1.Đại Danh Lam Phật Tích
Đại Danh Lam Phật Tích - Núi Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh là quê hương của nhà Lý, nơi có nhiều danh lam cổ tự và đền đài nổi tiếng như chùa Dâu, chùa Tiêu, chùa Phật Tích, núi Thiên Thai,
đền Đô (thờ tám vị vua nhà Lý), đền Kinh Dương Vương, đền bà Chúa Kho.
Những danh thắng này lại không xa cách nhau lắm nên sẽ hợp nhất lại
thành một cụm cảnh quan cho nhu cầu hành hương tâm linh và du lịch thắng
cảnh văn hóa. Theo đồ án của Sở Xây dựng Tỉnh Bắc Ninh thì trung tâm
của quần thể này sẽ là chùa Phật Tích ở núi Tiên Du với tổng
diện tích 3.000 hecta. Trong đó, một tổng thể quy mô rộng 10 hecta đã
được khởi công xây dựng. Tâm điểm của thắng tích này sẽ là một Đại Phật Thành
cao 27 mét quay về hướng Tây Nam, phục dựng theo bảo tượng Đức Phật A
Di Đà của chùa Phật Tích. Một vườn toàn hoa mẩu đơn sẽ bao quanh Đại
Phật Thành tỏa hương tịnh hóa tâm linh. Vùng quy hoạch này sẽ kết hợp
hài hòa với cảnh quan bên cạnh như cụm núi đá hình mào phượng, khu tháp
cổ chùa Phật Tích, Quan Âm Viện, Trung tâm Tu tập Phật Tích, Sân Hội Tụ,
Bậc thang lên Đại Phật Thành, Vườn Đá Thiên Nhiên, hệ thống đường đạo
trong rừng tâm linh, chùa Phật Tích cũ…cộng với các di tích lịch sử văn
hóa như: đền Đô, đền Bà Chúa Kho, đền Kinh Dương Vương, chùa Dâu cổ nhất
VN, chùa Bút Tháp với tượng Đức Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhân.
Chùa Phật Tích, Bắc Ninh, đang tôn tạo
Một Tổng thể các chùa tháp, đền đài, thắng cảnh thiên nhiên và nhân
tạo như vừa diển tả được phối hộp lại chắn chắn sẽ làm Chùa Phật Tích
trở thành Đại Danh Lam của PGVN. Chỉ riêng chùa Phật Tích củ đã được Bộ
Văn Hóa công nhận và xếp hạng vào loại “Di Sản Văn Hóa Quốc Gia.” Mới
đây, nhà nước đã cấp 32 tỷ đồng để thực hiện các công trình tu bổ, bảo
tồn, trùng tu, tôn tạo cho Chùa Phật Tích cổ và các bộ tượng cổ và bộ
pháp khí cùng mở mang phát triển cảnh quan, địa giới của chùa. Trụ trì
chùa Phật Tích hiện nay là Đại đức Tiến sĩ Thích Đức Thiện cho biết:
“Giáo Hội PGVN sẽ yêu cầu chính phủ làm thủ tục xin cơ quan Văn Hóa Liên
Hiệp Quốc công nhân: “Đại Danh Lam Phật Tích là Di Sản Văn Hóa Thế
Giới.”
2. Đại Danh Lam Thiền Viên Trúc Lâm Yên Tử
Đại Danh Lam Thiền Viên Trúc Lâm Yên Tử - Tỉnh Quảng
Ninh, Yên Tử Sơn là ngọn núi mà Vua Trần Nhân Tông đã xuất gia và sáng
lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Từ hàng chục năm nay, nơi đất Phật Linh
Thiêng này, PGVN và nhà nước đã thực hiện nhiều Phật sự quan trọng như
Đại lể Vesak LHQ 2008 đã chọn Trúc Lâm Yên Tử là một trong các địa điểm tổ chức, và kỷ niệm Đại Lể Tưởng Niệm 700 năm ngày Vua Trần Nhân Tôn Viên Tịch.
Đó là về lễ hội văn hóa. Ngoài ra, nhà nước còn giúp PGVN phục hồi lại
các di tích danh lam thắng cảnh từ các đời trước cha ông để lại khắp
trên mọi miền đất nước. Vào những năm đầu thập niên 2000, Thiền Sư Thích
Thanh Từ khôi phục lại Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ở miền Bắc và phát
triển Thiền Phái Trúc Lâm ở chính núi Yên Tử là nơi đã phát xuất Thiền
phái này từ thế kỷ 13. Do đó, từ năm 2000 đến nay, nhiều công trình đã
được thi công như bảo tồn phục dựng những công trình cổ xưa còn tồn tại
như khu mộ tháp của chư Tổ, tượng Phật và Bồ Tát cùng các pháp khí …
Đồng thời, để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng và tâm linh ngày càng
cao của đồng bào, một quần thể năm ngôi chùa mới gọi là chùa Lân hay chùa Long Động
đã được xây dựng với mái đao, nhiều mái, theo kiến trúc cổ, cổng tam
quan, lầu chuông, hội trường, phương trượng v…v…đã hoàn tất. Sở Giao
Thông tỉnh Quảng Ninh lại cho mở rộng đường, lót đá trải nhựa từ Quốc lộ
vào tận chân núi Yên Tử với bải đậu xe rộng lớn chứa được hàng nghìn
chiếc. Nhà nước còn lập hệ thống cáp treo từ chùa Giải An lên chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên lên chùa Đồng
ở cao độ 1068 mét. Đường từ chân núi lên đến chùa Đồng (ngôi chùa được
xây cất mới hoàn toàn to lớn hơn chùa củ, làm hoàn toàn bằng Đồng nặng
70 tấn) đã được mở rộng, khai quang và lót đá tảng đi rất an toàn và dể
dàng. Phật sự hiện nay của Đại Danh Lam Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là
công trình xây dựng tượng Đài Phật Hoàng Trần Nhân Tông Trên
Đỉnh An Kỳ Sinh- đang đi vào thực hiện và GHPG có đơn thỉnh cầu chính
phủ yêu cầu Cơ Quan Văn Hóa L.H.Q. (UNESCO) công nhận Đức Vua Trần Nhân
Tôn là “Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới”
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Quãng Ninh
Trong lễ khai mạc Hội Xuân Yên Tử vào dịp đầu Xuân Kỷ Sửu mới đây,
Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Trưởng Ban Trị sự PG tỉnh Quảng Ninh cho
biết như sau: “ Theo kế hoạch, danh thắngYên Tử sẽ được mở rộng gồm cả
một số khu di tích liên quan đến vua Trần Nhân Tôn ở huyện Đông Triều.
Tương lai, trong kế hoạch mở rộng Yên Tử, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã
cho lập quy hoạch đất rộng hơn mười nghìn hecta, rộng gấp ba diện tích
Yên Tử hiện nay, cấp cho Ban Trị sự PG tỉnh Quảng Ninh để phát triển
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử”
Được biết Hội Xuân Yên Tử diển ra sau Tết âm lịch từ ngày 10 (trước
kia là ngày 9) tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch và cũng như Trẩy Hội
Chùa Hương là lể Hội lâu nhất kéo dài suốt ba tháng Xuân. Năm mới Tân
Sửu, chỉ từ ngày mồng một đến mồng sáu Tết đã có 15 vạn Phật Tử đến lễ
Phật đầu năm tại Đại Danh Lam Trúc Lâm Yên Tử.
3. Đại Danh Lam Bái Đính
Đai Danh Lam Bái Đính - Tỉnh Ninh Bình, Một quần thể gồm khu trung tâm Tín Ngưỡng và Hành Hương Tâm Linh PG gồm chùa Bái Đính cũ ở trên núi và chùa Bái Đính mới
dưới chân núi rộng 107 hecta (đã hoàn tất giai đoạn 1 vào năm 2008 sau
ba năm thi công và sẽ hoàn tất toàn bộ công trình vào năm 2010 nhân Đại
lể Kỷ niệm Một Nghìn Năm Thăng Long) cùng với khu trung tâm Văn Hóa lịch
sử Tràng An rộng 700 hecta gồm công viên tượng Đài và Đền Thờ Vua Đinh
Tiên Hoàng và khu cột đá khắc kinh Phật có mái che do Thái Tử
Đinh Liển thực hiện, và khu thắng cảnh Thiên Nhiên Sinh Thái Quý hiếm
của quốc gia là rừng Nguyên Sinh Cúc Phương rộng 2000 hecta. Cả ba sẽ
phối hợp tạo nên một trung tâm PG và trung tâm văn hóa lịch sử vùng cố
đô Hoa lư. Chùa Bái Đính cổ ở huyện Gia Viển, tỉnh Ninh Bình ở độ cao
200 mét trên núi, xây từ thời nhà Lý. Để lên chùa phải bước 300 bậc đá
từ chân núi. Chùa do Thiền sư Minh Không xây cất. Theo sử liệu, Thiền sư
Minh Không đã vào núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông
và đã tìm ra Động Tối, Động Sáng và nhiều động tuyệt đẹp khác. Riêng
chùa Bái Đính cổ đã được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử Văn Hóa
Quốc Gia năm 1997, và đã được nhà nước cấp ngân khoản để trưng tu, tôn
tạo, bảo trì vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa xưa. Đó là chùa Bái Đính củ.
Tượng Tam Thế trong chánh điện chùa Bái Đính
Dựa vào núi Bái Đính, khu chùa mới đang được công ty xây dựng Xuân
Trường đầu tư và thi công với quy mô vô cùng hoành tráng trên diện tích
rộng 107 hecta, với những công trình kiến trúc to lớn đạt kỷ lục quốc
gia. Chùa nằm trong tổng thể xây dựng Trung tâm Văn Hóa Tràng An rộng
2000 hecta như vừa nói, do ông Nguyễn Xuân Trường làm chủ đầu tư. Ngôi đại tự Tam Thế Phật
là công trình lớn được khánh thành ngày 17-5-2008 của giai đoạn 1, nhân
Đại lể Phật Đản Liên Hiệp Quốc Vesak 2008. Ngôi đại tự này có hai tầng
với mười hai mái. Tầng dưới thờ Tam Thế Phật gồm ba pho tượng cao 10 mét, nặng 50 tấn bằng đồng tôn trí rất trang nghiêm và hoành tráng.
Dưới chân núi, giếng Ngọc vì nước lúc nào cũng xanh mầu Ngọc, được
tôn tạo và mở rộng năm 2006 với chu vi 97 mét 3, đường kính 30 mét, sâu
10 mét. Tương truyền, Thiền sư Minh Không lấy nước ở giếng Ngọc sắc
thuốc trị bệnh cho dân.
Cũng cần nhắc lại là lể khánh thành giai đoạn 1 đã cử hành vào dịp Đại lể Phật Đản LHQ. Dịp này có lễ trồng cây Bồ Đề
đem từ Ấn Độ qua. Và đặc biệt là hai cây Bồ Đề do chủ tịch Nhà Nước
Nguyễn Minh Triết và Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng trồng trước
chùa Thượng từ mấy năm trước, khi mới trồng chỉ là một nhánh nhỏ nhưng
hiện nay chỉ vài ba năm sau cây đã vượt lớn trưởng thành như một cây cổ
thụ.
Hiện tại, chùa Bái Đính đang tiếp tục giai đoạn 2 với các công trình sau đây sẽ được hoàn tất và khánh thành vào năm 2010:
- 1. Ngôi chùa Thượng hay Điện Pháp Chủ là ngôi chùa lớn tám mái tôn
thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca bằng đồng đúc nguyên khối cao mười mét,
nặng 100 tấn do công ty Đoàn Kết của nghệ nhân Nguyễn Trọng Hạnh ở huyện
Ý-Yên, tỉnh Nam Định đúc. Phải an vị pho tượng 100 tấn này trước rồi
mới xây chính điện và chùa sau.
- 2. Tháp chuông tám góc, ba tầng, hai mươi bốn mái treo quả chuông
nặng ba mươi sáu tấn đồng, cao 5 mét 40, đường kính 3 mét 45 do nghệ
nhân Nguyễn Văn Sính ở phường Đức, thành phố Huế thực hiện. Người nghệ
nhân này còn đúc thành công quả chuông khác nặng 27 tấn cũng cho chùa
Bái Đính.
- 3. Điện thờ và tượng Đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Được xây bằng những cột gỗ lim cao và lớn. Tượng được đúc bằng đồng.
- 4. Tam quan nội điện được thực hiện bằng gỗ, khu nhà Tăng, Hành lang La Hán, Hồ Bán Nguyệt.
- 5. Bộ tượng năm trăm vị la Hán bằng đá do nghệ nhân làng đá Ninh
Vân, tỉnh Ninh Bình thực hiện tại xưởng đá của Nghệ Nhân Phạm Ngọc Hoàn
từ năm 2005.
- 6. Và còn nhiều công trình khác.
Tất cả các công trình đang thực hiện của chùa Bái Đính sẽ hoàn tất
vào năm 2010 là năm mà nhà nước và Giáo Hội PGVN sẽ phối hợp để chức Đại
Lể Kỷ Niệm Một Nghìn Năm Thăng Long.
4. Đại Danh Lam Hương Tích
Đại Danh Lam Hương Tích - “Nam Thiên Đệ Nhất Động”,
Huyện Mỹ Đức, Thủ Đô Hà Nội, Nam Thiên Đệ Nhất Động có nghĩa là các
động thiên nhiên của chùa Hương được đánh giá là đẹp nhất trời Nam. Chùa
Hương trước kia thuộc tỉnh Hà Tây là tỉnh có nhiều chùa nhất nước ta,
tổng cộng hơn 1500 chùa trong toàn tỉnh. Cuối năm 2008, tỉnh Hà Tây được
sát nhập vào Hà Nội theo kế hoạch mở mang và phát triển thủ đô Hà Nội
của nhà nước.
“Nam Thiên Đệ Nhất động” Hương Tích
Chùa Hương đã có từ 600 năm với tổng diện tích mười tám hecta rừng và
đất mà đa phần là rừng núi. Vùng chùa Hương chủ yếu là các động thiên
nhiên mà bên trong thạch nhũ từ trên trần rũ xuống hay từ dưới sàn mọc
lên, tạo nên những hình tượng diệu kỳ và những hình tượng đặc biệt khác,
thêm vào là ánh sáng xuyên qua khe đá hay ánh sáng đèn trong động đã
tạo cho những hình tượng trong động trở nên lung linh huyền diệu. Trong
động Hương Tích và chùa Hương Tích có 18 địa điểm hành hương lễ bái.
Phật tử thường về chùa Hương suốt trong ba tháng mùa Xuân từ sau Tết,
vào ngày 6 tháng Giêng đến tháng ba âm lịch. Ngày xưa gọi là Trẩy hội
Chùa Hương, ngày nay gọi là Lễ hội Chùa Hương càng ngày càng
đông vui. Theo dự đoán của ban tổ chức thì lễ hội năm nay lên tới bẩy
mươi vạn đến một triệu người tham dự. Đây là lễ hội dài nhất trong các
lễ hội. Năm 2008, số khách hành hương và du khách viếng chùa toàn năm là
mười một triệu người, trong đó có ba mươi hai vạn là người nước ngoài.
Chùa Hương là một quần thể các động thiên nhiên kết hợp nên các công
trình nhân tạo chỉ có chùa Thiên Trù, cổng Tam Quan, Lầu
Chuông, Lầu Trống, Phương Trượng, Tăng Xá, Nhà Khách…Vì là một địa điễm
tu học tôn giáo và hành hương nên nhà nước và Giáo Hội PGVN đã chú ý đến
việc mở rộng đường bộ, đường sông để đi lại dể dàng, nhất là tu bổ và
tôn tạo thường xuyên cảnh chùa. Chùa Hương Tích được coi như
cảnh giới Đại Từ Đại Bi của Đức Quan Thế Âm nên nhiều người ước mong các
vị tôn đức lãnh đạo giáo hội và vị phương trượng của chùa có kế hoạch
để an vị pho đại tượng Đức Quan Thế Âm cao 50 mét ở trên núi và có thể
còn nhiều đại tượng kích thước như thế trên đất Phật để Hương Tích xứng
đáng là một đại danh lam của PGVN, và nhất là theo nhiều tin cho biết,
rằng chùa Hương cũng sẽ được nhà nước làm thủ tục yêu cầu Cơ Quan Văn
Hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO công nhận “Chùa Hương Tích là Di Tích Văn Hóa
Thế Giới.”
Trên đây chỉ là những dòng tóm tắt rất đan thanh về phong cảnh thiên
nhiên cùng với công trình xây dựng bốn Trung Tâm Tùng Lâm lớn tại miền
Bắc mà nhiều bậc tôn đức lãnh đạo Phật Giáo, các vị cư sĩ và Phật tử đã
đồng thuận rằng sau khi hoàn thành vào năm 2010 là năm kỷ niệm Một Nghìn
Năm Thăng Long, bốn trung tâm này sẽ trở thành Tứ Đại Danh Lam
của PGVN rất nổi tiếng và sẽ có nhiều người trong nước và nước ngoài
hành hương chiêm bái, nhất là để tu học Phật Pháp, thực hành tín ngưỡng
tâm linh.
(Theo: "Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua" 2009)
Minh Ngọc sưu tầm