Trong
những năm gần đây, phong trào Phật giáo được phổ biến tại nhiều nước
trên thế giới, một phần là nhờ tinh thần cởi mở ít tính giáo điều của
Phật giáo.
Trong khoảng 1000 năm tồn
tại và phát triển, Phật giáo dung hợp văn hoá bản địa, góp phần vào sự
phát triển chung của dân tộc. Từ nền tảng này, đã tạo ra một bước
chuyển hình thành triều đại Lý - Trần thịnh vượng phú cường kéo dài
khoảng 400 năm. Đó cũng là thời hoàng kim của Phật giáo Việt Nam.
Trong triết học Phật giáo, giữa bản thể và nhận thức có quan hệ
không tách rời. Biểu hiện của quan hệ ấy ở chỗ tính “không” của bản
thể, cũng như tính vô thường, nhân quả của thế giới hiện tượng chỉ được
nhận thức thông qua mối quan hệ với “ tâm ”. Quan hệ này cũng
giống như quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng.
Bài thơ này ví von cũng rất hay. Chữ Tâm
心 trong chữ Hán được mô tả có ba chấm như ba ngôi sao (Tam điểm như
tinh tượng), còn móc câu nằm ngang như ánh trăng nghiêng (Hoành câu tợ
nguyệt tà). Phi mao tùng thử đắc, tố Phật dã do tha: Mang lông đội sừng
tức làm thân trâu, ngựa… là do tâm này, mà Phật cũng từ nó.
Tất cả mọi người tu, ai
cũng có ước
nguyện được sanh về cõi Cực Lạc hoặc nhập Niết Bàn vô sanh không còn
luân hồi
sanh tử. Nhưng tu thế nào mới gần và được Niết Bàn? Tu thế nào xa và
không được
Niết Bàn? Bài kệ sau đây của một tôn giả đệ tử Phật nói về việc gần và
xa Niết
Bàn:
Ngày
nay có nhiều học phái tâm phân khác nhau, từ những người theo lý thuyết
của Freud một cách chặt chẽ và mềm dẻo, đến những người “xét lại”,
những người khác nhau về lập trường, họ đã biến đổi quan niệm của Freud
nhiều hay ít. Tuy nhiên, trong mục đích hiện tại của chúng ta, những dị
biệt ấy không quan trọng bằng dị biệt giữa nền tâm phân học cốt yếu nhằm
mục tiêu thích nghi xã hội và nền tâm phân học nhằm mục đích “chữa trị
linh hồn”.
Thế
giới là một sự trình hiện, một dạng xuất hiện dưới mắt của một chủ thể.
Như ta đã biết, cái "khách quan" đó phải cần một chủ thể nhận thức mới
có. Vấn đề còn phức tạp và nan giải hơn khi ta nhớ rằng cái khách quan
lẫn cái chủ quan là không có tự tính.
Những vòng tròn ánh sáng "khi ẩn khi hiện" nói trong bài trước liệu có
thể được coi là một dạng của linh hồn? Chưa thể kết luận được như vậy
nếu chỉ dừng ở những tấm ảnh. Chúng ta giải thích thế nào về những quỹ
đạo trượt và những quỹ đạo rất phức tạp của các vòng tròn?
Đọc trong kinh điển, chúng ta thấy Phật có nói đến “Hằng hà sa số thế
giới”, có nghĩa là các thế giới trong vũ trụ này nhiều như cát sông Hằng
(bên Ấn Độ), không thể nào đếm hết được. Lúc đó ngoại trừ những bậc đã
chứng ngộ, có thần thông, biết được những gì Phật nói là thật có, còn
phần đông thì đều tin suông, hoặc bán tín bán nghi, hoặc không thể tin,
hay khó mà tin được.
Tâm là gì? Trong chúng ta chắc có nhiều người đã
từng được nghe giai thoại Thiền học liên quan đến câu chuyện "an tâm"
giữa Bồ Đề Đạt Ma và Tổ Huệ Khả. Khi Tổ Huệ Khả thỉnh cầu Bồ Đề Đạt Ma,
“Xin Thầy an tâm cho con.” Bồ Đề Đạt Ma bảo, “Ngươi đem tâm của ngươi ra
đây để ta an cho.” Tổ Huệ Khả bối rối, “Nhưng con không thể tìm ra nó.”
Bồ Đề Đạt Ma cười bảo, “Thì ta đã an tâm cho ngươi rồi đó.”
Các tin đã đăng: