Cho đến cuối thế kỷ sau đó,
trong vòng 50 năm, người Hoa đã xây dựng khoảng 400 ngôi chùa, dọc theo bờ bể
phía tây của Hoa kỳ. Người Việt chúng ta, chỉ trong vòng 30 năm, cũng đã xây
dựng khoảng hơn 200 ngôi chùa Phật rải rác trên 38 tiểu bang và cả Washington
DC. Để có một cái nhìn về chùa Việt, chúng tôi xin giới thiệu ngôi chùa đầu
tiên được xây dựng vào năm 1970 đó là Quốc Tế Thiền Viện - International
Buddhist Meditation Center - do một thiền sư Việt Nạm đầu tiên, Hoà Thượng
Thích Thiên Ân, đến Hoa Kỳ hoằng hoá đạo cho người bản xứ xây dựng nên, vào lúc
ngài với học vị tiến sĩ làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học UCLA. Ngày nay đệ
tử của ngài, sư cô tiến sĩ Karuna Dharma là người thừa kế.
Chùa toạ lạc tại trung tâm
thành phố Los Angeles, gồm có bốn cơ sở mang tên Buddhist Meditation Center,
Kwan Yin House, Ananda Hall, Quảng Đức House, và thêm một cơ sở thứ năm đối
diện bên kia đường, Tiêu Diêu House, để nhớ thân phụ ngài, Thượng Toạ Thích
Tiêu Diêu, vị pháp thiêu thân năm 1963. Tất cả đều nằm trên đại lộ New Hampshire.
Năm 1974, Hoà Thượng Thiên Ân
ngỏ ý muốn có một quả đại hồng chung đúc tại làng Phường Đúc nổi tiếng của Huế.
Hoà Thượng Mãn Giác liền gửi tặng quả hồng chung như ngài mong muốn. Hiện nay
quả chuông này là một bảo vật của Thiền Viện.
Quốc Tế Thiền Viện mang những nét đặc trưng của một ngôi chùa Hoa Kỳ hiện nay,
do các tăng ni Hoa Kỳ tu tập, điều hành, trong nỗ lực đem giáo pháp của Phật
cống hiến cho thời đại; đồng thời họ cũng muốn giữ gìn truyền thống cũ của bổn
sư mình, dấu vết Phật giáo Việt Nam.
Vì chùa xây dựng ở trung tâm
một thành phố tân tiến nên phương pháp đào tạo và tu học cũng phải uyển chuyển
cho thích nghi với hoàn cạnh Hoỹc chúng ở đây gồm cả tiểu thừa và đại thừa,
phải tự lực cánh sinh, nên không phải chúng tăng ai cũng đều ở tại thiền viện,
một số ở tại gia và đi làm. Đó là là sự linh động có từ thời Hoà Thượng Thiên
Ân tuỳ duyên thu nhập đệ tự Sư cô Karuna là người đến thụ huấn đầu tiên, khi
còn là giáo sư trung học Vị thủ chúng, sư cô Sarika Dharma, lúc đó cũng ở ngoài
để nuôi hai con. Về đường lối tu học thì những ai muốn trở thành tăng sĩ đều
phải qua tối thiểu sáu tháng nghiên cứu và thực hành Phật pháp, tham dự ít nhất
một khoá thiền.
Mỗi năm có ba khoá thiền chính
vào các mùa lễ Phật Đản, Vu Lan, và Thành Đạo Sau một năm thử thách họ có thể
xuất gia để theo học một niên khoá về Phật học và lịch sử truyền bá Phật giáo
tại Buddhist College. Bước kế tiếp là thọ đại giới và sau hai năm là thọ tỳ
kheo hay tỳ kheo ni, hoặc chỉ 25 giới mà thôi để được làm Pháp sư. Pháp sư là
một nhà truyền giáo, có thể có gia đình bình thường, râu tóc chút ít chẵng sao,
trang sức cũng được. Họ nhận một áo vàng có giải đeo cổ và một saffron kesa
(toạ cụ); trong khi các vị tỳ kheo thì nhận y vàng có sọc phước điền và toạ cụ.
Chư tăng ni sau khi thọ đại
giới phải tâm nguyện thân cận bên bổn sư của mình ít nhất là 5 năm, được giao
phó nhiệm vụ mới tại Thiền Viện, phải chấp tác ngày Chủ Nhật, coi sóc thư viện,
nhang đèn chánh điện trang nghiêm, sân trước vườn sau hoa cỏ xanh tươi. Sư cô
Karuna cho biết: ”Chúng tôi tụng kinh tiếng Việt ít thôi, vì từ khi Hoà Thượng
Thiên Ân viên tịch, chúng tôi không còn làm lễ cho cộng đồng Việt Nam nữa. Trong
vài khoá lễ, chúng tôi tụng kinh bằng tiếng Việt vài bài kệ ngắn như Kệ Dâng
Hương, Tán Phật Phần còn lại, chúng tôi tụng kinh bằng tiếng Anh cho phù hợp
với tăng chúng trong chùa”.
Sau 15 năm kể từ khi cố hoà
thượng viện trưởng viên tịch, chùa cũng đã tổ chức được một Đại Giới Đàn. Đó là
một vinh hạnh đối với Thiền Viện, một Đại Giới Đàn do một phụ nữ tổ chức và truyền
giới. Theo sư cô Karuna, đại lễ đã là một tiêu biểu cho cả nước Mỹ trông vào.
Trước hết, phụ nữ đã đóng một vai trò quan trọng trong Phật giáo. Nếu Phật giáo
mà thành công ở đất nước này thì phải bỏ quan niệm về giới tính. Thứ đến, đây
là lần đầu tiên mà các sư Hoa Kỳ truyền giới cho đệ tử và tín đồ Hoa Kỳ, đó mớI
thực sự là hạt giống Phật pháp được gieo trồng vào trong trái tim của đất nước
này, đó cũng là ước nguyện của Hoà Thượng Thiên Ân thuở ngài còn sinh tiền.
Tại Quốc Tế Thiền Viện, tăng
chúng cũng tổ chức lễ Thanksgiving, họ vừa dùng những món ăn truyền thống
Thanksgiving, vừa dùng các món chay nhưng nay thì đa số họ hay về với gia đình,
nên không thường tổ chức nữa Về lễ Giáng Sinh thì sẽ có cây Giáng Sinh và quà
tặng khi có nhiều em nhỏ cư trú, và các em được giải thích rằng nó tượng trưng
cho lòng yêu thương và đoàn tụ Lễ Halloween thì dành cho người vô gia cư và trẻ
em bất hạnh.
Nhà chùa cũng tham gia nhiều
sinh hoạt khác ngoài đờI hằng năm như tham dự lễ Lotus Festival, lễ Los Angeles
Asian, lễ Pacific Islanders Festival, lễ Mở Mắt Rồng, lễ Đua Thuyền Rồng. Thiền
Viện còn dang cánh tay từ bi vào tận các nhà tù, chẳng hạn khám đường
Lanscaster, bằng cách viết thư thăm hỏi, quà tặng, qui y cho họ bằng điện thoại
một khi có ai đã nắm được một số giáo lý căn bản và có nguyện ước muốn trở
thành con Phật.
Hoà thượng Thích Thiên Ân
(1924-1980) là vị thiền sư Việt Nam đầu tiên đến truyền giảng giáo pháp Phật
trên đất Mỹ, là người xây ngôi chùa Việt đầu tiên trên xứ này, là vị tăng có
môn đồ người Hoa Kỳ đã nhớ công lao của thầy mình muốn giữ gìn ngôi chùa sao
cho đời sống trong tu viện mãi còn giữ được sắc màu của Phật giáo Việt Nam. Ngài
đã được các học giả Hoa Kỳ, chẳng hạn như ông Rick Fields trong cuốn How the
Swans Came to the Lake, ghi nhận là một nhà sư Mỹ gốc Việt Nam đầu tiên dã cùng
với Suzuki, Maezumi-Roshi, Katagiri, Jiyu-Kennett, Huan Hua, và các Rimpches
Tây Tạng như Trungpa, Kalu, Kyentse, đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của
Phật giáo Hoa Kỳ ngày nay.
Tìm hiểu về Quốc Tế Thiền Viện
và đời sống trong tu viện ấy là để tưởng nhớ công lao của chư tăng ni Việt Nam
trong ba thập niên qua, trên bước đường lưu vong, đã đem giáo pháp của chư Phật
tưới mát long người, cỏ cây hoa lá và muôn loài trên phần đất Bắc Mỹ vậy.