Tổ sư họ Tạ, húy Nguyên Thiều, tự Hoán Bích, sinh giờ Tuất,
ngày 15 tháng 5 năm Mậu Tý, tức là ngày 8 tháng 7 năm 1648, tại huyện
Trình Hưng, phủ Triều Châu, Quảng Đông. Năm 19 tuổi xuất gia với Hòa
thượng Bổn Khao - Khoáng Viên tại chùa Báo Tư, ở Trung Hoa được Bổn sư
trao cho Pháp danh Nguyên Thiều, tự Hoán Bích.
Từ khởi nguyên, mục đích của đạo Phật là ban vui cứu khổ. Vì chúng sanh căn tánh đa dạng, nên đức Phật phải phương tiện với nhiều pháp môn bằng câu châm ngôn quen thuộc. Đó là “chúng sanh đa bệnh Phật Pháp đa phương”. Cho nên giáo pháp của đức Phật được phương tiện chia ra làm mười tông (theo cách thành lập tông của Trung Hoa), mỗi tông phái nhằm thích hợp với một số căn tánh chúng sanh. Hầu hết các tông phái này được phát triển ở Trung hoa, dù Thiền, Tịnh hay Mật… cũng đều có chung một mục đích là làm sao cho tất cả chúng sanh đều được giác ngộ.
Làm
thế nào để hoằng pháp? Đó là câu hỏi luôn luôn được các vị tôn túc và
tất cả các cư sĩ quan tâm suy nghĩ, thảo luận để tìm phương pháp thích
nghi. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam hòa bình sau cả thế kỷ chiến
tranh và đang đối diện với nhiều tôn giáo mới xuất hiện, chúng ta cần
những phương pháp hoằng pháp hiệu quả nào để có thể đem lời Đức Phật
tới và mời gọi mọi người cùng tu học?
Sáu
tu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"
(Magadha) trong thung lũng sông Hằng ( Phổ
Diệu kinh - Lalitavistara ). Họ đi
xuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ả
và lòng họ thật thanh thản.
Đại lão HT.Thích
Thanh Bích, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, trú xứ tại tổ đình Hội Xá,
Thường Tín, Hà Nội, Trưởng Sơn môn Tế Xuyên Bảo Khám
Hà Nam, Xuân Nhâm Thìn - 2012 năm nay tròn 100 tuổi.
Trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản, có một vị Đại sư mà tiểu sử
của Ngài thường được rất nhiều sách vở, tài liệu nghiên cứu đề cập và
đặc biệt cuộc đời của Ngài được thể hiện trong vô số mẫu chuyện thần
thoại dân gian được phổ biến sâu rộng trong dân chúng Nhật.
Truyền thống Phật giáo không có sứ giả đứng ra tuyên bố đúng
hay sai thay đức Thế Tôn về cách con người áp dụng giáo pháp của ngài.
Không
chỉ đẹp và lãng mạn, chùa Hương còn nổi tiếng là miền đất Phật thu hút
hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến hành hương, thưởng lãm. Năm
nào cũng vậy, cứ đến ngày khai hội, chùa Hương lại đón tiếp hàng nghìn
lượt du khách tham dự. Dự kiến trong mùa lễ hội năm nay, chùa Hương sẽ
đón khoảng 1,5 triệu lượt khách.
Dù
đêm tăm tối bao nhiêu, mặt trời vẫn lại mọc. Sự thực đó, thế giới đang
thấy ở Myanmar. Nhưng có một sự thực khác nữa thế giới cũng vừa thấy
qua con người của bà Aung San Suu Kyi: cường bạo đàn áp bao nhiêu, sức
mạnh tinh thần vẫn thắng. Bà nói như thế từ lâu, nghe khó tin. Nhưng sự
thực đã là sự thực. Ai cho bà sức mạnh đó? Cái hồn của nước bà. Cái
hồn ấy, ai cũng biết: đạo Phật của bà.
Quả thật là đã không hề có một dấu hiệu nào báo trước sự thành công
kỳ lạ của Phật Giáo tại Tây Phương trước khi Phật Giáo tiếp xúc với
miền đất này vào thế kỷ XX. Alfred Foucher (1865-1952, là một học giả uyên bác của Pháp) ,
tác giả một quyển sách thuật lại cuộc đời của Đức Phật hiện vẫn còn
giá trị
Các tin đã đăng: