Danh lam
Chùa Đại Bi tại núi Kỳ Lân Thanh Hóa
Tâm Minh St
13/07/2013 18:13 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tọa lạc ở phía Nam TP. Thanh Hóa, dưới chân núi Kỳ Lân, bên dòng Kênh Vi là chùa Đại Bi (hay còn gọi là chùa Mật).

Cảnh đẹp nơi đây đã làm đắm say biết bao tao nhân mặc khách đến với miền đất và con người xứ Thanh.

Tọa lạc ở phía Nam TP. Thanh Hóa, dưới chân núi Kỳ Lân, bên dòng Kênh Vi là chùa Đại Bi (hay còn gọi là chùa Mật).
Cảnh đẹp nơi đây đã làm đắm say biết bao tao nhân mặc khách đến với miền đất và con người xứ Thanh.
 

Tọa lạc ở phía Nam TP. Thanh Hóa, dưới chân núi Kỳ Lân, bên dòng Kênh Vi là chùa Đại Bi (hay còn gọi là chùa Mật). Cảnh đẹp nơi đây đã làm đắm say biết bao tao nhân mặc khách đến với miền đất và con người xứ Thanh.

Năm 1619, Hoàng tử Lê Duy Kỳ được lập lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thần tông. Ông là vị vua duy nhất triều Lê Trung hưng được lên làm vua tới hai lần (lần 1 từ năm 1619 đến 1643, lần 2 từ năm 1649 đến 1662) và trị vì đất nước tới 38 năm.

 

Trong một lần về xứ Thanh, ngưỡng mộ cảnh đẹp vùng núi Kỳ Lân, ông đã sai dựng một ngôi chùa cạnh núi và đặt tên chùa là Đại Bi. Và, nơi đây cũng được lựa chọn đặt Thượng sàng hạ mộ của vua Lê Thần tông. Có lẽ đây là nét độc đáo nhất của một ngôi chùa ở Thanh Hóa được gắn với cuộc đời của một vị vua.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa, chùa được xây dựng bố cục theo hình chữ Đinh (I). Bái đường gồm 5 gian, chính điện 3 gian, cách Kênh Vi chừng 200m. Sân chùa bài trí rất nhiều hiện vật bằng đá như: voi, ngựa, nghê, bia đá, khánh đá. Tam quan xây theo kiểu chồng diêm ba tầng mái cong, phía trên cùng treo chuông đồng nặng 2 tạ. Ở khu vực điện thờ được bài trí gồm: gian thứ nhất (tính từ trong ra ngoài) là ba pho tượng “Tam thế”, gian thứ hai thờ tượng Quan Thế Âm, gian thứ ba chia làm hai: bên phải là tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn, bên trái là tượng vua Lê Thần tông đặt cao, phía trước mặt thấp hơn, xếp theo tả hữu là tượng 6 bà hoàng phi mặc quốc phục.

Sáu bà hoàng là 6 dân tộc khác nhau: Kinh - Thái - Mường - Hán - Lào - Hà Lan. Tượng bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ngự trên toà sen hai lớp còn các bà khác đội vương miện trong tư thế toạ thiền. Giáo sĩ Alexandre de Rodes tới Thăng Long đã từng viết về bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc như sau: Bà rất thông chữ Hán, giỏi về thơ, chúng tôi gọi bà là Ca-tê-ri-na vì bà giống Thánh nữ về nhiệt tâm cũng như đạo hạnh, về những đức tính tinh thần cũng như sang trọng về dòng họ. Hiện nay tại chùa Bút Tháp vẫn còn tượng Bà bằng gỗ sơn son thếp vàng vào thế kỷ XVII.

Dọc theo vào điện thờ chùa Đại Bi là hai dải Tả vu, Hữu vu. Trước kia, trong chùa có hàng trăm pho tượng Phật và các La Hán- những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc quý hiếm vào thế kỷ thứ XVII. Tuy nhiên, hiện nay những pho tượng này phần lớn đã bị thất lạc.

 
 

Danh thắng chùa Đại Bi- núi Kỳ Lân không chỉ  mang dấu ấn  xưa mà còn làm say lòng lớp trẻ bởi phong cảnh nơi này. Trong tiểu thuyết Ngơ Ngác của nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo Trần Mai Ninh đã ghi lại những trang văn hay nhất về lớp học sinh trường Colle Thanh Hóa với những buổi chiều chủ nhật dạo chơi bên bờ sông nông giang hay trèo núi Long, núi Hổ hoặc tắm trong hang núi Long. Cũng tại chùa Đại Bi, sáng ngày 24/3/1927, bất chấp sự nghiêm cấm của thực dân Pháp, khoảng 200 học sinh các trường trong thị xã Thanh Hóa đã hội tụ về đây tưởng niệm cụ Phan Bội Châu. Và ngày 19/8/1945, trên ngọn núi Kỳ Lân, lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn tung bay báo hiệu một kỷ nguyên mới của đất nước độc lập tự do. Hiện nay, quần thể chùa Đại Bi - núi Kỳ Lân đã được Sở Văn hóa - Du lịch và Thể thao Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử  - cách mạng cấp tỉnh.

Thời gian và sự tàn phá của chiến tranh đã làm nơi đây bị hư hỏng nặng. Dường như ngôi chùa cổ chỉ còn trong tâm thức, tâm linh của Phật tử và người dân Thanh Hóa. Dấu tích còn lại chỉ còn giếng chùa xây từ thế kỷ XVII, đây cũng là công trình văn hóa  giao thoa kiến trúc dân gian và bác học. Tượng vua Lê Thần tông và các bà Hoàng phi được gửi sang khu Thái Miếu nhà Lê để khói hương hướng lễ

 
 

Theo nguyện vọng của các phật tử, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa đã trao trách nhiệm cho Đại Đức Thích Tâm Hiền làm trụ trì chùa Đại Bi, Hoằng dương chính pháp. Sau 2 năm, nhờ công sức của các phật tử, ngôi chùa đã được tôn tạo một cách khá bề thế. Các bản hội theo ngày tuần đến ngưỡng Phật, học Phật. Nhiều nhà hảo tâm trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đã cung tiến tài lực, vật lực để dựng lại chùa. Quả chuông hai tạ ngày xưa trên cổng Tam Quan giờ đây đã thay bằng quả chuông cả tấn. Sáng, chiều âm vang tiếng chuông như tiếng vọng ngàn xưa thức lên lòng hướng thiện cao cả trong mỗi con người, cầu mong một xã hội an lành, hạnh phúc.

Để chùa Đại Bi – núi Kỳ Lân thực sự là một danh thắng của vùng đất phía Nam TP. Thanh Hóa, cần lắm những tấm lòng từ bi hướng thiện của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh, trong nước và nước ngoài cùng chung vai góp sức tôn tạo, khôi phục lại cảnh chùa xưa.

Theo: thethaovietnam.vn

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch