Nếu một ngày tình thương vắng mặt? Có bao giờ bạn giả định điều đó và thử cho một vài gạch đầu dòng cho giả định ấy? Thì “từ nay người hết thương người”, và xơ cứng, đóng băng, vô cảm.
Chúng ta đến chùa để tìm sự an tịnh, đó là nhu cầu chính của người đi chùa. Phần nhiều, chúng ta đi chùa vì mình đang gặp khổ nạn nên muốn tìm một nơi yên tịnh nào đó để ‘lánh nạn’.
Quả báo luôn bình đẳng, bất kể sang hèn giàu nghèo. Như trong kinh đã ví dụ, Sát lợi là hoàng tộc của Ấn Độ xưa, Bà la môn là giai cấp tôn giáo có địa vị rất cao trong xã hội lúc đó, Trưởng giả cư sĩ là người có phước báo nhiều, tiếp theo là tất cả mọi người và các họ tộc khác, phạm vi này rất rộng, trong đó có đầy đủ tất cả bốn giai cấp của nước Ấn Độ xưa.
Tình cờ, tôi đọc được câu chuyện về một cụ bà với “cỗ xe chó kéo”. Đó là bà Châu Thị Mỹ, còn gọi là bà Tư Mỹ, 78 tuổi, ở bến nước Trung Dân, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, Tây Ninh. Câu chuyện cảm động nhưng xót xa về bà được kể lại như sau:
Thông thường người ta cho rằng người rảnh rang mới có thời gian làm việc thiện. Tôi thì ngược lại cho rằng, người bận rộn là người có thời gian nhiều nhất. Đó chính vì vậy họ mới có thể đi làm việc thiện.
Nếu chúng ta muốn tiêu trừ tai nạn thế gian, phải tiêu trừ từ nơi nào? Lòng người chuyển ác thành thiện thì tai nạn này liền được tiêu trừ. Làm thế nào giúp lòng người chuyển ác thành thiện? Là giáo học. Không dạy thì làm sao được chứ! Không dạy thì làm sao mà biết. Giáo huấn của cổ thánh tiên hiền phải thường hay giảng, phải giảng tỉ mỉ, phải giảng thâm nhập, chúng ta hiểu rõ rồi tự nhiên liền hồi tâm chuyển ý.
Hãy thử trả lời những câu hỏi sau đây và điều đó sẽ có thể thay đổi cuộc đời của bạn. Sẽ không có câu trả lời nào là tuyệt đối cho mỗi câu hỏi, nhưng hãy cố gắng tìm câu trả lời chính xác và thành thực nhất, tôi tin rằng bạn sẽ nhận ra nhiều thứ và sớm thay đổi được cuộc đời bạn nếu bạn vẫn chưa hài lòng với nó.
Ðôi khi, có người chỉ biết đặt niềm tin nơi đấng thiêng liêng nào đó, để cầu nguyện, van xin, khấn vái cho được tai qua nạn khỏi, cho được bình an, mà không chịu tìm hiểu hư thực, không chịu tìm hiểu Chân Lý, không chịu học hỏi Chánh Pháp, cho nên những người biết lợi dụng lòng mê tín dị đoan dễ gạt gẫm, dễ lợi dụng, dễ sai khiến, hậu quả khó mà lường trước được.
Một hôm, Đức Phật cùng đệ tử vào thuyết pháp trong thành La Duyệt Kỳ, lúc ra về gặp chàng thanh niên đang lùa một bầy bò vừa ăn no, chúng nhảy vọt vào húc nhau. Thấy vậy, Đức Phật nói mấy bài tụng sau đây: "Người đi chăn đưa roi chăn, lùa bầy bò; Cũng như thế già chết chăn nuôi và lùa kéo sinh mạng đi mà nào ai có biết!. Xưa nay, hàng trăm hàng ngàn người chứ không phải một, chứa chất của cải cho lắm, cung dưỡng thân thể cho nhiều, nhưng rồi không ai khỏi điêu tàn chết chóc.
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
Các tin đã đăng: