Tịnh độ
Tu Niệm Phật Tam Muội Phương Tiện Đàm
Tác giả: Đường Đại Viên Việt dịch: Tỳ kheo Thích Ấn Nghiêm
20/03/2010 22:30 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

THỨ BA : THẬT TƯỚNG

THỨ BA : THẬT TƯỚNG

 

Kinh Hoa Nghiêm có bài kệ dạy rằng : Nếu người nào muốn biết chư Phật ba đời, nên quán trong Pháp giới tánh tất cả đều “duy tâm tạo”.

Đã biết ba đời chư Phật đều duy tâm tạo thì nay đối tất cả cảnh giới chẳng phải Phật cảnh, đều có thể quán thành Phật cảnh, bởi vì, bất luận cảnh nào cũng đều là giả cảnh cả nhưng không lìa Pháp giới tánh.

Nay nếu y pháp giới tánh tác quán ra các cảnh, vì cảnh nào cũng  theo tâm biến, không có chi là chẳng được.

Hiểu được phương tiện ấy rồi, thì phàm những cái gì mắt thấy hoặc chẳng thấy đều có thể mượn các tướng trạng ấy tác quán Phật A Di Đà.

 Hoặc những tiếng gì tai nghe hoặc chẳng nghe được, đều có thể tác quán ra tiếng niệm Phật.

Còn như những căn tỷ, thiệt, thân, ý và bốn trần cảnh  (hương, vị, xúc, Pháp) đối lại, cũng đều mượn tác quán; cho đến thế giới Ta Bà cũng có thể tác quán ra Cực Lạc Quốc Độ. Chúng sanh trong sáu đường tác quán thành thượng thiện nhơn Cực Lạc. Những hàng cây, ao báu, nước gió, vườn rừng, chim chóc mượn đó quán ra các thứ đối cảnh Cực Lạc Tây phương. Cứ huân tập lâu dài lần lần sẽ được thuần thục.

Như thế, lần lần xa dần được thế giới Ta Bà và lần lượt được gần dẫn với thế giới Tịnh Độ. Trong sáu căn tiếp xúc với sáu trần, cõi này dần dần xa lìa cảnh giới năng sở trần lụy, đó là tiệm nhập Thánh cảnh.

 Kinh Lăng Nghiêm gọi: Độ nhiếp sáu căn, tịnh niệm tương kế, nghĩa là  nhiếp hết sáu căn thì tịnh niệm nối nhau không dứt.

Tác quán như vậy, ban sơ lấy tịnh tướng đổi uế tướng, gọi là hữu tướng, sau nữa chẳng những uế tướng diệt mà tịnh tướng cũng diệt.Tâm thể trạm nhiên cũng  gọi là vô tướng. Lại nữa, vô tướng cũng là Không cảnh tịch quang hiện tiền, đó là thật tướng. Niệm Phật được như vậy thì chắc chắn với Phật tương ưng.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch