Mục đích của Phật giáo là nhằm hướng
dẫn mọi người đạt tới đỉnh cao giác ngộ, giải thoát, bình đẳng. Nghĩa
là, thực hiện một nhân sinh quan có đủ ba mặt: Hạnh phúc, tự do, đại
đồng.
Viễn ly là một quyết định tự do khỏi không chỉ một hình thức
nào đấy của khổ đau,mà cũng là khỏi nguyên nhân của nó. Nó đòi hỏi ý
chí để từ bỏ khổ đau ấy và nguyên nhân của nó. Vì thế, nó đòi hỏi lòng
can đảm to lớn. Nó không chỉ hướng đến nhận điều gì đấy dễ thương mà
không phải trả một cái giá nào đấy.
Trước khi bắt đầu bài thuyết pháp của mình tại Tổ Đình Trung Hậu -
Vĩnh Phúc, Thiền sư Nhất Hạnh đã mời các bạn trẻ ngồi lên trên, để có
thể nghe thật rõ. Ông muốn nói về tình yêu, bản chất tình yêu nhìn từ
góc độ Phật giáo.
Từ nhiều năm nay, Christian Maes đã đưa
lên mạng Internet ( http://majjhima.perso.neuf.fr/ ) một tuyển tập dịch thuật gồm những bài kinh chọn lọc
trong bộ Trung A Hàm ( Majjhima Nikaya ) tức là " Các bài thuyết giảng có chiều dài trung bình "
và cũng là một trong số các bộ Kinh quan trọng nhất của Phật giáo nguyên thủy.
T rong thời gian qua, chúng tôi có nhận được một số
điện thư (fax) và vi-tính thư (e-mail) yêu cầu xem số tử vi cho một số độc
giả và đồng thời cũng nhận được vài lời yêu cầu cho biết quan điểm của
Phật giáo về vấn đề tử vi bói toán này. Chúng tôi rất tiếc không thể trả
lời thư riêng từng vị một và thay vào đó xin trình bầy thành một bài viết
để trả lời chung.
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩm
cúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,
sắc đẹp, an vui và sức mạnh (1) . Theo cách hiểu truyền thống thì sống
lâu là sự đạt thành Tứ thần túc ; sắc đẹp là sự nghiêm trì giới
luật ; an vui là thành tựu Tứ thiền và sức mạnh là
thành tựu Ngũ lực . Xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh ở kinh tạng, bốn pháp
này chuyên chở nhiều tầng nghĩa phong phú, sinh động, từ thấp lên cao. Trong
khuôn khổ tìm về tính đơn nghĩa, gần gũi thiết thân với đối tượng được chúc
phúc, chúng tôi thử khảo sát lời cầu chúc trong tầng nghĩa thực tiễn, đời
thường.
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh
thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,
ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền
thọai về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm
cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,
Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
Bài này được viết ra để báo hồng ân của chư Phật mười phương và tán
thán công đức vô lượng của 10 Đại Nguyện mà ngài Phổ Hiền Bồ Tát đã nói
trong Pháp hội Hoa Nghiêm…của một người học Phật sơ cơ mà trong lòng
còn chất chứa đầy phiền não.
Bốn nhân vật của Tây du ký biểu hiện cho bốn "cái thức" của
mỗi con người chúng ta. Tam Tạng là tiêu biểu cho "A-lại-da thức", có vẻ
vô tư, vô thiện, vô ác, vô phú, vô ký tính. Trư Bát giới là tiêu biểu
cho "đệ thất thức", say mê ăn, ngủ, ưa chấp ngã lắm cho nên bao nhiêu
cái hư hỏng, phiền não là do anh mà ra hết. Rồi "ý thức" là Tề Thiên Đại
Thánh, anh bay trên trời cũng được, lặn xuống nước cũng xong. Quá khứ,
vị lai hiện tại, Tôn Ngộ Không đều biết cả. "Tiền ngũ thức" là Sa Tăng,
gặp đâu hay đó, gặp sắc thì hay sắc, gặp tiếng thì nghe tiếng, hễ tiếng
qua đi rồi thì thôi.
Vô minh là nọc độc thứ
nhất trong số ba nọc độc gọi là Tam
Độc: đấy là sự đần độn hay u mê (moha - si mê ); sự thèm khát và bám víu (raga - tham lam ) và hận thù (krodha - sân
hận ). U mê (moha - ignorance - si mê) sẽ đưa đến những hành động ngu đần và
sai lầm, mang lại những xúc cảm bấn loạn trong tâm thức.
Các tin đã đăng: