấy thú vị. Bạn sỉ nhục tôi, tôi không thích. Qua các giác quan của chúng ta, cảm xúc hình thành. Và phần đông chúng ta, hiển nhiên là chúng ta hành động dựa theo cảm xúc của khoái lạc, bạn ạ.
Tự tin ở mình, tin rằng Phật chính là mình, nếu biết tu tập sẽ được sức mạnh phi thường lay trời chuyển đất. Đức tin đó là một trong những giá trị tinh thần quý bàu nhất mà Phật đã đem lại cho người Việt Nam chúng ta. Tư tưởng tự lực, tự cường, tin ở sức mình, không vọng ngoại là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, nếu để cho mai một thì thật là môt mất mát lớn.
Muốn đi xa, không phải chỉ bước mãi, bức hoạ đẹp không phải chỉ gồm nhiều nét hay, muốn thực hiện đời mình, không phải chỉ xung xăng hoạt động là đủ. Kẻ sành đi đường tìm hướng trước khi đi, hoạ sĩ có tài phác hoạ bức tranh mình sắp vẽ. Người đời không ai thiếu lý tưởng mà có thể thành đạt được.
Một người làm nghề cướp bóc giết người, gây tai họa đau thương cho người khác thì chính Thân Khẩu Nghiệp nầy sẽ quả báo sự nghèo khổ và chết thảm thiết cho hắn ta về sau và kiếp sau. Trái lại, một người về Việt Nam làm từ thiện, giúp các em trong viện mồ côi, giúp kẻ tật nguyền nghèo khổ thì sẽ được quả báo giàu sang, phú quý và trường thọ về sau.
Hầu hết chúng sanh, bất kể họ mong muốn có hạnh phúc bao nhiêu, phần lớn tiêu phí thời gian của họ để hủy diệt nguyên nhân của hạnh phúc và bất kể không muồn khổ đau bao nhiêu, họ đổ xô gây tạo nguyên nhân của khổ đau. Tất cả điều này xảy ra bởi vì họ thiếu hẳn phương tiện và trí tuệ.
Chải răng, mặc áo, tắm gội, lái xe, đi bộ…bạn hãy để hết tâm ý vào việc bạn đang làm, tìm an lạc và hạnh phúc ngay trong những giây phút ấy.
Các tin đã đăng: