Theo kinh điển Phật Giáo có hai loại ham muốn: Chanda và Tanha. Tanha
thường liên hệ đến khoái lạc cảm giác. Tanha thúc đầy con người đi tìm
kiếm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và thường được nuôi dưỡng bởi vô minh.
Trong khi đó Chanda hướng về các lợi ích đích thực, đưa đến tinh tấn và
hành động, đặt căn bản trên ý thức phản tỉnh.
Bài viết sẽ trình bày những nét khác biệt giữa đạo đức học Phật giáo
và đạo đức học của Kant khởi từ lý thuyết nhân quả.Từ đó ta có thể thấy
được dù đi hai con đường khác nhau, từ hai lối nhìn và cách đặt vấn đề
khác nhau, hai hệ thống tư tưởng này có thể gặp nhau trên những điểm
cơ bản về ý nghĩa cũng như nội dung của thái độ đạo đức.
Phật giáo là đạo công truyền chứ không phải bí truyền ,
là đạo trí tuệ chứ không phải giáo điều, lại càng không chấp nhận sự
cuồng tín. Chính Ðức Phật đã bác bỏ quan điểm độc quyền của Bà La Môn
cho rằng chỉ có giáo sĩ Bà La môn mới có quyền đọc Thánh kinh Vệ Ðà.
Giáo lý thập như thị xuất xứ ở phẩm Phương tiện của kinh Diệu Pháp
Liên Hoa. Đây là một bộ kinh đại thừa xiển dương tinh thần Nhất Phật
thừa, con đường hướng đến quả vị Phật. Trong giáo lý của Phật từ thời kỳ
đầu là gồm 3 thừa Thanh văn, Duyên Giác và Bồ Tát
Cái học phương Đông thường không tin rằng lý trí có thể thấu hiểu được mọi vấn đề bằng khả năng phân tích, tổng hợp của nó, mà luôn xem lý trí - và theo đó, tri thức - là chướng ngại trên con đường tìm về tâm đạo.
Khi
đức Milarepa theo ngài Marpa tu tập thì trong lúc đầu, ngài Marpa chẳng
ban cho đức Milarepa cái gì cả ngoại trừ sự khó khăn. Trong suốt một
thời gian dài, ngài Marpa chẳng ban cho đức Milarepa một lễ quán đảnh
hay giáo huấn nào nhưng lòng sùng mộ của đức Milarepa đối với vị đạo sư
của mình tuyệt nhiên không chút nào bị suy suyển mặc dù nhiều lần, đức
Milarepa đã có phần bị thối chí.
Thời kỳ tăng chúng được thanh tịnh
không cần đến giới luật, giảm dần qua các đời. So với Thánh chúng trong các hội,
thánh chúng của Phật Thích-ca cũng rất ít. So với tuổi thọ của các Phật trước, tuổi
thọ của Phật Thích-ca cũng rất ngắn.
Căn
cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay
kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm,
chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì
mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.
Một con đường Trung đạo thu góp những
tinh hoa của hai bên và bỏ bớt những gì cực đoan đã gây ra và sẽ còn gây
ra những rắc rối đau khổ chắc hẳn là con đường tối ưu cho nhân loại
ngày nay.
Tôi không sinh ra trong một gia đình theo đạo phật ‘thuần thành’.
Cũng như phần đông dân Việt, ông bà cha mẹ tin theo tín ngưỡng truyền
thống, thờ ông bà tổ tiên, tâm thức hiền lành, hiểu ‘luật’ nhân quả một
cách giản dị, gieo đậu trồng đậu, gieo gió gặt bão. Tôi không nghĩ có ai
trong gia đình tôi thọ tam qui ngũ giới một cách chính thức, nhưng
trong đầu có lẽ ai cũng đều nghĩ mình là theo đạo Phật.
Các tin đã đăng: