Từ nguyên lý tất cả đều chuyển hoá, Phật học đã gặp khoa học với khái niệm cơ bản vô thường. Vô thường là gì? Nói một cách đơn giản, vô thường nghĩa là không thường tồn tại, mà thay đổi từng giờ từng phút, từng giây, tất cả mọi sự vật thuộc giới vô cơ hay hữu cơ, đều biến thiên vô thường.
Thuyết nghiệp (Karma hay Kamma) bắt nguồn từ đâu? Không ai rõ
cả, nhưng vào thời Đức Phật, thuyết nghiệp đã được chấp nhận rộng rãi, hầu như
bởi tất cả các tôn giáo và triết phái ở Ấn Độ (trừ phái Duy vật còn gọi là
Carvaka hay Lokayata).
Quán chiếu và thiền định về cái chết và sự vô thường được coi là rất quan trọng trong Phật giáo vì hai lý do: (1) chỉ vì ý thức đời sống ngắn ngủi và quý giá như thế nào nên chúng ta có thể làm cho nó có ý nghĩa và sống trọn vẹn với nó, (2) và bằng sự hiểu biết về tiến trình chết và tự mình làm quen với nó, chúng ta có thể loại bỏ sự sợ hãi vào lúc chết và bảo đảm cho một sự tái sinh tốt.
Theo đạo Nho,
có năm điều căn bản để bảo vệ tam cương, đó là nhân, lễ, nghĩa, trí và tín. Năm
việc này quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ xã hội. Mở đầu là lòng
nhân từ, tức tình thương giữa những người đồng loại và cuối cùng là tín, tức niềm
tin. Trong cuộc sống, nếu đánh mất niềm tin của mọi người thì sự nghiệp của
mình coi như bỏ đi. Vì vậy, cần cố giữ niềm tin của người đối với ta. Thực tập
điều này, ta hứa với ai điều gì thì phải giữ lời hứa và thực hiện lời hứa.
Sân hận được định nghĩa là "sự nóng nảy, sự hãm hại, sự
chống đối, sự hung dữ và sự không hoan hỷ của tâm". Đây là một trạng
thái tình cảm thông thường của con người tùy theo mức độ nào đó khi phải
đối diện với những hoàn cảnh không bằng lòng.
Trên cõi đời này, tất cả chúng ta dù lớn hay nhỏ, ai cũng như ai đều
thấy mình (bản ngã) là quan trọng; cho mình là trung tâm của vũ trụ,
nên xem thường mọi người và muốn mọi người quí trọng mình, hướng về
mình. Đó là cái bệnh rất lớn làm cho con người đau khổ.
Đức Phật là bậc Thánh nhân đã được khẳng định về phương diện lịch sử 1 , những cống hiến cụ thể của Ngài trong nhiều lãnh vực, đã được nhân loại ở mọi thời kỳ ca ngợi và tôn vinh. Chính vì vậy, một trong mười hiệu của Đức Phật được gọi là Thế Tôn 2 : Bậc tôn quý nhất trong thế giới. Đây là tín niệm xuất hiện rất sớm khi Phật còn tại thế và được nhiều truyền thống Phật giáo công nhận mãi đến hôm nay.
Trung tâm Văn hóa Phật giáo ở Huế, còn gọi là Trung tâm Liễu Quán, nằm bên hữu ngạn sông Hương, được thành lập từ mấy chục năm nay. Sau năm 1975, Nhà nước quản lý mãi cho đến gần hai mươi năm sau mới giao quyền lại cho Tỉnh hội Phật giáo Huế, bấy giờ chỉ là một ngôi nhà… không thể coi là một trụ sở văn hóa Phật giáo được. Tỉnh hội Phật giáo Huế đã cho vẽ một sơ đồ thiết kế để trùng tu, không lấy gì làm đồ sộ, nhưng đúng nghĩa là một trung tâm văn hóa. Kinh phí ước tính tuy không phải là cao, chỉ bằng một căn hộ trung bình ở thành phố, nhưng đối với Tỉnh hội Phật giáo Huế thì lại là một vấn đề khá khó khăn.
Theo đạo Nho, có năm điều căn bản để bảo vệ tam cương, đó là nhân, lễ, nghĩa, trí và tín. Năm việc này quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ xã hội. Mở đầu là lòng nhân từ, tức tình thương giữa những người đồng loại và cuối cùng là tín, tức niềm tin. Trong cuộc sống, nếu đánh mất niềm tin của mọi người thì sự nghiệp của mình coi như bỏ đi. Vì vậy, cần cố giữ niềm tin của người đối với ta. Thực tập điều này, ta hứa với ai điều gì thì phải giữ lời hứa và thực hiện lời hứa.
Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làm nơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa, cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến khá phức tạp.
Các tin đã đăng: