Tịnh độ
Tu Niệm Phật Tam Muội Phương Tiện Đàm
Tác giả: Đường Đại Viên Việt dịch: Tỳ kheo Thích Ấn Nghiêm
20/03/2010 22:30 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

THỨ TÁM: HÀNG PHỤC CHÚNG MA

THỨ TÁM: HÀNG PHỤC CHÚNG MA

 

Trong lúc tu hành, vì ta dụng công quá cùng cực nên phát ra huệ giải, phát huy thi kệ rất đặc sắc như dòng nước tuôn chảy. Ngài Đại Sư Di Hám Sơn cho đó là thiền bệnh vậy. Cẩn thận chớ dễ dãi, phóng dật.

Phải suy nghĩ giống như ngày xưa ta mất viên ngọc báu, nó vùi lấp dưới đất bùn, nay tìm được, phải coi đó như vật sẵn có của ta mà đừng sanh tâm vui mừng quá đáng. Nếu ta làm thi kệ được lưu loát thì cũng nhẫn nại chẳng nên phô diễn ra ngoài làm gì, lại nữa, dù thấy thân Phật tốt đẹp sắc vàng rực rỡ, thì cũng nhẫn nại đừng hân hoan quá sức, mà phải nghĩ rằng các cảnh trạng này từ thân tâm ta hiện ra thôi, như bóng trong gương. Khi gương lu thì bóng ẩn, khi gương sáng thì bóng hiện ra. Có hiểu như vậy thì dù cảnh giới kỳ lạ gì cũng tự nhẫn nại được, không nên cho là chứng đắc.

Thế thì, phàm thấy những cảnh giới tốt hay xấu, những hình dạng đặc thù khác, ta phải hiểu là các pháp bình đẳng , không có cao thấp, phải lấy bình thường tâm mà đối trị. Đó gọi là bình thường tâm thị đạo, như thế mới hàng phục tất cả cảnh ma. Nếu không như vậy,  thì dễ đắm trước tà cảnh, nhất là phát huy thi kệ, dễ mắc sự sai lầm: được chút ít cho là đủ, để rồi trở thành cống cao ngã mạn. Lại nữa, thấy tướng Phật tốt đẹp, sanh tâm ái trước, vui mừng thì dễ sanh cuồng loạn mất hết cả chánh niệm. Đó là ma hoan hỷ của ta.

Vậy người tu hành theo pháp môn niệm Phật không thể không biết cảnh giới này.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch