Quảng Nghiêm tự còn được gọi bằng những cái tên giản dị, đậm chất dân
gian như chùa Sở, chùa Núi, chùa Tiên Lữ... nhưng có lẽ được biết đến
nhiều nhất là chùa Trăm Gian, tọa lạc tại xã Tiên Phương, huyện Chương
Mỹ, trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội.
Chùa Tảo Sách (hay còn gọi là Tào Sách, Linh Sơn tự) ở số 386, đường Lac
Long Quân, phường Nhật Tân, nằm trong quần thể chùa, đình, phủ, miếu
nổi tiếng nhìn ra Hồ Tây và cũng là một trong số ít những ngôi cổ tự ở
Hà Nội còn giữ được vẻ cổ kính, u tịch, trang nghiêm của không gian Phật
đài, nhưng lại rất đẹp, cảnh sắc tốt tươi, thu hút nhiều du khách và cả
sỹ tử đến vãn cảnh và đọc sách.
Trong tác phẩm tuyệt hảo của mình, Giáo Huấn Chân Thật, Thực hành và
Thân Chứng của Pháp môn Tịnh Độ, Thân Loan đã trả lời những bình luận
trong Phật giáo – đặc biệt là những học giả - những người nghĩ rằng
những giáo huấn của ông không có thực hành ngoại trừ một niểm tin giản
dị đối với Phật Di Đà là hoàn toàn không phải Phật giáo.
Tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo không chỉ hiện diện đậm nét ở
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, mà còn góp phần quan trọng
tạo nên giá trị độc nhất vô nhị của khu di tích, là biểu hiện rõ nét
của sự giao thoa văn hóa. - GS Phan Huy Lê.
Từ Trần Nhân Tông (ở ngôi
1279-1293) cho đến nay, Phật giáo nước ta về cơ bản vẫn chịu những ảnh
hưởng bởi những thiết định của nền Phật giáo do dòng thiền Trúc Lâm Yên
Tử, trực tiếp là nhà vua-thiền sư Trần Nhân Tông, đệ nhất Tổ thiết lập.
Chúng ta sẽ tìm hiểu thời kỳ này qua hai giai đoạn: giai đoạn từ vua
Trần Nhân Tông đến chúa Nguyễn Phúc Chu và từ chúa Nguyễn Phúc Chu đến
cận đại.
Chùa
Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, nay thuộc
xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 20 km
về phía Tây Nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên
Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ
thời nhà Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người làng Láng
nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
Phật giáo từ Ấn Ðộ du
nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được
tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc,
dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch
sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở,
trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang
bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực
phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
118 ngôi chùa trong cả nước đã được phủ kín trong sách “Chùa
Việt Nam”; đặc biệt thêm hai dạng chùa mới ít thấy xuất hiện là chùa
miền núi và chùa miền hải đảo.
Chùa
Dâu tên chữ là Diên Ứng Tự, tọa lạc trên đất làng Dâu, xã Thanh Khương,
huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Hàng năm lễ hội mở vào ngày 17 tháng
giêng âm lịch, đúng vào ngày sinh của Phật mẫu Man Nương. Chánh hội thì
lại được mở vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch, trùng với dịp lễ Phật Đản;
đây cũng là ngày kỷ niệm khánh thành tượng Tứ Pháp.
Ngược dòng thời gian cách đây hơn hai mươi sáu thế
kỷ, một con người lịch sử bằng xương bằng thịt xuất hiện ra đời khoảng
năm 624 trước công nguyên tại vườn Lâm-tì-ni (Lumbini) thuộc Ấn Độ,
Nê-pan (Nepal) ngày nay.
Các tin đã đăng: