Làm theo đúng di chúc, hậu duệ của vị thiền sư này đã đưa thi hài của
ông lên mặt đất 3 lần vào các năm 1955, 1973 và gần đây nhất là năm
2002 có sự chứng kiến của các tín đồ Phật giáo Nga và các chuyên gia y
tế. Tất nhiên, kết quả cho thấy là một xác chết hoàn toàn nguyên vẹn như
vừa mới qua đời.
Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật
giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Đó là những bộ kinh
chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm
những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã ...
Duyên khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô Thượng Bồ-đề. Từ
đấy, Thế Tôn được Trời, Người tôn xưng với mười hiệu Như Lai. Không có
một sử liệu nào, cũng không có một bản Kinh nào nói khác đi về nội dung
chứng ngộ đó của Thế Tôn.
Trước hết nhắc lại có sáu trung ấm hay
bạt đô: trung ấm trong mộng, trung ấm trong đại định, trung ấm tự nhiên
của đời sống; trung ấm đau đớn của cái chết; trung ấm pháp tính (thời
gian của Ánh sáng căn bản xuất hiện ngay sau khi chết); và trung ấm tái
sinh. Sở dĩ có trung ấm là vì tâm vô minh bất giác: bất giác lúc sống,
bất giác lúc chết, bất giác lúc gặp ánh sáng chân lý, bất giác lúc tìm
tái sinh.
Không phải là tình cờ mà mọi thời khóa
nhật tụng đều có bài Bát Nhã Tâm kinh. Sự nhắc nhở thường xuyên về Tánh
Không đó, là sự nhắc nhở giải thoát. Bởi vì Tánh Không chính là giải
thoát.
Có
Ma hay không có Ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được
ta hay không ? Phải trừ Ma như thế nào ?... Đó là những câu hỏi có thể
nêu lên cho mỗi người trong chúng ta, vì có thể có người chưa hề « gặp
ma » bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem Ma ra thế nào, hoặc có người
đã từng « thấy ma » nên vẫn còn bị Ma ám ảnh và muốn biết xem cái thấy
của mình, hay là cái con Ma họ thấy có thật hay không.
Sự tức giận, cơn thịnh nộ, sự phẫn
nộ, dù gọi nó bằng cái tên gì thì nó vẫn xảy ra với tất cả chúng ta,
ngay cả những người Phật tử. Bởi vì Phật tử vẫn còn là một chúng sinh và
do đó thỉnh thoảng vẫn có tức giận. Đối với vấn đề này, Phật giáo dạy
chúng ta làm gì khi giận hờn?
Song song với triết lý "ở hiền gặp lành", "thiện thắng ác" là
triết lý "ác giả ác báo", "trèo cao ngã đau". Nó như hồi chuông cảnh
báo cho những ai đã và đang sống không đúng với lương tâm của một con
người.
Khi nói tới Kinh Tế Phật Giáo có nhiều người không khỏi ngạc nhiên và e dè. Kinh tế tự túc của chùa nhiều lắm là mấy mẫu ruộng cho thuê, để tìm thêm một chút lợi tức. Chùa chẳng phải nhờ bá tánh hỷ cúng đó sao? Trên bình diện quốc gia, mấy nước Phật Giáo chẳng phải là mấy nước nghèo nhất thế giới: Tích Lan, Thái Lan, Miên, Lào, Việt Nam, Miến Điện.
Chủ đề nêu ra nghe
hơi lạ, kinh Phật có nói đến vấn đề này hay không, tại sao chúng ta lại
đề cập. Phật dạy rằng những gì Ngài đã nói chỉ là phương tiện; còn việc
chính yếu là Ngài làm cho cuộc sống con người hướng thượng và thăng hoa.
Các tin đã đăng: