01/01/2022 11:49 (GMT+7)
Đức Bồ Tát nhẹ nhàng bước ra, lên ngựa Kandaka, còn Channa đi theo sau, vào lúc nửa đêm ngày rằm tháng sáu âm lịch, Ngài đã trốn khỏi hoàng cung đi xuất gia. Mỗi vó ngựa đều có bàn tay chư thiên nâng đỡ, không phát ra tiếng động, nên không một ai hay biết; khi đến cửa thành thì liền có chư thiên mở cửa cho ngựa Kandaka phi nhanh qua. Đức Bồ Tát cao thượng đã bỏ nhà đi xuất gia tìm đường giải thoát khổ cho mình và tứ chúng là vậy. |
01/01/2022 11:47 (GMT+7)
Khi Đức-vua Bồ-tát hồi cung, ngay trong đêm ấy Đức-vua Bồ-tát nghe tin Chánh-cung Hoàng-hậu Yasodharā đã sinh hạ Hoàng-tử, tình thương con phát sinh trong tâm, Đức-vua Bồ-tát than rằng: “Sự ràng buộc lớn!” |
01/01/2022 11:45 (GMT+7)
Trong buổi lễ đăng quang lên ngôi vua của Thái tử Siddhattha cùng với lễ thành hôn với Công chúa Yasodharā, Đức vua Siddhattha tấn phong Công chúa Yasodharā lên ngôi vị chánh cung Hoàng hậu. Đức vua trị vì đất nước được thanh bình thịnh vượng, thần dân thiên hạ được an cư lạc nghiệp. |
01/01/2022 11:43 (GMT+7)
Tuy được phong vương nhưng vua Suddhodana vẫn e ngại Tân vương thấy “cảnh khổ già, bệnh, chết” rồi từ bỏ ngai vàng đi xuất gia, nên vua Suddhodana vẫn nắm quyền điều hành và vị Tân vương vẫn sống trong ba tòa lâu đài của mình đến tận khi xuất gia năm Ngài 29 tuổi. |
01/01/2022 11:41 (GMT+7)
Từ xưa đến nay, thiên lý vạn lý trên đời không ra ngoài “sự sống”. Nếu tại vương quốc này, sự sống còn có chút giá trị thì người “bảo vệ sự sống”được quyền giữ chim hơn là người “hủy diệt sự sống”. Kẻ hủy diệt sự sống thì hung dữ, ác độc, đồng nghĩa với bạo tàn và phá hoại. Người bảo vệ sự sống thì hiền hòa, thiện lương, đồng nghĩa với bảo tồn và xây dựng. |
01/01/2022 11:38 (GMT+7)
ào xế chiều, cuộc lễ đã mãn, vua Suddhodana trở lại nơi Đức Bồ Tát nghỉ, để đưa Ngài về hoàng cung, một điều lạ là “các cây khác đều xế bóng, riêng bóng cội trâm vẫn đứng thẳng như “cái lọng che mát cho bậc Đại sĩ”. Nhìn thấy hiện tượng hy hữu này, lại thấy Đức Bồ Tát đang trầm tư trong thiền tịnh, đức vua liền quỳ xuống đảnh lễ Đức Bồ Tát và nói “đây là lần thứ hai ta đảnh lễ con”. |
01/01/2022 11:36 (GMT+7)
“Ta không có duyên lành gặp được Đức Phật và không được lắng nghe chánh pháp của Ngài; bởi vì, ta sẽ chết trước khi Đức Bồ Tát Thái tử trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Vả lại, sau khi ta chết, do năng lực của đệ tứ thiền vô sắc: Phi tưởng, phi phi tưởng xứ thiền sẽ cho quả tái sinh trong cõi trời vô sắc phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên, có tuổi thọ lâu 84.000 ngàn đại kiếp. Vì cõi vô sắc chỉ có 4 danh uẩn, nên phạm thiên cõi vô sắc không có mắt để nhìn thấy Đức Phật, không có tai để nghe chánh pháp của Đức Phật khi Ngài xuất hiện trên thế gian”. |
01/01/2022 11:32 (GMT+7)
Ta là Bậc cao cả nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!Ta là Bậc vĩ đại nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!Ta là Bậc Tối Thượng nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!Kiếp này là kiếp chót của taTa không còn tái sinh kiếp nào khác nữa! |
01/01/2022 11:27 (GMT+7)
Cõi Nam-thiện-bộ-châu rộng lớn mênh mông, trong quá-khứ, chư Phật Chánh-Đẳng-Giác chỉ xuất hiện trongtrung-xứ (majjhimapadesa) mà thôi, không xuất hiện ở nơi xứ biên địa. Vì vậy, Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu quyết định tái- sinh nơi trung-xứ, vùng Sakka, kinh-thành Kapilavatthu. |
01/01/2022 11:06 (GMT+7)
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Sumedha có trí-tuệ siêu-việt sinh vào dòng dõi Bà-la-môn qua 7 đời tinh khiết. Đức-Bồ-tát theo học các bộ môn của dòng dõi Bà- la-môn rất uyên thâm. Khi cha mẹ của Đức-Bồ-tát quađời, người quản gia gìn giữ các kho của cải đến trình cho Đức-Bồ-tát biết rõ của cải tài sản của dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho Đức-Bồ-tát, một gia tài rất lớn. |
31/12/2021 17:51 (GMT+7)
Lịch sử Ấn Độ đã ghi nhận Bhimrao Ramji Ambedkar như một nhà cách mạng can trường, đầy dũng khí, góp phần to lớn thay đổi cục diện xã hội Ấn Độ đương thời; ông cũng là vị đại cư sĩ có nhiều cống hiến cho Phật giáo, để tôn giáo này có thể tiếp tục tồn tại và phát triển một cách chân chính, vững vàng giữa những làn sóng phong hóa của các hệ tư tưởng Ấn Độ đã “cố thủ” qua hàng nghìn năm. |
31/12/2021 17:35 (GMT+7)
Hòa thượng Tế Hiển Bửu Dương thuộc họ tộc Nguyễn Phước sinh năm 1703 tại Huế. Ngài là người đầu tiên truyền thừa thiền phái Liễu Quán vào vùng đất mới Khánh Hòa, Sài Gòn Gia Định và Long An. |
31/12/2021 17:12 (GMT+7)
Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam đã trải qua các giai đoạn thịnh suy cùng với lịch sử các triều đại của dân tộc. Thời đại Lý – Trần giáo lý Phật Đà được thể hiện trong việc kiến lập quốc gia, xây dựng đời sống nhân sinh một cách tuyệt hảo và trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử nước nhà. |
31/12/2021 16:01 (GMT+7)
Bối cảnh xã hội Ấn Độ thời tiền Phật giáo là hoa trái của một nền văn minh Ấn-Hằng. Tuy nền văn minh này có những điểm mâu thuẫn, dị biệt và bất bình đẳng nhưng không thể không phủ nhận thành quả từ lịch sử thời cổ đại và những sự ghi chép biên niên sử... mở ra tầm nhìn mới. |
31/12/2021 13:17 (GMT+7)
Tóm tắt:Pháp sư Trí Độ là một danh tăng thế kỷ XX, học hạnh kiểm ưu, đa tài, đóng góp trên nhiều phương diện biên tập, viết bài cho Tạp chí Từ Bi Âm, Viên Âm; làm Đốc giáo giảng dạy tại trường An Nam Phật học, đào tạo ra những danh tăng kiệt xuất, mở trường giảng dạy Phật pháp tại miền Bắc để giữ gìn mạng mạch Phật giáo; thuyết pháp trên khắp vùng miền, mở nhiều lớp đào tạo giảng sư tại chùa Quán Sứ; biên dịch kinh luận, trước tác nhiều tác phẩm rất giá trị; tham gia kháng chiến cứu quốc; đóng góp nhiều phương diện cho Phật giáo miền Bắc với vai trò lãnh đạo; đóng góp trên phương diện ngoại giao giữa các tổ chức Phật giáo trong nước và quốc tế, … Với những đóng góp của ngài trên nhiều lĩnh vực, trong nhiều thời kỳ, trên khắp vùng miền Việt Nam và trên bình diện quốc tế, ngài xứng đáng là ngôi sao Bắc Đẩu trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX. |
31/12/2021 13:11 (GMT+7)
Xuất thân từ Phật học viện Mân Nam, những học tăng tài năng xuất sắc, sau này kế nghiệp tiền nhân hoằng dương chính pháp Phật đà như các vị Pháp sư Ấn Thuận (印順法師), Pháp sư Thụy Kim (瑞今法), Pháp sư Hoành Thuyền (宏船法師), Pháp sư Quảng Hợp (廣洽法師), Pháp sư Diễn Bồi (演培法師), Pháp sư Trúc Ma (竺摩法師). . . |
31/12/2021 13:09 (GMT+7)
Niệm Phật Đường Đông Lâm, tọa lạc Núi Phù Dung, quận Thuyên Loan, Tân Giới, Hồng Kông, câu đối sơn môn do đại hộ pháp Hà Diệu Quang viết, và Thư pháp của Pháp sư Trúc Ma. Bảo tháp Xá lợi của Thái Hư Đại Sư trong khuôn viên Niệm Phật Đường Đông Lâm được trùng tu năm 1975 do chính Pháp sư Trúc Ma vận động tài chính, góp quỹ xây dựng. |
31/12/2021 12:43 (GMT+7)
Trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đã có nhiều tạp chí Phật học ra đời với vai trò là phương tiện truyền thông, để các hội Phật học truyền bá chân lý Phật đến với quần chúng nhân dân một cách hiệu quả. Tham gia công tác viết bài ngoài các vị tăng sĩ cư sĩ còn có các vị ni sư và nữ cư sĩ, họ là những người đại diện tiếng nói chung cho nữ giới Phật giáo giai đoạn này. Bài viết góp phần làm rõ vai trò và vị trí nữ giới trên diễn đàn báo chí Phật giáo qua các bài viết của ni sư và nữ cư sĩ đã đóng góp cho tạp chí Đuốc Tuệ. |
31/12/2021 09:35 (GMT+7)
Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Viện chủ Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội. |
|