Phật giáo trong nước
Cảm nhận về bài giảng Pháp Cú với Tâm Kinh
31/12/2014 11:25 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tôi nhớ, một mùa đông khi ngoài trời còn se se lạnh, tôi đã được cùng Thầy Thích Quảng Hợp sang chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc Tự), phố Hàng Than Hà Nội, Thầy giảng bài : “ Tìm hiểu đôi nét về Pháp Cú với Tâm Kinhcho lớp giáo lý nâng cao  của thành phố Hà Nội. Thật là chuyến đi tham dự nghe pháp may mắn, hiểu về lời Phật dạy trong hai kinh Pháp Cú với tâm kinh, lời Phật không rời cuộc sống nhân gian. 

Vào lúc 8 giờ sáng, một ngày 28/12/ 2014, mùa đông khi ngoài trời còn se se lạnh, tôi đã được cùng Thầy Thích Quảng Hợp sang chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc Tự), phố Hàng Than Hà Nội, Thầy giảng bài : “ Tìm hiểu đôi nét về Pháp Cú với Tâm Kinhcho lớp giáo lý nâng cao  của thành phố Hà Nội. Thật là một chuyến đi may mắn của tôi vì nhân duyên tôi được Thầy cho phép ngồi trong lớp nghe giảng cùng với các Phật tử.

Cảm nhận đầu tiên của tôi đó là một lớp học rất đông các Phật tử, tuổi từ khoảng trên 50 trở lên, nhưng điều làm cho tôi kính trọng và nể phục các Phật tử đó là: mọi người rất tĩnh tâm, hoan hỷ nghe Thầy giảng bài, không biết có phải do các Phật tử ngồi dưới tĩnh tâm tu tập, mà truyền cảm hứng cho Thầy đứng trên bục giảng say sưa trao truyền điều kỳ diệu của Pháp Cú, Tâm Kinh đến với mọi người. Nhìn và nghe Thầy giảng một cách say sưa, tôi càng kính phục trí tuệ của Thầy và tình Thương của Thầy đối với các Phật tử, Thầy giảng phân tích rõ vấn đề, tư tưởng  chủ đạo, liên hệ qua lại bằng những lời Phật dậy qua Kinh Pháp Cú với Tâm Kinh.

IMG_2323.JPG

Phật tử Ngô Thị Tuyết pháp danh Diệu Trinh

Bài giảng cho thấy Kinh Pháp Cú là bộ kinh thuộc Kinh tạng Pali, Tiểu Bộ Kinh, gồm 26 phẩm, tương đương 423 câu kệ, nội dung hàm chứa những lời dạy ngắn ngọn của Phật trên dưới 300 hội, nhằm truyền tải thông điệp giúp cho đệ tử Phật biết cách thức tu tập, an lạc thân tâm.

Tâm Kinh là kinh ngắn được Phật thuyết gồm 260 chữ, thuộc hệ thống Kinh Bát Nhã khoảng trước thế kỷ I TCN, sau truyền sang Trung Quốc, khoảng thế kỷ VII được Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Tiếng Hán, sau này tại Việt Nam được hòa thượng Thích Thiện Hoa dịch từ Hán sang Việt văn, Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh. Gần đây, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thực hành, kinh nghiệm tu tập thâm sâu đã dịch lại tâm Kinh và cần thêm bốn chữ “ Không có, không không”[1] để giúp cho nội dung tâm kinh hoàn hảo hơn, cũng là giúp cho đệ tử Phật, người nghiên cứu học thuật về Phật giáo, cái nhìn toàn diện đúng về Phật pháp như thật, có giá trị hơn, không bị kẹt chấp vào khái niệm “ có và không”.

Cái đặc sắc mới lại đó là, khi giảng sư giảng bài đã kết hợp với pháp lời điệu quan họ Bắc Ninh, pháp Cảnh sách buổi Chiều thể hiện bằng ngâm thơ đi vào tâm trí người học Phật một cách tự nhiên và hiệu quả. Ngoài ra có thể dùng Cảnh Sách ngâm thơ ru cháu bé ngủ ngon lành, người buồn, sân giận, hết buồn, được giải tỏa.  Như câu “ Ngay chốn này cực lạc rồi đây, không cần đợi đến sau này, thân về an dưỡng tháng ngày thanh cao…”[2]. Qua câu này đã cho ta hiểu sự an lạc, hạnh phúc có ngay trong mỗi tâm hồn chúng ta, khi tâm ta xả bỏ được, tham, sân, si, biết chúng là vô ngã, chỉ là duyên gá giả hợp. Ta làm chủ tư duy về sự việc, sự vật như thật, không bị kẹt chấp vào có và không, mà có không, không có chúng liên hệ qua lại với nhau bằng thế này hay thế khác. Lời pháp tuy đơn giản, mà chứa mầu nhiệm, làm rung động tâm thức mỗi người con Phật.

IMG_2318.JPG

Mỗi ngày học một câu kệ Phật tâm thư thái

 Trong quá trình giảng pháp Thầy luôn kết hợp chứng minh áp dụng giáo lý  Phật pháp trong cuộc sống thực tế của các Phật tử, nên bài giảng vô cùng sinh động, dễ hiểu , cả lớp hướng về quí Thầy như đang được uống những lời vàng ngọc về giáo lý Phật pháp Thầy ban cho. Tuy chưa thể có trí tuệ để cảm nhận hết nội dung bài giảng của Thầy, nhưng tôi phần nào nhận ra giáo lý căn bản của đạo Phật là giáo lý duyên khởi, các pháp do nhân duyên kết hợp mà thành, nên bản thân các pháp là vô thường, chúng không có tự tính, vì không có tự tính nên Đức Phật gọi là vô ngã, khẳng định tư tưởng điều kỳ diệu nhiệm màu trong Kinh Pháp Cú. Trong lớp học rất đông mà các Phật tử đa số là các bậc tri thức nhưng họ thật sự được Thầy quán chiếu trí tuệ một cách thuyết phục, bằng chứng sinh động đó là họ không chỉ nghe Thầy giảng một cách chăm chú mà còn ghi chép bài rất cẩn thận, cả lớp rất tập trung nghe giảng nên Thầy hỏi bài yêu cầu phát biểu thì mọi người rất sôi nổi.

Có thể nói, qua buổi nghe Thầy thuyết giảng ở chùa Hòe Nhai càng khẳng định cho tôi một điều rằng: Làm thân người đã là khó, thấy được Phật pháp là khó, nghe trực tiếp và hiểu lời pháp Thầy truyền giảng thực là khó vô cùng. Vậy mà nhân duyên hòa hợp, với cách giảng độc đáo của quí Thầy, đã làm cho lớp học tất cả các Phật tử đều hoan hỷ, nét mặt hân hoan của mọi người khi ra về đều kính phục trí tuệ, tâm huyết của Thầy, Thầy đã đưa giáo lý Phật pháp đến với chúng sinh bằng phương pháp diệu kỳ và vô cùng hiệu quả. Chúc quý thầy thân tâm thường lạc, Phật sự viên thành. Chúc lớp giáo lý nâng cao của Phật tử thủ đô Hà Nội học tập và hành trì lời Phật dạy ngày một trí sáng, ngõ hầu giác ngộ, giải thoát. Xin mượn mấy câu trong Kinh Pháp Hoa để tạm kết cho cảm nhận đơn giản từ tấm lòng sơ cơ học đạo của Phật tử:

“ Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo”.

***

 IMG_2323_1.jpg

Nam mô Thường Tinh Tiến Bồ Tát Ma Ha Tát chứng minh

Tác giả:Ngô Thị Tuyết -  Diệu Trinh

[1] Trích lời dịch lại về Tâm Kinh của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đăng trên trang báo điện tử Làng Mai, bài này được nhiều trang mạng uy tín, các Phật tử cập nhật rất nhiều.

[2] Trích  Bài Cảnh Sách Buổi Chiều được dùng tụng niệm vào khoảng tầm 5 – 6 giờ tối hàng ngày tại các chùa.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch