Thọ uẩn là gì? Là 3 loại cảm thọ: khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ. Lạc thọ là những cảm giác dễ chịu, khi nó mất đi thì chúng ta muốn nó có lại; khổ thọ là cảm giác khó chịu, khi nó đến với ta thì ta không thích và muốn nó mất đi; bất khổ bất lạc là cảm giác không thuộc về 2 trường hợp trên.
Hiếp Tôn Giả tán thán: "Đại vương đã gieo trồng căn lành từ đời trước, nên đời này đủ phước lộc, lại lưu tâm đến Phật pháp,thực là hợp với nguyện vọng của bần tăng". Thế rồi, vua truyền lệnh triệu tập các bậc thánh triết xa gần.
Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3 . Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ .
"Những điềm lành ở trong này, các vị hãy bố thí y bát, giày dép và thuốc men". Những người muốn bố thí, liền bố thí, những người không muốn bố thí thì chê trách, hủy báng, nói: "Sa môn Thích tử không nên nhận vàng bạc, tiền của, giả sử có ai đem cho, cũng không nên đưa mắt nhìn đến, nay vì sao lại bày ra cái trò xin bố thí như thế này?".
Làm theo lời Phật dạy, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời.
Thực trạng của việc tu học Người tu hành chuyên nhất niệm Phật có thể sâu sắc thể hội rằng thế gian này sẽ có tai nạn nghiêm trọng. Đó không phải dự ngôn cũng không phải thần thông, mà là những tin tức đăng tải hàng ngày trên báo chí, tương ứng với câu trong nhà Phật “tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”.
Thông thường, những biểu tượng của Phật giáo hay những biểu
tượng của những tôn giáo khác được xem như là một vấn đề văn hóa, và ta hoàn
toàn không hiểu hết được ý nghĩa thật của chúng. Chúng được sử dụng hay tôn
kính chỉ bởi vì nó là truyền thống, hay bởi vì người ta tin rằng những biểu tượng
hay đối tượng này mang đến những điều tốt lành và thịnh vượng... Trong bài viết
này, tôi chỉ trình bày vắn tắt về năm loài thú.
Chúng ta thấy thời Phật giáo Nguyên thủy đã đề cập đến vấn đề
“không” một cách rất thâm thúy, với các tầng bậc ý nghĩa giá trị, phục
vụ cho đời sống tu tập của hai bộ đại tăng. Tuy nhiên, khái niệm không
này không chỉ dừng lại ở thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, mà đến thời kỳ
Bộ phái, tư tưởng này cũng được đem ra bàn luận, mổ xẻ và có lẽ đỉnh cao
của khái niệm không, chính là thời kỳ của Phật giáo Đại thừa.
Phật giáo được gọi là một tôn giáo có đặc tính phổ quát,
không phải chỉ làm thay đổi tín ngưỡng của tha nhân mà còn kết hợp
những giá trị chung như hoà bình, từ bi và thành tín
“Người canh giữ đích thực
cho hoà bình xuất phát từ nội tâm: tinh thần quan tâm và trách nhiệm về
tương lai cho chính mình và vì phúc lợi cho tha nhân" - H.H Dalai Lama.
Một trong những vấn đề cổ xưa
nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ
đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của
đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì
khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ
thích làm điều dễ.
Các tin đã đăng: