Tịnh độ
Ba kinh Tịnh Độ
Tác giả: Thích Thiện Thông
24/02/2010 04:53 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

KINH PHẬT THUYẾT VÔ-LƯỢNG-THỌ PHẬT: QUYỂN THƯỢNG

Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật ở tại núi Kỳ-Xà-Quật thuộc thành Vương Xá, cùng với số đông các đại tỳ kheo mười hai ngàn người, toàn là những bậc đại A-la-hán đủ các thần thông. Tên các vị là:

Tôn giả Liễu-Bổn-Tế, tôn giả Chánh-Nguyện, tôn giả Chánh-Ngử, tôn giả Đại-Hiệu, tôn-giả Nhân-Hiền, tôn-giả Ly-Cấu, tôn giả Danh-Văm, tôn-giả Thiện-Thật, tôn-giả Cụ-Túc, tôn-giả Ngưu-Vương, tôn giả Ưu-Lâu-Tần-Loa Ca-Diếp, tôn giả Già-Da Ca-Diếp, tôn giả Na-Đề-Ca-Diếp, tôn giả Ma-Ha Ca-Diếp, tôn-giả Xá-Lợi-Phật, tôn-giả Đại-Mục-Kiền-Liên, tôn giả Kiếp-Tân-Na, tôn-giả Đại-Trụ, tôn-giả Đại-Tịnh-Chí, tôn-giả Ma-Ha-Châu-Na, tôn-giả Mãn-Nguyện Tử, tôn-giả Ly-Chướng , tôn-giả Lưu –Quán, tôn-giả Kiên-Phục, tôn giả Diện-Vương, tôn giả Dị-Thừa, tôn-giả Nhơn-Tánh, tôn-giả Gia-Lạc, tôn-giả Thiện-Lại, tôn-giả La-Vân và A-Nam-Đà. Các vị này là những bậc thượng thủ trong toàn chúng tăng. Lại có các vị Bồ-tát Đại thừa:Bồ-tát Phổ-Hiền, Bồ-tát Văn-Thù, Bồ-tát Di-Lặc… Những Đại Bồ-tát sẽ thành quả Phật trong Hiền kiếp này cũng đồng có mặt trong số hội chúng.

Lại có mười sáu Bồ-tát cư gia: Bồ-tát Hiền-Hộ, Bồ-tát Thiện-Tư-Nghị, Bồ-tát Tín-Huệ, Bồ-tát Không-vô, Bồ-tát Thần-Thông-Hoa, Bồ-tát Quang-Anh, Bồ-tát Tịch-Căn, Bồ-tát Trí-Tràng, Bồ-tát Hương-Tượng, Bồ-tát Bảo-Anh, Bồ-tát Trung-Trụ, Bồ-tát Chế-Hành, Bồ-tát Giải-Thoát. Tất cả Bồ-tát đều noi thánh đức của Bồ-tát Phổ-Hiền.

Các đại sĩ này đều đủ vô lượng hạnh nguyện Bồ-tát, an trụ nơi tánh công đức của tất cả các pháp, dạo khắp mười phương, thực-hành phương-tiện quyền biến, vào tạng pháp Phật, rốt ráo đến bờ giải thoát, có thể ở nơi vô lương thế giới hiện thành chánh-giác, thường thường ngự nơi cung trời Đâu-suất tuyên rộng chánh pháp.

Đến kỳ thành Phật, đại Bồ-tát từ cung trời Đâu-suất, giáng thần xuống cõi Nam Diêm-phù-đề, ở trong thai mẹ, từ hông bên phải của mẹ sanh ra, bước đi bảy bước, tỏa sáng quang minh soi khắp mười phương vô lượng cõi Phật, quả đất rúng động sáu cách, ngài phát lời rằng: “Tôi sẽ ở trong đời này, trở thành bậc Vô-thượng-giác”. Phạm vương, Đế-thích phụng sự giữ gìn và được trời người quay về chiêm ngưỡng.

Ngài thị hiện học kỹ-thuật thế gian:Toán số, văn nghệ, quán triệt rành rẽ các thứ sử sách. Dạo chơi hậu viên giảng võ thử tài, thị hiện sống giữa cung son có đủ vị ngon sắc đẹp. Đến khi gặp cảnh già mua, bệnh, chết, nhận ra sự thết tất cả vô thường, bèn bỏ đất nước, của cải, ngôi vị vào chốn núi rừng tìm học đạp pháp. Sai kẻ hầu cận mang về các món triều phục, ngựa trắng và những ngọc ngà. Bỏ áo trân quý mặc vào pháp phục, cạo bỏ râu tóc, ngồi dưới gốc cây siêng tu khổ hạnh tròn sáu năm dài.

Đại Bồ-tát ứng thân vào cõi ngũ dục, vì chìu chúng-sanh, ngài cũng thị hiện thân có bụi bám, và tắm gội nơi giòng nước cát vàng, các vị thiên thần hạ thấp cành cầy, ngài vịn lấy đó bước lên đến bờ, thẳng tới gốc cây Bồ-đề đạo-tràng. Có những chim linh dang cánh bay theo, có những điềm lành cảm ứng tiêu biểu công sắp viên thành, quả sắp mỹ mãn.

Bồ-tát dùng cỏ trải làm tòa ngồi dưới gốc đạo thọ, kiết già ngồi vững, phóng ánh sáng lớn soi khắp đại thiên. Ma vương hay biết liền đem quyến thuộc đến nơi thử thách. Bồ-tát dùng sức trí-tuệ chế ngự, làm cho chúng ma phải chịu quy hàng, sau đó Bồ-tát chứng suốt diệu pháp, trở thành một bực chánh-giác tối-thượng.

Phạm-vương, Đế-thích đến nơi cầu thỉnh chuyển chánh pháp-luân, mong Phật châu-du giáo hóa quần sanh, nói lên tiếng nói oai mãnh của Phật. Đánh mạnh trống pháp, thổi lớn loa pháp, cầm vững kiếm pháp, dựng cao phướng pháp, nổi rền sấm pháp, chớp lòe điện pháp, tuôi xối mưa pháp, ban bố thánh pháp. Thường dùng pháp âm giác ngộ thế gian, quang minh soi khắp vô lượng cõi Phật, tất cả thế giới chấn động sáu cách, nhiếp các cõi ma, cung ma đổ nát, chúng ma sợ hãi, đến nơi quy phục.

Xé nát lưới tà, tiêu các ác kiến, tan các trần lao, phá mọi hố dục. Giữ chặt thành pháp, mở rộng cửa pháp, rứa sạch bợn nhơ, nêu sự thanh bạch, thắp sáng Phật pháp, tuyên dạy chánh đạo.

Từ đạo-tràng thọ đi vào địa phận các nơi trong nước, được hàng vua chúa cung thỉnh cúng dường. Chất chứa công đức, làm ruộng phước lành cho khắp chúng sanh. Những khi nói pháp hiện tướng tươi cười, dùng các thuốc pháp cứu chữa ba khổ, hiện rõ ý đạo với vô lượng công đức, thọ ký Bồ-tát sẽ thành quả Phật, cuối cùng thị hiện nhập đại-Niết-bàn. Tùy vào Niết-bàn mà sự cứu tế vẫn không cùng cực, trừ các mê lầm, làm cho chúng sanh gieo trồng cội đức.

Phật thành-tựu đủ những thứ công đức nhiệm-mầu như vậy thật khó nghĩ lường, thường dạo qua các Phật quốc giáo hóa vô lượng chúng sanh. Những chỗ tự hành, hóa tha của Phật hoàn-toàn thanh tịnh, không chút nhơ bợn.

Ví như một nhà huyển thuật địa tài, hiện các hình tướng hoặc trai, hoặc gái v.v… Biến hiện đủ điều mà vẫn sáng suốt và những việc làm đều tùy tình ý, không bị trở ngại.

Các đại Bồ-tát lại cũng như vậy. Học tất cả pháp của các đức Phật một cách rành rẽ. Tâm an trú đã vô cùng vững chắc, ở đâu các ngài cũng đều cảm hóa tất cả mọi loài. Hiện thân trong khắp vô lượng cõi Phật mà không kiêu mạn, chỉ vì thường xót tất cả chúng sanh. Đầy đủ hết thảy những pháp của Phật. Bao nhiêu kinh điển thuộc Bồ-tát-tạng, các ngài đều đã thông suốt đến chỗ thiết yếu, nhiệm-mầu. Tiếng khen đồn đãi đến khắp mười phương, vô lượng đức Phật đều cùng hộ niệm. Cảnh giới Phật trụ, các ngài trụ được, giáo pháp các đấng đại thánh đã lập các ngài lập được, những gì các đức Như-lai giáo hóa, các ngài có thể tuyên bố rộng rãi và làm đạo sư cho các Bồ-tát.

Dùng sức trí tuệ, thiền định sâu thẳm mở mang, dẫn dắt mọi loài chúng sanh, thông đạt thể tánh của tất cả pháp, thấu suốt hành tướng của khắp chúng sanh, biết các cõi nước, hóa thân cúng dường chư Phật mười phương một cách nhanh chóng, tựa hồ như ánh điện quang.

Các ngài khéo học thành lưới vô úy, hiểu pháp huyễn hóa, xé rách lưới ma, cởi mở tất cả mọi sự ràng buộc, vượt xa địa vị Thanh văn, Duyên giác, chứng các tam muội Không, Vô tướng, Vô Nguyện, khéo lập phương tiện nêu rõ ba thừa, khi sự giáo hóa đã được tròn đủ liền hiện diệt độ. Mặc dầu thị hiện các việc như thế, mà thật sự ra không có điều gì “để làm” “để có” chẳng khỏi, chẳng diệt, vì đã chứng nhập pháp thân bình đẳng.

Các đại Bồ-tát thành tựu đầy đủ vô lượng tổng trì, vô lượng trăm ngàn các môn tam-muội, thần thông trí tuệ rộng lớn vắng lặng, vào sâu tạng pháp Bồ-tát, chứng nhập Hoa-nghiêm tam muội, tuyên dương diễn nói tất cả kinh điển, trụ trong thiền định sâu thẳm không ngằn, thấy khắp vô lượng đức Phật hiện tại. Trong khoảng một niệm có thể hiện thân khắp cả các nơi, cứa những chúng sanh bị khổ kịch liệt, không bị ngăn trở vì các chướng ngại. Vì khắp chúng sanh phân biệt chỉ rõ thật tế chân-như, được sức trí tuệ và tài biện luân như các đức Phật, biết tiếng chúng sanh, giáo hóa mở mang cho khắp tất cả, vượt khỏi các pháp hữu lậu thế gian, tâm tường an trú nơi đạo cứu đời, tùy ý tự tại đối với vạn vật. Vì hạng bình thường mà làm người bạn không đợi thưa thỉnh, lấy việc cỏng vác chúng sanh để làm gánh nặng, lãnh nhận bảo trì tạng pháp sâu kín của các đức Phật, giữ chủng tánh Phật không để dứt mất, dấy lòng đại bi thương xót chúng sanh, diễn nói lời bình, ban cho mắt pháp, lấp ba đường dữ, mở rộng ngã lành, đem pháp không đợi thưa thỉnh ban cho dân chúng, như người con hiếu, kính mến cha mẹ, xem khắp chúng sanh như chính thân mình, bao nhiêu rễ lành đều đã thành mãn, được vô lượng công đức như các đức Phật, tri tuệ sáng rỡ nhiệm mầu chẳng thể nghĩ bàn.

Có rất đông đảo không thể tính đếm những đại Bồ-tát như vậy, cùng trong một lúc đồng đến nhóm hội.

Bấy giờ đức Thế-tôn, nơi các giác quan của ngài trở nên tươi đẹp khác thường. Sắc thái trong sáng, dung mạo rõ ràng, A-Nam thừa tiếp thánh chỉ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy sửa áo, vén áo vai mặt, quỳ thẳng chắp tay bạch lên đức Phật:

- Kính bạch đức Thế-Tôn các căn tươi đẹp, sắc thái trong sáng, dung mạo rõ ràng, như tấm gương sáng bóng loáng trong ngoài, oai dung hiển rõ, siêu tuyệt không lường, con chưa từng thấy Thế-tôn khác lạ như ngày hôm nay.

-    Kính bạch đấng đại thánh! Trong tâm con nghĩ: hôm nay đức Phật trụ pháp lạ thường, nay đấng Thế-hùng trụ chỗ chư Phật, nay đấng Thế-nhãn an trụ công hạnh của bậc Đạo sư, nay đấng Thiên-tôn ban hành thánh đức của Phật. Phải chăng Thế-tôn hiện đang nghĩ đến chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai ? Vì sao oai thần của đức Thế-tôn sáng rỡ đến thế ?

Khi đó đức Phật hỏi lại A-Nam:

   - Thế nào A-Nam ? Chư thiên dạy ông hỏi Phật phải không? Hay tự hỏi ông, do sự minh mẫn, nhìn thấy uy dung Như-lai mà ra thưa hỏi ?

A-Nam bạch Phật:

   - Kính bạch Thế- tôn! Không chư thiên nào đến dạy bảo con, do con nhận thấy mà thưa hỏi Phật về ý nghĩa ấy.

Đức Phật ngày dạy:

   - Lành thay A-Nam ! Câu hỏi của ông thật hay lắm đó. Ông đã phát khởi trí tuệ sâu sắc, tài biện luận khéo, lại vì thương tưởng đến các chúng sanh, mà đã sáng suốt thưa hỏi Như-lai về ý nghĩa ấy. Như-lai đem tâm đại bi vô tận, thường xót chúng sanh trong vòng ba cõi, do đó mà Phật xuất hiện nơi đời, mở sáng đạo giáo cứu vớt muôn loài, lấy lợi chơn thật ban bố tất cả. Trong vô lượng kiếp sự gặp gỡ Phật rất là khó khăn, như hoa Ư u-đàm, lâu lắm mới có một lần xuất hiện.

   - A-Nam ! Câu hỏi của ông nhiều sự lợi ích, sẽ khai hóa khắp các hàng trời, người. A-Nam nên biết, Như-lai chánh giác trí tuệ khó lường, Thể đạo ứng háo khắp giáp mọi nơi, trí tuệ thấy suốt không gì ngăn ngại, chẳng ai qua nổi. Thần lực của Phật, với thời gian ngắn như một bữa ăn, có thể kéo dài mạng sống, tuổi thọ đến muôn ức kiếp, vô lượng số kiếp hoặc hơn thế nữa mà các giác quan cũng vẫn tươi đẹp, không bị tổn hư, sắc thái không đổi, dung mạo không khác. Tại vì sao thế ? – Như-lai định-huệ đầy đủ tất cả, đến chỗ rốt ráo vô cùng vô cực, được sức tự tại đối với các pháp.

   - A Nam lóng nghe ! Phật sẽ vì ông nói rõ nguyên do. A Nam bạch Phật:

   - Xin vâng ! Kính bạch Thế-tôn ! Con mong được nghe.

Phật dạy A-Nam:

   - Về thưở xa xưa, cách nay vô lượng bất khả tư nghị vô ương số kiếp, lúc đó có đức Đinh Quang Như-lai xuất hiện nơi đời, giáo hóa độ thoát vô lượng chúng sanh, làm cho đa số chúng sanh thuở ấy đều được chứng đạo, xong rồi ngài mới vào đại Niết-bàn.

   Kế đó có Phật hiệu là Quang Viễn, kế đó Phật Nguyệt-Quang, kế đó có Phật Chiên-Đàn-Hương. Kế đó có Phật Thiện-sơn Vương, kế đó có Phật Tu-Di Đẵng Diệu. Kế đó có Phật Nguyệt-Sắc, kế đó có Phật Chánh-Niệm, kế đó có Phật Ly-Cấu, kế đó có Phật Vô Trước, kế đó có Phật Long Thiên, kế đó có Phật Dạ Quang, kế đó có Phật An-Minh Đảnh.

   Kế đó có Phật Bất-Động-Địa. Kế đó có Phật Kim-Tạng. Kế đó có Phật Viêm-Quang. Kế đó có Phật Viêm-Căn. Kế đó có Phật Địa-Chủng. Kế đó có Phật Nguyệt-Tượng. Kế đó có Phật Nhựt-Âm. Kế đó có Phật Giải-Thoát-Hoa. Kế đó có Phật Trang-Nghiêm-Quang-Minh. Kế đó có Phật Hải-Giác Thần-Thông. Kế đó có Phật Thủy Quang. Kế đó có Phật Đại-Hương. Kế đó có Phật Ly-Thần-Cấu. Kế đó có Phật Xả-Yếm-Ý. Kế đó có Phật Bảo-Diệm. Kế đó có Phật Điệu Đảnh.

   Kế đó có Phật Dõng-Lập. Kế đó có Phật Công-Đức Trí-Tuệ. Kế đó có Phật Tế-Nhựt Nguyệt-Quang. Kế đó có Phật Nhựt-Nguyệt-Lưu-Ly-Quang. Kế đó có Phật Vô-Thượng-Thủ. Kế đó có Phật Bồ-Đề-Hoa. Kế đó có Phật Nguyệt-Minh. Kế đó có Phật Nhựt Quang. Kế đó có Phật Hoa-Sắc-Vương. Kế đó có Phật Thủy-Nguyệt-Quang.

   Kế đó có Phật Hàng-Si-Minh. Kế đó có Phật Độ -Cái-Hành. Kế đó có Phật Tịnh Tín. Kế đó có Phật Thiện-Túc. Kế đó có Phật Oai-Thần. Kế đó có Phật Pháp-Huệ. Kế đó có Phật Loan-Âm. Kế đó có Phật Sư-Tử-Âm. Kế đó có Phật Long-Âm. Kế đó có Phật-Xử-Thế.

   Khi các đức Phật lần lượt như thế đã qua hết rồi, bấy giời tiếp đến có Phật hiệu là Thế-Tự-Tại-Vương, đức Như-lai, Ứng-cúng Chánh-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, thế gian-giải, Vô thượng sĩ điều ngự-trượng-phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế-tôn.

   Vào thời kỳ đó có vị quốc vương nghe Phật nói pháp, thâm tâm nhà vua đầy sự vui đẹp, ngay đó phát sanh ý đạo chân chánh, cao cả tột bực, người liền bỏ nước, bỏ ngôi xuất gia làm hạnh sa môn hiệu là Pháp-Tạng.

   Tỳ kheo Pháp-Tạng tài cao trí mạnh vượt hơn người đời, vị này đến chỗ Thế-Tự-Tại-Vương cúi đầu lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng, quỳ thẳng chấp tay, nói lên bài tụng ca ngợi đức Phật:

                           Dung nhan vòi vọi sáng,

                           Oai thần không cùng cực,

                           Vẻ sáng ngời như thế,

                           Không ai có thể bằng.

                           Mặt nhựt, nguyệt, ma ni,

                           Ngọc sáng ngời chói lọi,

                           Cũng đều bị che lấp,

                           Không khác nào chấm mực.

 

                           Dung nhan đức Như-lai,

                           Vượt khởi hẵn thế gian,

                           Tiếng nói đấng chánh giác,

                           Vang xa đến mười phương.

 

                           Giới, văn và tinh-tấn,

                           Chánh định cùng trí tuế,

                           Oai đức nào ai sánh,

                           Rất lạ lùng hiếm có.

 

                           Khéo nhớ nghĩ thẩm xét,

                           Biển giáo của chư Phật,

                           Cùng tận chỗ sâu kín,

                           Suốt đến bờ đến đáy.

 

                           Vô minh và dục, nộ,

                           Thế-tôn tuyệt chẳng còn,

                           Đấng hùng-sư nhân loại,

                           Thần đức ngài khôn lường.

 

                           Công huân thật rộng lớn,

                           Trí tuệ rất sâu mầu,

                           Tướng sáng-rỡ uy nghiêm,

                           Rúng động cõi đại thiên.

 

                           Con nguyện khi thành Phật,

                           Đồng như đấng pháp-vương,

                           Qua khỏi giòng sanh tử,

                           Giải thoát hết tai ương.

 

                           Bố thí, điều phục tâm,

                           Trì giới, nhẫn, tinh tấn,

                           Các tam muội cũng vậy,

                           Lấy trí tuệ làm đầu.

 

                           Con thệ được thành Phật,

                           Thực hành khắp nguyện này,

                           Tất cả những sợ sệt,

                           Đều làm cho an ổn.

                          

                           Giả sử có các Phật,

                           Nhiều đến ngàn muôn ức,

                           Vô lượng đấng đại thánh,

                           Số như cát sông Hằng,

                          

                           Được cúng dường tất cả,

                           Những đức Phật như thế,

                           Chẳng bằng quyết cầu đạo,

                           Vững chãi không khước từ.

 

                           Ví như số Hằng sa,

                           Thế giới các đức Phật,

                           Lại như chẳng thể kể,

                           Vô số các cõi nước.

 

                           Quang minh con chiếu đến,

                           Khắp những cõi nước ấy,

                           Con tinh tấn như vậy,

                           Oai thần khó thể lường.

 

                           Nguyện con khi thành Phật,

                           Cõi nước vào bậc nhất,

                           Dân chúng thật kỳ diệu,

                           Cảnh đạo tràng siêu tuyệt.

 

                           Cõi nước như Niết-bàn,

                           Không đâu sánh bì kịp,

                           Con sẽ thương xót khắp,

                           Độ thoát tất cả loài.

 

                           Chúng sanh mười phương đến,

                           Tâm được vui trong sạch,

                           Đã về nước con rồi,

                           Sung sướng và an ổn.

                          

                           Mong đức Phật tin chắc,

                           Chứng sự thân thật này,

                           Những điều phát nguyện kia,

                           Năng lực con muốn vậy.

 

                           Mười phương các Thế-tôn

                           Trí tuệ không chướng ngại

                           Và đức Thế-tôn đây,

                           Biết tâm hạnh của con.

 

                           Giả sử thân con phải,

                           ở vào chốn khổ độc,

                           con vẫn cứ tiến tu,,

                           nhẫn chịu không hối đổi.

 

Đức Phật lại bảo A Nam:

   - Tỳ kheo Pháp Tạng nói bài tụng rồi, lại bạch đức Phật Thế-Tự-Tại Vương: “Kính thưa Thế-tôn !con phát tâm vô thượng Bồ đề, mong đức Như-lai vì con nói rộng kinh giáo, con sẽ theo đó tu hành, nhiếp các Phật quốc và làm trang nghiêm mầu, để trong đời này con mau chúng quả chánh giác, nhổ sạch cội gốc sanh tử khổ não”.

Đức Phật dạy tiếp:

   - Khi đó đức Phật Thế -Tự-Tại Vương Như – Lai nói với kỳ kheo Pháp Tạng: - Về chỗ tu hành trang nghiêm Phật độ, người nên tự biết.

Vị tỳ kheo bạch:

   - Nghĩa ấy sâu thẳm và là cảnh giới, ngoài sự hiểu biết hiện tại của con, mong đức Thế-Tôn vì con mở bày và diễn giải về hạnh tu tịnh độ của các đức Phật, khi được nghe rồi, con sẽ y lời Thế-tôn chỉ dạy, theo đó tu hành, để thành sở nguyện.

   Bấy giờ đức Phật Thế Tự Tại Vương rõ  biết chí nguyện vì tỳ kheo này cao minh sâu rộng, liền vì Pháp Tạng mà nói kinh giáo. Đức Phật ấy dạy:

   - Ví như biển lớn, có người dùng một đấu nhỏ để tát, trải qua nhiều kiếp vẫn có thể cạn đến tột đáy biển, thâu nhặt được nhiều vật quý dưới biển. Người dốc hết lòng tinh tấn cầu đạo không thôi, không nghĩ, tất nhiên có ngày đắc quả giải thoát, nguyện những điều gì lại không toại ý ?

   Thế rồi đức Phật Thế Tự Tại Vương liền vì tỳ kheo Pháp Tạng mà giảng rộng về hai trăm mười ức cõi nước thanh tịnh của các đức Phật, nói đường lành dữ, cõi người cõi trời và sự thô diệu trong các cõi ấy. Đáp ứng tâm nguyện tỳ kheo Pháp Tạng, đức Phật làm cho các cõi nước ấy hiện ra rõ ràng.

   Bấy giờ, vị tỳ kheo vừa nghe đức Phật nói hạnh trang nghiêm, tịnh hóa quốc độ, vừa xem thấy rõ khắp các cõi nước, người bèn khởi sự phát những đại nguyện thù thắng cao tột. Lập đại nguyện rồi tâm người lặng lẽ, chí không vướng mắc, mọi người trong đời không ai sánh kịp. Trải qua năm kiếp, người dùng tâm trí thâu nhiếp tư duy về hạnh trang nghiêm tịnh hóa Phật quốc.

A Nam hỏi Phật:

   - Kính bạch Thế-tôn ! số lượng tuổi thọ của đức Phật ấy bao nhiêu ?

Phật bảo A Nam:

   Thọ mạng của Phật bốn mươi hai kiếp.

   Khi ấy tỳ kheo Pháp Tạng nhiếp lấy hai trăm mười ức cõi nước vi diệu của các đức Phật, làm chỗ tu hành trang nghiêm tịnh hóa. Tu như vậy rồi, người đến chỗ Phật cúi đầu làm lễ nhiễu quanh ba vòng, đối trước đức Phật chấp tay mở lời bạch với ngài rằng:

   - Kính bạch Thế-tôn ! Con đã nhiếp lấy và đã tu hành nghiêm tịnh Phật độ.

Đức Phật ấy bảo tỳ kheo Pháp Tạng:

   - Nay ông nói ra chính là phải thời. Sự phát khởi của ông sẽ làm vui đẹp tất cả đại chúng, Bồ-tát nghe rồi ty theo pháp ấy, làm duyên đầy đủ vô lượng đại nguyện.

Vị tỳ kheo bạch:

-    Xin Phật xét cho, sở nguyện của con thế nào, con sẽ nói ra đầy đủ.

1. Giả sử khi thành Phật, trong cõi nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

2. Giả sử khi thành Phật, các hàng trời người trong cõi nước tôi, sau khi mạnh chung mà còn sa đọa vào ba đường ác, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

3. Giả sử khi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi, thân thể đều chẳng thuần là sắc vàng, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

4. Giả sử khi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi hình sắc chẳng đồng, còn có kẻ tốt và người xấu xí, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

5. Giả sử khi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi chẳng biết kiếp trước, ít nữa là biết những việc xảy ra trong trăm ngàn ức na do tha kiếp, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

6. Giả sử khi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi chẳng được thiên nhãn, ít nữa là thấy hàng trăm ngàn ức vô số thế giới của các đức Phật, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

7. Giả sử khi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi chẳng được thiên nhĩ, ít nữa là nghe và hay trọ trì những lời nói pháp của trăm ngàn ức vô số đức Phật, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

8. Giả sử khi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi chẳng được tha tâm trí, ít nữa là biết tâm niệm chúng sanh trong trăm ngàn ức vô số thế giới của các đức Phật, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

9. Giả sử khi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi chẳng được sức thần túc, trong khoảng một niệm, ít nữa chẳng thể lướt qua hàng trăm ngàn ức na do tha thế giới của các đức Phật, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

10.                     Giả sử khi thành Phật, nếu hàng trời người trong cõi nước tôi còn có ý tưởng tham chấp bản thân, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

11.                     Giả sử khi thành Phật, các hàng trời người trong cõi nước tôi, nếu chẳng trụ vào hàng chánh định tụ, mãi cho đến lúc vào quả Niết-bàn, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

12.                     Giả sử khi thành Phật, quang minh thân tôi nếu có hạn lượng, ít nữa chẳng soi hàng trăm ngàn ức vô số cõi Phật, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

13.                     Giả sử khi thành Phật, thọ mạng của tôi nếu có hạn lượng, ít nữa chẳng đến hàng trăm ngàn ức na do tha kiếp, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

14.                     Giả sử khi thành Phật, số chúng Thanh văn trong cõi nước tôi không một người nào có thể tính lường, đến như chúng sanh trong toàn một cõi đại thiên thế giới, giả sử đều là Thanh văn, Duyên giác, cùng nhau tính đếm trong trăm ngàn kiếp, mà tính biết được số Thanh văn ấy, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

15.                     Giả sử khi thành Phật, các hàng trời người trong cõi nước tôi tuổi thọ lâu dài không ai có thể tính lường rõ biết, trừ những người nào có bản nguyện riêng, tự do tu hành rút ngắn thọ mạng. Nếu chẳng như thế tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

16.                     Giả sử khi thành Phật. Các hàng trời người trong cõi nước tôi, nếu còn nghe đến danh từ bất thiện, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

17.                     Giả sử khi thành Phật, vô lượng đức Phật mười phương thế giới, chẳng cùng tấm tắc khen ngợi đồn đãi danh hiệu của tôi, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

18.                     Giả sử khi thành Phật, chúng sanh mười phương hết lòng tin ưa, mong muốn sanh về cõi nước của tôi, xưng danh hiệu tôi cho đến mười niệm mà chẳng được sanh, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác, chỉ trừ những kẻ tạo tội ngũ nghịch, chê bai chánh pháp.

19.                     Giả sử khi thành Phật, chúng sanh mười phương phát tâm Bồ đề tu các công đức, dốc lòng phát nguyện muốn sanh nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng vây quanh hiện trước người đó, tôi không giữ ngôi chánh đẳng chánh giác.

20.                     Giả sử khi thành Phật, chúng sanh mười phương nghe danh hiệu tôi, tưởng cõi nước tôi, trồng các cội đức, dốc lòng hồi hướng muốn sanh nước tôi, nếu như kết quả không được toại nguyện, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

21.                     Giả sử khi thành Phật, các hàng trời người trong cõi nước tôi, nếu tất cả đều chẳng có đầy đủ ba mươi hai tướng của bậc đại nhơn, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

22.                     Giả sử khi thành Phật, số đông Bồ-tát ở cõi Phật khách sanh đến nước tôi, rốt ráo đến bực Nhứt sanh Bổ xứ, trừ những vị nào có bản nguyện riêng ứng hóa tự tại, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ, chứa cội công đức, độ thoát tất cả, dạo qua cõi nước của các đức Phật trong khắp mười phương khai hóa Hằng sa vô lượng chúng sanh, làm cho tất cả đứng vững nơi đạo vô thượng Chánh giác, vượt lên công hạnh các bậc thông thường, hiện tiền tu tập công đức rộng lớn của hạnh Phổ Hiền. Nếu  chẳng như thế, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

23.                     Giả sử khi thành Phật, Bồ-tát trong nước nương thần lực Phật, nếu muốn cúng dường các đức Phật khác, trong khoảng bữa ăn mà chẳng thể đến khắp vô lượng ức na-do-tha cõi của các đức Phật, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

24.                     Giả sử khi thành Phật, Bồ-tát nước tôi ở trước chư Phật, biểu hiện cõi đức của mình, muốn có các vật dùng để cúng dường mà không thể được đúng theo ý muốn, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

25.                     Giả sử khi thành Phật, các hàng Bồ-tát trong cõi nước tôi, nếu chẳng có thể diễn nói về Nhứt thiết trí, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

26.                     Giả sử khi thành Phật, các hàng Bồ-tát trong cõi nước tôi, nếu chẳng được thân kim cang na la diên, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

27.                     Giả sử khi thành Phật, từ hàng trời người trong khắp cõi nước, cho đến vạn vật thảy đều nghiêm sạch, hình dạng màu sắc sáng rỡ lạ lùng, sự khéo rất mực, không ai có thể tính lường biết hết. Nếu chúng sanh nào dầu có thiên nhãn mà có thể biết rõ danh số, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

28.                     Giả sử khi thành Phật, Bồ-tát nước tôi, người nào mặc dầu công đức ít nhất, mà chẳng có thể thấy biết về cây Bồ đề Đạo tràng với vô lượng ánh sáng, vô lượng màu sắc, cao bốn trăm muôn dặm. Nếu chẳng được thế, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

29.                     Giả sử khi thành Phật, Bồ-tát nước tôi, hoặc thọ đọc kinh, phúng tụng diễn nói, mà chẳng có được biện tài trí tuệ, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

30.                     Giả sử khi thành Phật, các vị Bồ-tát trong cõi nước tôi, về chỗ trí tuệ và tài biện luận nếu còn có hạn, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

31.                     Giả sử khi thành Phật, nước tôi thanh tịnh, đâu đâu cũng đều soi  thấy hết thảy vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới của các đức Phật trong khắp mười phương, dường như gương sáng soi rõ khuôn mặt. Nếu chẳng như thế,  tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

32.                     Giả sử khi thành Phật, cõi nước tôi từ nơi đất lên đến hư không, nào những cung điện, lầu quán hồ nước, cây hoa v.v… Tất cả vạn vật đều bởi vô lượng châu báu phức tạp, trăm ngàn thứ hương chung hợp tạo thành, tô điểm kỳ lạ, vượt hơn tất cả các cõi Trời người. Mùi hương xông khắp mười phương thế giới, Bồ-tát cảm nhận đều tu hạnh Phật. Nếu chẳng như thế, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

33.                     Giả sư khi thành Phật, các hạng chúng sanh trong khắp mười phương vô lượng bất khả tư nghị thế giới của các đức Phật, bất cứ những ai được quang minh tôi xúc chạm đến thân, thì thân tâm người đó trở nên dịu dàng, hơn hàng trời người. Nếu chẳng như thế, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

34.                     Giả sử khi thành Phật, những chúng sanh trong vô lượng bất khả tư nghị thế giới của các đức Phật ở khắp mười phương, nghe danh hiệu tôi mà chẳng chứng được Vô sanh pháp nhẫn, các môn tổng trì sâu xa của Bổ-tát, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

35.                     Giả sử khi thành Phật, vô lượng bất khả tư nghị thế giới của  các đức Phật ở khắp mười phương, bất cứ nơi nào có hàng nữ nhơn, nghe danh hiệu tôi mà vui mừng tin ua, phát âm Bồ đề, nhàm chán thân nữ, sau khi mạng chung, nếu còn làm thân phụ nữ trở lại, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

36.                     Giả sử khi thành Phật, trong vô lượng bất khả tư nghị thế giới của các đức Phật ở khắp mười phương nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung vẫn cứ luôn luôn tu hành phạm hạnh cho đến thành Phật. Nếu chẳng như thế tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

37.                     Giả sử khi thành Phật, các hàng trời người trong vô lượng bất khả tư nghị thế giới của các đức Phật ở khắp mười phương, nghe danh hiệu tôi mà gieo năm vóc, cúi đầu lễ lạy, mừng rỡ tin ua tu hạnh Bồ-tát, thì kẻ ấy được chư thiên, người đời rất mực kính trọng. Nếu chẳng như thế, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

38.                     Giả sử khi thành Phật, các hàng trời người trong cõi nước tôi muốn được y phục, thì tùy niệm liền đến tự nhiên nơi thân, được Phật khen ngợi pháp phục thích ứng, nếu như còn phải tìm tòi may cắt, đập nhuộm giặt giũ, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

39.                     Giả sử khi thành Phật, các hàng trời người trong cõi nước tôi cảm thọ sự vui chẳng như tỳ theo đã hết lậu hoặc, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

40.                     Giả sử khi thành Phật, Bồ-tát nước tôi, ý muốn được thấy vô lượng Phật độ trang nghiêm thanh tịnh trong khắp mười phương, liền được như nguyện, ở nơi cây báu đều soi thấy rõ, như gương trong sáng soi rõ khuôn mặt. Nếu chẳng như thế tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

41.                     Giả sử khi thành Phật, các chúng Bồ-tát ở quốc độ khác nghe danh hiệu tôi, mãi đến thành Phật mà các giác quan còn bị hư khuyết hoặc bị lùn xấu, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

42.                     Giả sử khi thành Phật, các chúng Bồ-tát ở quốc độ khác nghe danh hiệu tôi, thì tất cả đều được sự thanh tịnh và chứng các môn tam muội giải thoát. Trụ tam muội đó trong khoảng móng niệm, có thể cúng dường vô lượng bất khả tư nghị các đức Thế-tôn mà vẫn không mất định ý. Nếu chẳng như thế, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

43.                     Giả sử khi thành Phật, các chúng Bồ-tát ở quốc độ khác nghe danh hiệu tôi, khi thọ mạng dứt, được sanh vào nhà tôn quý oai đức. Nếu chẳng như thế, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

44.                     Giả sử khi thành Phật, các chúng Bồ-tát ở quốc độ khác nghe danh hiệu tôi, vui mừng khấp khởi tu hạnh Bồ-tát, thì cội công đức đều được tròn đủ. Nếu chẳng như thế, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

45.                     Giả sử khi thành Phật, các chúng Bồ-tát ở quốc độ khác nghe danh hiệu tôi, thì tất cả đều được môn Tam muội PHỔ ĐẲNG, trụ tam muội đó cho đến thành Phật, thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả các Phật.  Nếu chẳng như thế, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

46.                     Giả sử khi thành Phật, các vị Bồ-tát trong cõi nước tôi, tùy nguyện mỗi người, muốn nghe pháp ấy. Nếu chẳng như thế, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

47.                     Giả sử khi thành Phật, các chúng Bồ-tát ở quốc độ khác nghe danh hiệu tôi, ngay đó nếu chẳng đến bực Bất thoái, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

48.                     Giả sử khi thành Phật, các chúng Bồ-tát ở quốc độ khác nghe danh hiệu tôi, nếu như chẳng được đệ nhất, đệ nhị, đệ tam pháp nhẫn. Đối với pháp môn của các đức Phật, ngay đó chẳng thể được bất thoái chuyển, tôi không giữ ngôi Chánh đẳng chánh giác.

 

*

 

Đức Phật bảo A Nam:

   - Tỳ kheo Pháp-tạng sau khi phát ra các đại nguyện rồi, liền nói bài tụng:

                          

                           Tôi lập nguyện hơn đời,

                           Quyết đến đạo Vô thượng,

                           Nguyện này nếu chẳng đủ,

                           Thệ chẳng thành Chánh giác.

 

                           Tôi ở vô lượng kiếp,

                           Chẳng làm đại thí chủ,

                           Cứu khắp mọi nghèo khổ,

                           Thệ chẳng thành Chánh giác.

 

                           Đến lúc tôi thành Phật,

                           Tiếng tăm vượt mười phương,

                           Nếu có chỗ chẳng nghe,

                           Thệ chẳng thành Chánh giác.

 

                           Lìa dục, chánh niệm sâu,

                           Huệ sạch, tu phạm hạnh,

                           Chí cầu vô thượng tôn,

                           Làm thầy khắp trời người.

 

                           Thần lực tuôn sáng lớn,

                           Soi khắp cõi vô tế,

                           Trừ ba độc tối tăm,

                           Sáng suốt cứu các nạn,

                          

                           Mở mắt trí tuệ này,

                           Diệt mù mờ tối nọ,

                           Đóng bít các đường dữ,

                           Mở thông cửa nẻo lành,

                          

                           Quả phúc thành đầy đủ,

                           Oai sáng tỏ mười phương,

                           Ánh nhật, nguyệt lẫn khuất,

                           Thiên quang ẩn chẳng hiện,

                          

                           Vì chúng mở kho pháp,

                           Thí khắp công đức quý,

                           Thường ở giữa đại chúng,

                           Nói pháp sư tử rống.

 

                           Cúng dường tất cả Phật,

                           Đầy đủ cội công đức,

                           Nguyện, huệ đều trọn thành,

                           Làm hùng-sư ba cõi.

 

                           Trí vô ngại như Phật,

                           Thông suốt soi cùng khắp,

                           Nguyện sức công đức tôi,

                           Bằng đấng Thế-tôn đây.

 

                           Nguyện này nếu kết quả,

                           Cảm ứng cõi đại thiên,

                           Thiên thần trên hư không,

                           Sẽ mưa hoa trân quý.

 

Phật bảo A Nan:

   Tỳ Kheo Pháp Tạng nói bài tụng rồi, liền đó mặt đất rúng động sáu cách, trời mưa các thứ hoa thơm quý giá rải trên thân người, trong khắp không gian âm nhạc tự nhiên trổi lên phát ra thành tiếng ca ngợi “Quyết định trở thành vô thượng chánh giác”.

 

   Từ đó trở đi, Tỳ kheo Pháp Tạng tinh tấn tu hành để hình thành đủ những đại nguyện ấy, thành thật chẳng hư, người ưa thích sự lặng lẽ thâm trầm vượt hẳn thế gian.

 

   Này A Nan ! Từ khi Tỳ kheo Pháp Tạng ở chỗ đức Phật và giữa đại chúng chư Thiên, Ma, Phạm, Rồng, Thần v.v…kiến lập đại nguyện và phát lời thệ rộng sâu ấy rồi, người luôn một mực để hết ý chí vào việc trang nghiêm cõi nước nhiệm mầu. Phật quốc của người tu tạo được mở rộng lớn, đẹp lạ vượt bực, không bị suy đồi, không bị biền đổi, thường nhiên như vậy.

 

   Suốt trong vô lượng bất khả tư nghị triệu tải số kiếp đăng đẵng lâu xa, người mãi vun trồng chứa nhóm vô lượng vô biên đức hạnh của đạo Bồ-tát. Chẳng khởi tưởng dục, tưởng sân, tưởng hại. Chẳng đắm sắc tốt, tiếng hay, mùi thơm, vị lạ, xúc chạm êm ái, bóng dáng mường tượng.

 

   Người đã thành tựu sức mạnh nhẫn nhục, chẳng kể các sự khổ sở nhọc nhằn. Muối ít, biết đủ, không nhiễm giận si, chánh định vắng lặng, trí tuệ thông suốt, không còn có tâm giả dối quanh co, nét mặt hiền hòa, lời nói từ ái, chào hỏi trước người, dõng mãnh tinh tấn, chí nguyện không sờn, chuyên cầu các pháp thanh bạch, lấy sự ban bố làm lợi chúng sanh, cung kính Tam bảo, vâng thờ thầy dạy, dùng đại trang nghiêm để đủ các hạnh, làm cho chúng sanh thành tựu công đức, trụ các tam muội Không, Vô tướng, Vô nguyện, Vô tác, Vô khởi, quan sát các pháp như huyễn như hóa.

 

   Bỏ lời nói thô hại mình hại người, mình người đều hại, tụ tập lời lành lợi người lợi mình, mình người cùng lợi, bỏ nước, bỏ ngôi, dứt hẳn sắc tài, tự mình tu hành sáu Ba la mật và dạy người tu.  Qua vô lượng kiếp, người vẫn luôn…. Chứa công để đức, sanh ra nơi nào, tùy chỗ mong muốn đều được toại ý, vô lương kho báu tự nhiên ứng hiện. Người mãi giáo hóa an lập vô lượng chúng sanh ở vào chánh đạo vô thượng.

 

   Hoặc làm trưởng giả, hoặc làm cư sĩ thuộc giòng hào tộc, làm vua làm chúa giòng sát đế lợi, làm Chuyển luân vương, hoặc làm thiên chủ trong sáu trời dục, cho đến làm bực đại Phạm thiên vương, thường dùng bốn sự cúng dường, cung kính dâng lên tất cả chư Phật, những công đức như thế, không thể khen nói cho cùng.

 

   Hơi miệng của người luôn luôn thơm sạch như hoa sen xanh, các lỗ chân lông thoảng ra mùi thơm như hương chiên đàn, hương ấy xông khắp vô lượng thế giới, dung sắc đoan chánh, tướng đẹp lạ thường. Bàn tay của người thường thường hiện ra vô số ngọc quí, y phục, thực phẩm, hoa hương đẹp lạ, tàn lọng, phan, phướng, … đầy dẫy các món trang nghiêm.

 

   Những việc như thế đều vượt hơn hẳn tất cả trời người, vì đã được sức tự tại đối với tất cả các pháp.

 

A Nan bạch Phật:                      

 

   - Kính bạch Thế-tôn ! Bồ-tát Pháp Tạng đã thành Phật chưa, đã nhập diệt chưa, hay chưa thành Phật, hiện nay vẫn còn ?

 

Phật bảo A Nan:

 

   - Bồ-tát Pháp Tạng nay đã thành Phật, hiện ở phương Tây, cách thế giới này mười muôn ức cõi, thế giới của ngài tên là An Lạc.

A Nan lại hỏi:

   - Từ khi Phật ấy thành đạo đến nay trải qua bao lâu? Đức Phật dạy rằng:

   - Thành đạo đến nay trải qua mười kiếp.

   Quốc độ của ngài bảy thứ báu vật thiên liên như là: Vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não hợp thành làm đất, rộng rải mênh mông, không giới hạn nào có thể cùng cực. Các báu vật ấy xen lộn lẫn nhau sáng chói rực rỡ, nhiệm mầu lạ lùng, trong sạch trang nghiêm, vượt hẳn hết thảy ngọc báu tinh anh của các thế giới ở khắp mười phương, các ngọc báu này tựa hồ như ngọc ở cõi trời thứ sáu.

   Lại nữa nước ấy không núi Tu di, không núi Kim cang, các núi bao bọc, cũng không tất cả biển lớn, biển nhỏ, lạch ngòi, giếng hang, do thần lực Phật muốn thấy cũng thấy.

   Lại cũng chẳng có cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, các nạn hiểm nghèo, cũng không bốn mùa Xuân, Thu, Đông, Hạ, chẳng lạnh chẳng nóng mà là luôn luôn điều hòa thích ý.

Khi đó A Nan bạch hỏi đức Phật:

   - Kính bạch Thế-tôn ! Nếu cõi nước ấy không núi Tu-di, vậy bốn thiên vương và trời Đao-lợi nương ở vào đâu ?

Phật hỏi A-Nan:

   - Như các cõi trời, từ trời Dạ-ma trở lên cho đến trời Sắc-cứu-cánh, những cõi trời ấy nương ở vào đâu?

A Nan bạch Phật:

   Hạnh nghiệp, quả báo chẳng thể nghĩ bàn !

Phật dạy A Nan:

   - Hạnh nghiệp, quả báo chẳng thể nghĩ bàn, thì các thế giới của các đức Phật cũng  chẳng thể nghĩ bàn ! Những chúng sanh nào do có công đức và sức thiện nghiệp, trụ nơi hạnh nghiệp cho nên có thể được quả như vậy.

A Nan tôi thưa:

   Thật sự con chẳng nghi ngờ điều đó, chỉ vì chúng sanh trong đời sau này, muốn trừ những mối nghi hoặc của họ, cho nên thưa hỏi về ý nghĩa ấy.

Phật bảo A Nan:

   Oai thần và những ánh sáng nơi thân Phật Vô Lượng Thọ tối tôn đệ nhất, ánh sáng nơi thân các đức Phật khác không thể sánh bằng. Ánh sáng của ngài hoặc chiếu xa đến số thế giới của một trăm đức Phật, hoặc số thế giới của ngàn đức Phật. Nói tóm tắt lại, cho đến chiếu suốt Hằng sa cõi Phật ở tận phương Đông, phương Nam, Tây, Bắc, bốn phương chính giữa, phương trên, phương dưới, ánh sáng cũng đều soi đến.

   Có những đức Phật ánh sáng nơi thân chiếu ra bảy thước, hoặc một, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm do tuần, cứ thế chuyển dần gấp bội mãi lên, cho đến chiếu suốt trong một cõi Phật.

   Vì thế, Phật Vô Lượng Thọ còn có hiệu là: Phật Vô Lượng Quang, Phật Vô Biên Quang, Phật Vô Ngại Quang, Phật Vô Đối Quang, Phật Diệm Vương Quang, Phật Thanh Tịnh Quang, Phật Hoan Hỷ Quang, Phật Trí Tuệ Quang, Phật Nan Tư Quang, Phật Bất Đoạn Quang, Phật Vô Xưng Quang, Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang.

   Như chúng sanh nào gặp quang minh ấy, ba cấu tiêu trừ, thân tâm mềm mỏng, vui mừng khắp khởi, phát sanh tâm lành. Hoặc chốn tam đồ là nơi đầy dẫy mọi nỗi thống khổ, nếu như thấy được ánh quang minh ấy, các khổ đình chỉ, sự khổ không còn và cũng nhờ đó mà sau khi thọ mạng chấm dứt, đều được giải thoát.

   Phật Vô Lượng Thọ quang minh của ngài vô cùng rực rỡ, soi sánh mười phương cõi nước chư Phật, không một cõi nào mà chẳng nghe đến, chẳng phải riêng ta khen ngợi oai thần quang minh của ngài, mà tất cả  chư Phật, Thanh văn, Duyên giác, các chúng Bồ-tát cũng đồng ca tụng.

   Nếu chúng sanh nào nghe đến quang minh, oai thần, công đức của ngài, nghe rồi ngày đêm chí tâm chuyên niệm,  không cho gián đoạn, người đó sẽ được tùy nguyện vãng sanh về nước của ngài, được các Bồ-tát, đông đảo Thanh văn đồng khen công đức, đến lúc sau cùng, khi chúng quả Phật, sẽ được chư Phật, các vị Bồ-tát trong khắp mười phương khen ngợi quang minh, cũng như ta đã khen ngời ngày nay.

Đức Phật bảo tiếp:

   - Quang minh oai thần Phật Vô Lượng Thọ mầu nhiệm cao vời, dầu cho ta nói cả ngày lẫn đêm hay suốt cả kiếp vẫn chưa thể hết.

   - Lại nữa A Nan ! Thọ mạng của đức Phật Vô Lượng Thọ lâu dài vô kể, ông có biết chẳng ? Giả sử chúng sanh mười phương thế giới đều được  thân người và đều trở  thành Thanh văn, Duyên giác, tất cả nhóm lại một lòng dùng sức thiền định tư duy, dốc hết trí lực trong ngàn muôn kiếp, mà muốn tính đếm tuổi thọ lâu dài của đức Phật ấy, vẫn không  thể biết thời hạn cùng cực thọ mạng củ Ngài. Đến như những vị Thanh văn, Bồ-tát, các chúng người , trời, tuổi thọ dài ngắn lại cũng như vậy, chẳng phải dùng đến toán số ví dụ mà biết thấu đáo.

   - Lại nữa A Nan, số chúng Thanh văn và các Bồ-tát đông đảo khó lường, chẳng thể xưng nói, hầu hết thần trí đều rất sáng suốt, oai lực tự tại, có thể nắm lấy vô số thế giới vào lòng bàn tay.

Đức Phật dạy tiếp:

   - Số chúng Thanh văn trong hội đầu tiên của đức Phật ấy chẳng thể tính kể, chư Bồ-tát cũng vậy, nhiều vô số kể. Giả sử trăm ngàn muôn ức vô lượng, vô số những người như Mục Kiền Liên, qua a tăng kỳ na do tha kiếp, cho đến diệt độ, tất cả cùng tính, vẫn chẳng rõ biết số thánh chúng ấy đa thiểu thế nào.

   Ví như biển lớn sâu rộng khó lường, giả sử có người tách sợi lông ra làm một trăm phần, lấy một phần trăm  chấm chút nước biển, A Nan nghĩ sao? Giọt nước nhỏ ấy so với biển lớn, bên nào nhiều hơn ?

A Nan bạch Phật:

   - Một giọt nước nhỏ sánh với biển lớn, dầu có tính toán tài giỏi đến đâu, hoặc dùng lời lẽ ví dụ cách nào cũng không thể biết.

Phật bảo A Nan:

   Những người như Mục Kiều Liên, tính đếm liên tục trong ngàn muôn ức na do tha kiếp, biết được số chúng Thanh văn, Bồ-tát trong hội đầu tiên cũng ví dụ như một giọt nước nhỏ, còn số chưa biết như nước Đại dương.

   Lại nữa A Nan ! Cõi nước An Lạc có những bảo thọ bảy báu hợp thành, đầy dẫy khắp nơi. Cây vàng, cây bạc, cây ngọc lưu ly, cây ngọc pha lê, cây ngọc san hô, cây ngọc mã não, cây ngọc xà cừ.

   Hoặc có những cây bỡi hai thứ ngọc, hoặc ba thư ngọc, cho đến bảy thứ thay đổi hợp thành.

Hoặc có cây vàng, lá hoa trái bạc, hoặc có cây bạc, lá hoa trái vàng.

   Hoặc cây lưu ly, lá ngọc pha lê, hoa, trái cũng vậy.

   Hoặc cây thủy tinh, lá ngọc lưu ly, hoa, trái cũng thế.

   Hoặc cây san hô, lá ngọc mã não, hoa, trái cũng thế.

Hoặc cây mã não, lá ngọc lưu ly, hoa, trái cũng vậy.

   Hoặc cây xà cừ, lá đủ thứ ngọc, hoa, trái cũng thế.

   Hoặc có cây báu: Gốc vàng chói đỏ, thân bạc trắng ngần, nhánh ngọc lưu ly, cành ngọc thủy tinh, cành ngọc san hô, lá ngọc mã não, trái ngọc xa cừ.

   Hoặc có cây báu: Gốc bạc trắng ngần, thân ngọc lưu ly, nhánh ngọc thủy tinh, cành ngọc san hô, lá ngọc mã não, hoa ngọc xa cừ, trái vàng chói đỏ.

   Hoặc có cây báu: Gốc ngọc lưu ly, thân ngọc thủy tinh, nhánh ngọc san hô, cành ngọc mã não, lá ngọc xa cừ, hoa vàng chói đỏ, trái bạc trắng ngần.

   Hoặc có cây báu: Gốc ngọc thủy tinh, thân ngọc san hô, nhánh ngọc mã não, cành ngọc xa cừ, lá vàng chói đỏ, hoa bạc trắng ngần, trái ngọc lưu ly.

   Hoặc có cây báu: Gốc ngọc san hô, thân ngọc mã não, nhánh ngọc xa cừ, cành vàng chói đỏ, lá bạc trắng ngần, hoa ngọc lưu ly, trái ngọc thủy tinh.

   Hoặc có cây báu: Gốc ngọc mã não, thân ngọc xa cừ, nhánh vàng chói đỏ, cành bạc trắng ngần, lá ngọc lưu ly, hoa ngọc thủy tinh, trái ngọc san hô.

   Hoặc có cây báu: Gốc ngọc xa cừ, thân vàng chói đỏ, nhánh bạc trắng ngần, cành ngọc lưu ly, lá ngọc thủy tinh, hoa ngọc san hô, trái ngọc mã não.

   Những bảo thọ này hàng hàng thẳng tắp, từng thân đối nhau, từng cành bằng nhau, từng lá hướng nhau, từng hoa thuận nhau, từng trái cân nhau, màu sắc tươi sáng, nhìn không thể xiết.

   Gió mát thổi lên, thì nơi cây báu phát ra năm thứ âm thanh dìu dặt, như tiếng cung thương trầm bổng tuyệt vời, hoa tấu tự nhiên.

   Lại nữa thân cây “Bồ đề đạo tràng” của Phật Vô Lượng Thọ cao bốn trăm muôn dặm, chu vi gốc cây năm ngàn do tuần, cành lá bốn phía tỏa rộng ra xa hai mươi muôn dặm, do tất cả thứ ngọc báu thiên nhiên hợp thành. Hai thứ ngọc chúa Nguyệt quang ma ni và Trì-hải-luân tô điểm cây ấy. Chung quanh những tàng, nhánh cây rũ xuống các thứ chuỗi ngọc với ngàn muôn màu, biến đổi đủ cách, vô lượng tia sáng chiếu xa vô cực, những lưới ngọc báu che phủ bên trên, tùy chỗ ứng cảm mà hiện tất cả mọi sự trang nghiêm.

   Gió nhẹ lay động, thì những cây báu phát ra vô lượng pháp âm vi diệu, tiếng đó vang khắp cõi nước chư Phật. Người nghe tiếng ấy được Pháp nhẫn sâu, trụ bực bất thoái, cho đến thành tựu Phật đạo vô thượng, sáu căn thông suốt chẳng còn lo lắng.

   - A Nan ! Ở quốc độ ấy, nếu hàng trời người, ai thấy đạo thọ, người ấy sẽ chứng được ba pháp nhẫn: Âm hưởng nhẫn, nhu thuận nhẫn và vô sanh pháp nhẫn. Đây đều do nơi năng lực oai thần, năng lực bản nguyện, nguyện lực đầy đủ, nguyện lực sáng rỡ, nguyện lực kiến cố, nguyện lực cứu cánh của Phật Vô Lượng Thọ.

Phật bảo A Nan:

   Vua trong thế gian có hàng ngàn điệu nhạc. Từ vua chuyển luân trở lên cho đến sáu cõi trời dục, càng lên càng nhiều nhạc điệu trội hơn, gấp ngàn vạn lần âm nhạc thế gian. Hàng vạn điệu nhạc cõi trời thứ sáu vẫn không sánh bằng một phần ngàn ức âm nhạc vi diệu ở cây thất bảo, nơi cõi nước của Phật Vô Lượng Thọ, ngoài ra còn có hàng vạn nhạc thiên nhiên tuyệt kỹ. Vả lại những tiếng nhạc ấy đều là những tiếng nói pháp, trong trẻo dìu dặt, hòa nhã, nhiệm mầu đứng vào bậc nhất trong những âm thanh của các thế giới trong khắp mười phương.

   Giảng đường, tịnh xá, cung điện lầu quán đều bằng bảy báu trang nghiêm tự nhiên. Các thứ ngọc quí  chơn châu, minh nguyệt, ma ni v.v… giao xen lẫn nhau che phủ bên trên, từ trong ra ngoài, từ trái sáng phải.

   Có những hồ tắm ngang rộng bằng nhau, hoặc mười, hai mươi, ba mươi cho đến trăm ngàn do tuần, mực nước sâu cạn thảy đều cân nhau, hồ nào cũng đầy nước tám công đức, trong vắt thơm sạch như vị cam lộ.

   Hồ bằng huỳnh kim, đáy cát bạch ngân.

   Hồ bằng bạch ngân, đáy cát huỳnh kim.

   Hồ bằng thủy tinh, đáy cát lưu ly.

   Hồ bằng lưu ly, đáy cát thủy tinh

   Hồ bằng san hô, đáy cát hổ phách.

   Hồ bằng bằng hổ phách, đáy cát san hô.

   Hồ bằng xa cừ, đáy cát mã não.

   Hồ bằng mã não, đáy cát xa cừ.

   Hồ bằng bạch ngọc, đáy cát tử kim.

   Hồ bằng tử kim, đáy cát bạch ngọc.

   Hoặc do hai, ba, cho đến bảy báu thay đổi hợp thành. Chung quanh bờ hồ, những cây chiên đàn, hoa lá rũ khắp, mùi thơm ngào ngạt. Các thứ hoa trời như hoa sen xanh, hoa sen màu vàng, hoa sen màu đỏ, hoa sen màu trắng, màu sắc rực rỡ, ánh sáng tươi đẹp nổi trên mặt nước.

   Các vị Bồ-tát và các Thanh văn nếu vào hồ tắm, muốn nước đến đâu, nước liền đến đó. Muốn nước xuống chân nước liền xuống chân, muốn đến đầu gối, nước đến đầu gối, muốn nước đến lưng, nước ngang đến lưng, muốn nước đến cổ, nước lên đến cổ, muốn nước xối thân, nước liền xối thân, muốn nước trở lại nước liền trở lại, điều hòa ấm lạnh một cách tự nhiên, theo ý của người, mở thần sáng thể, rửa sạch bụi lòng trong sáng lóng sạch như không còn hình.

   Cát quí lóng lánh soi tận đáy hồ, từng lớp sóng nhỏ thay đổi lên xuống, thong thả nhẹ nhàng, không mau, không chậm. Làn sóng tự nhiên phát ra vô lượng âm thanh vi diệu, theo ý người nghe. Hoặc nghe tiếng Phật, hoặc nghe tiếng Pháp, hoặc nghe tiếng Tăng, hoặc nghe tịch tịnh, tiếng Không, Vô Ngã, tiếng đại Từ bi, tiếng Ba la mật, hoặc tiếng mười lực, tiếng pháp bất công, tiếng thần thông tuệ, tiếng vô sở tác, tiếng vô khởi diệt, tiếng vo sanh nhẫn, cho đến những tiếng sâu diệu đối với Bồ-tát thọ chức cam lồ quán đảnh.

   Những tiếng như thế xứng với tâm người, và những người nghe vô cùng hoan hỉ, tùy thuận với nghĩa thanh tịnh ly dục, vắng lặng chân thật, tùy thuận oai lực Tam bảo mười phương, thuận pháp vô úy và pháp bất cộng, tùy thuận thần thông, trí tuệ và chỗ tu hành của đạo Bồ-tát hoặc đạo Thanh văn.

   Vì không có tên tam đồ nạn khổ, chỉ thuần là tiếng vui sướng tự nhiên, nên cõi nước ấy tên là AN LẠC.

Phật bảo A Nan:

   - Những người vãng sanh cõi nước Phật ấy, những sự thọ dụng đều đủ như vậy, sắc thân trong sạch, tiếng nói thanh tao, thần thông công đức, cuung điện để ở, áo mặc uống ăn, hoa thơm tuyệt vời, các món trang nghiêm, cũng tựa nhau ở cõi trời thứ sáu.

   - Khi muốn ăn uống thì những bát dĩa toàn bằng bảy báu tự nhiên hiện ra, bát dĩa bằng vàng, bằng bạc, lưu ly, xa cừ , mã não, san hô, hổ phách, minh nguyệt, chơn châu… Những bát dĩa ấy hiện  ra theo ý của người ưa thích, cũng có đầy đủ trăm thức ăn uống. Tuy có trăm vị, nhưng thật sự thì chẳng có ai ăn. Thấy sắc, nghe mùi tự nhiên no nê, thân tâm dịu dàng không đắm mùi vị, xong rồi biến mất, đến giờ lại hiện.

   - Cõi nước AN LẠC thanh tịnh, yên ổn, vui sướng nhiệm mầu, đứng vào bực thứ của đạo Niết-bàn vô vi vắng lặng.

   - Những vị Thanh văn, những bậc Bồ-tát và hàng trời, người ở cõi nước ấy trí tuệ cao minh, thần thông tỏ suốt, dung sắc đồng đều, hình trạng như nhau, chẳng phải là trời, chẳng phải là người, chỉ vì thuận theo cõi nước phương khác, mà gọi là trời, hoặc gọi là người, người nào cũng vậy, tướng mạo đoan trang, dung sắc lạ thường vượt hẳn thế gian, trên đời hiếm có. Tất cả số ấy đều cùng bẩm thọ một thứ sắc thân “hư vô tự nhiên” một “thể vô cực”.

Phật hỏi A Nan:

   Ví như một gã ăn mày đứng cạnh một vị đế vương, vậy hình trạng và  dung mạo hai người có đồng nhau chăng?

A Nan tôi thưa:

   - Kính bạch Thế-tôn ! Một gã ăn mày ốm gầy hôi xấu mà đứng bên cạnh một vị đế vương, làm sao có thể so sánh ví dụ. Sự cách biệt ấy gấp ngàn muôn lần ! Sở dĩ như vậy vì kể ăn mày thấp hèn hết mức, áo chẳng che thân, cơm không đủ bữa, đói lạnh khổ sầu, lẽ sống con người hầu như không còn. Cũng do đời trước chẳng trồng cội lành, chất chứa của cải chẳng đem bố thí, càng giàu càng sẽn, chỉ muốn lấy không, tham cầu không chán, chẳng tin tu thiện, phạm các tội ác như núi như non. Đến lúc lâm chung của cải tan nát, khổ thân góp nhặt, vì đó lo rầu, nào ích cho thân, rốt cuộc cũng là về tay người khác. Không điều lành để cậy, không phước đức để nhờ, thế nên chết rồi đọa vào đường ác, chịu nhiều sự khổ rất là dài lâu. Tội hết được ra, trở lại làm người thì sanh vào hạng thấp hèn, ti tiện, tuy đồng loài người mà ngu si thô bỉ, cơ cực đến đổi.

   Còn như những kể vua chúa trên đời, sở dĩ tôn quý là do đời trước tích đức tu tâm, ra ơn bố thí, nhơn ái cứu giúp, tin tưởng tu thiện, không chống trái người, do đó mạng chung phước đến, được sanh đường lành, trên hết là sanh lên các cõi trời hưởng đủ phước lạc, và do nghiệp lành đời trước còn lại, được chuyển sanh vào giòng dõi vua chúa, tự nhiên tôn quí, dáng vẽ đoan trang, mọi người thờ kính, mặc đẹp, ăn ngon, tùy lòng hưởng thụ. Ấy do phước đức chiêu cảm cho nên được báo như vậy.

Phật bảo A Nan:

   - Ông nói chí lý ! Như hạng đế vương tuy rằng tôn quí trong các hạng người, hình sắc đoan chánh, nhưng nếu so với vua thánh chuyển luân, thì  kẻ đế vương lại rất kém hèn, như gã ăn mày đứng cạnh nhà vua ! Bực chuyển luan vương oai đức thù đặc nhứt trong thiên hạ, nếu đem sánh với vua trời Đao lợi, thì chuyển luân vương xấu gấp vạn lân. Đến như thiên đế sánh với vị vua cõi trời lục dục, thì sự kém xa cũng gấp ngàn lần. Còn như vị vua cõi trời thứ sáu, so với Bồ-tát hay vị Thanh văn trong quốc độ của Phật Vô Lượng Thọ, từ vẻ dung nhan cho đến màu sắc, hay là ánh sáng, sự kém xa cũng gấp vạn ức lần, không thể kể xiết.

Phật bảo A Nan:

   - Các hàng trời người trong quốc độ của Phật Vô Lượng Thọ, từ những y phục, món ăn thức uống, hoa thơm chuỗi ngọc, lọng lụa tràng phang, âm thanh vi diệu, cho đến những tòa cung điện lầu gác, nhà cửa để ở… Những tiện nghi ấy, hoặc cao , hoặc thấp, hoặc lớn, hoặc nhỏ, đều cân xứng với hình sắc của người. Tất cả vạn vật, do một thứ ngọc, hoặc hai thứ ngọc, cho đến vô lượng vật quí hợp thành, hễ muốn thứ nào, ứng theo tâm niệm là tự nhiên có.

   - Lại nữa A Nan ! Có những thảm quí lót khắp mặt đất tất cả trời người bước đi trên đó, vô  lượng lưới báu bao phủ cõi Phật, lưới ấy bởi những tơ vàng chơn châu, vô lượng trăm ngàn ngọc báu phức tạp, quí lạ khác thường. Khắp giáp bốn bên rũ xuống những hàng linh báu với những màu sắc chói sáng rực rỡ, mỹ lện hết mức.

   Ngọn gió âm đức thổi thật nhẹ nhàng, gió ấy điều hòa, dịu dàng ấm mát, không lạnh, không nóng, không chậm không mau. Gió thổi lưới báu và những cây báu, thì các thứ ấy phát ra vô lượng âm thanh vi diệu diễn nói kinh pháp, và tỏa muôn thứ hương thơm âm đức ôn hòa thanh nhã. Những người nghe đến, tập khí phiền não tự nhiên chẳng khởi, gió chậm đến thân cũng đủ sướng thích, dường như Tỳ kheo đã chứng Diệt tận định.

   - Lại nữa, gió thổi rắc hoa đầy khắp cõi Phật, hoa rơi đều có thứ lớp, tùy theo màu sắc, chẳng hề lộn xộn. Những số hoa ấy mềm mại sáng mướt, thơm tho, ngạt ngào. Bước đi trên hoa, hoa lún bốn tấc, lúc đi qua rồi hoa nổi như cũ, khi dùng xong rồi đất liền nứt ra, kế đó hoa mất, mặt đất trong sạch, hoa chẳng còn sót, tùy theo giờ giấc mà gió thổi tản hoa, một ngày một đêm sáu lần như vậy.

   - Lại nữa, các hoa sen báu đầy dẫy khắp nơi, mỗi mỗi hoa báu có ngàn ức cánh. Hoa ấy sáng chói với vô số màu. Thư hoa màu xanh có ánh sáng xanh, thứ hoa màu trắng có ánh sáng trắng, có thứ màu huyền, màu vàng, màu đỏ, màu tím v.v… Hoa nào cũng vậy, ánh sáng, màu sắc cũng đều tươi thắm, xán lạn, rực rỡ, dường như ánh sáng mặt trời mặt trăng. Mỗi mỗi đóa hoa phát ra ba mươi sáu trăm ngàn ức tia sáng, mỗi mỗi tia sáng hiện ra ba mươi sáu trăm ngàn ức vị Phật, sắc thân vàng chói, tướng tốt tuyệt vời và mỗi đức Phật lại phóng ra hàng trăm ngàn tia sáng, vì các chúng sanh trong khắp mười phương mà diễn nói pháp mầu, mỗi mỗi đức Phật an lập vô lượng chúng sanh vào đạo chánh giác.

 

KINH PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

HẾT QUYỂN THƯỢNG

hoalinhthoai

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch