Các
học giả ngày nay đều công nhận rằng tất cả các tôn giáo trên thế giới
đều phát sinh từ sự sợ hãi. Vào những thời kỳ xa xưa, con người rất
khiếp sợ sấm sét, bóng tối và các hiện tượng mà họ không đủ sức để hiểu
hoặc khắc phục được. Nhằm mục đích mong cầu tránh được hiểm nguy, họ tìm
mọi cách để biểu lộ thân phận nhỏ bé và sự ngoan ngoãn của họ và đồng
thời tôn vinh những thứ ấy. Sau đó, khi kiến thức và sự hiểu biết của
con người phát triển hơn, sự sợ hãi trước đây đối với các hiện tượng
thiên nhiên lại chuyển thành một thứ sợ hãi khác khó nhận biết hơn. Các
tôn giáo đã được phát sinh bằng sự sùng bái các hiện tượng thiên nhiên,
thần linh và các nhân vật trên trời ngày càng trở nên khôi hài, vì sự sợ
hãi đã trở thành tinh tế hơn nhiều: đấy là sự sợ hãi trước những khổ
đau, và đối với sự sợ hãi này thì lại không có một phương tiện vật chất
nào có thể làm cho nó giảm bớt đi được. Con người bắt đầu cảm thấy sợ
hãi trước sinh, lão, bệnh, tử, kể cả những mối thất vọng và lo buồn khác
bắt nguồn từ sự thèm muốn, giận dữ và vô minh - và đấy là những thứ mà
không một quyền lực hay một sự giàu có nào có thể làm cho nguôi ngoai
được.
Nalanda là một khu đại học rất quy mô của Phật giáo suốt từ thế kỷ
thứ V đến thế kỷ XII. Khu đại học này từng được ghi nhận là có mười ngàn
sinh viên và hai ngàn giáo sư, bao gồm nhiều ngành học khác nhau, và
cũng là một trong những trường đại học mang tầm quốc tế đầu tiên.
Phật giáo có mặt tại nước Anh vào thế kỷ XIX
thông qua các bản dịch kinh điển từ các trường đại học. Vào năm 1879, tác giả
Sir Edwin Arnold đã biên soạn một tập sách diễn tả cuộc đời Đức Phật dưới thể
thơ có tựa đề Ánh sáng Á châu (The Light of Asia). Tập sách này đã trở
thành một tác phẩm kinh điển và vẫn còn được xuất bản cho đến ngày nay.
Khoảng vài ba mươi năm trước đây, bất cứ người nào ở các nước Tây Phương
có cảm tình với Phật giáo đều được coi là hạng người thiếu suy xét. Vào
thời đó, người ta còn xem đạo Phật đại để như một tôn giáo đầy màu sắc
thần bí lẫn mê tín dị đoan và không ai tin rằng Phật giáo sẽ có thể đóng
một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống tinh thần cho các
dân tộc Tây Phương như hiện nay.
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú.
Chùa Hải Ấn (Haeinsa) là một ngôi chùa
đứng đầu tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc. Chùa Hải Ấn được nhiều người biết đến bởi đây là
ngôi chùa lưu trữ bộ Đại tạng kinh Hàn Quốc bằng mộc bản. Toàn bộ Đại tạng kinh
Hàn Quốc được khắc lên trên hơn 80.000 bản gỗ.
Từ trước đến nay, những khuynh hướng bài bác Đại Thừa -cả trong lẫn
ngoài Phật giáo- thường cho rằng kinh điển Đại Thừa là ngụy tạo, từ đó
họ cũng hạ bệ luôn tất cả những vị Bồ Tát đã được quần chúng Phật tử lâu
đời tôn thờ kính ngưỡng -đặc biệt là Bồ Tát Địa Tạng- coi đó như là
những nhân vật hư cấu, sản phẩm của đầu óc tưởng tượng phong phú của
người Trung Hoa.
Bangladesh
được thừa nhận là một quốc gia tôn trọng sự hài hòa giữa các tôn giáo. Trong một khoảng thời gian rất dài của lịch sử, đất nước Bangladesh ngày hôm nay đã từng là một phần của
Ấn Độ và được biết đến như là Bengal. Cho nên
lịch sử của đất nước Bangladesh
hiện đại khá ngắn.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Phật giáo 2012 tại Nghệ An, GS.
Cao Huy Thuần từ Cộng hóa Pháp về tham dự và đã có buổi thuyết trình về
đề tại "Tại sao Phật giáo ảnh hưởng ở Phương Tây" tại nhà Văn hóa Lao
Động tỉnh Nghệ An. Buổi thuyết trình đã thu hút hàng nghìn người tham
dự, sau đây là toàn văn bài thuyết trình
Các tin đã đăng: