Những xung đột trong quyền lợi chính trị và quan hệ
nhân sinh thể hiện trong vở kịch đã được hóa giải một cách nhẹ nhàng và
đầy tính thuyết phục nhờ sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo trong tư
tưởng và hành động của nhân vật, từ vị nữ hoàng mất ngôi của nhà Lý, nhà
vua trẻ tuổi họ Trần phải chứng kiến bao cảnh đau lòng trong hoàng tộc
đến ông lão hiền minh trong dân gian.
Không nơi đâu trên thế giới có một ngôi chùa mang nội hàm văn hóa - võ
công đồ sộ, được giới võ lâm mệnh danh là ngôi sao Bắc Đẩu danh trấn
thiên hạ như Thiếu Lâm Tự. Trải qua biết bao biến cố thăng trầm, Thiếu
Lâm Tự vẫn sừng sững, uy nghi trong tâm thức của mọi môn đồ võ thuật
trên thế giới, như mời gọi một cuộc hành hương tới nơi cội nguồn…
Ông là người có một tiểu sử minh bạch, có tên húy
(Từ Lộ), tên cha (Từ Vinh), tên mẹ (Tăng Thị Loan) và quê hương bản
quán rõ ràng (hương Yên Lãng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống
Đa- Hà Nội). Ấy thế mà rồi ông được tôn vinh vào hàng Thánh, thánh Láng,
thánh Từ Đạo Hạnh, có phép thần thông rồi thác sinh làm vua Lý Thần
Tông (1128- 1138), sau còn là hậu thân Lê Thần Tông (1619- 1643)
Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường
là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam
chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo
Trung Quốc.
Trên thế giới, có hơn 1 / 4 người dân có lòng tín ngưỡng vào tôn giáo
Đông phương, bao gồm Phật giáo, Ấn Độ giáo, Tích Khắc giáo (Sikhism),
Đạo giáo v.v... Thần điện trung tâm của các tín đồ này là những ngôi tự
viện trang nghiêm, được phân bố nhiều nơi trên thế giới, trong đó có
hàng nghìn hàng vạn ngôi chùa qui mô hoành tráng. Dưới đây chọn ra 12
ngôi chùa siêu cấp được mọi người trầm trồ tán thưởng nhất, chúng ta hãy
từ từ chiêm ngưỡng.
Chùa Châu Thới tọa lạc trên đỉnh núi Châu Thới, thuộc xã Bình An, huyện
Dĩ An, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Bình Dương. Những
công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo, vẻ đẹp yên bình, thoáng đãng của
chùa thu hút nhiều khách thập phương đến viếng thăm.
Sự
tích của Vĩnh Nghiêm Tự này, căn cứ theo " Bắc Giang Địa Chí " của
ông Trịnh Như Tấn, hiệu Nhật Nham (Tín Đức Thư Xã xuất bản) tháng 7 năm
1937 viết: Theo tục
truyền trong dân gian địa phương thì chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng lên
từ thời Lý Thái Tổ ( 1010-1028).
Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây dựng
vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Chùa Một Cột là một Quốc tự, liên
quan tới vua sáng lập triều Lý, được
xây dựng gần khu vực Tử Cấm thành, hàng tháng cứ rằm, mồng một vua đến
đặt lễ cầu phúc.
Đời Trần, Phật giáo tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Trần Thánh Tông chịu
ảnh hưởng đậm của Thái Tông, thông Phật và Nho, chuẩn bị và giáo dục kỹ
người kế nghiệp là Nhân Tông. Nhân Tông – vị vua giác ngộ Phật pháp, đưa
đến thời kỳ hiển hách nhất đời Trần.
Với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm trên cơ sở hợp
nhất các thiền phái đã và đang hoạt động vào thời Trần, lần đầu tiên
trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ, một tổ chức Giáo hội nước
ta ra đời và đi vào hoạt động với tên gọi Giáo hội Trúc Lâm.
Các tin đã đăng: