Có lẽ nên quay lại khi đức Phật còn tại thế để theo dõi sự phát triển của y áo tu sĩ. Trong một cuộc nói chuyện với cộng đồng, Candana Karuna, người đã được thụ phong vào năm 2008 theo truyền thống Thiền của phái Lâm Tế tại Việt Nam, và là thành viên của Hội Ái hữu và Sakyadhita Phật giáo: hiệp hội Nữ giới Phật giáo thế giới, nói về sự bắt đầu của y áo tu sĩ và những thay đổi của nó trong thời gian gần đây.
Y áo của nữ tu sĩ Hàn Quốc
Có lẽ nên quay lại khi đức Phật còn tại thế để theo dõi sự phát triển của y áo tu sĩ. Trong một cuộc nói chuyện với cộng đồng, Candana Karuna, người đã được thụ phong vào năm 2008 theo truyền thống Thiền của phái Lâm Tế tại Việt Nam, và là thành viên của Hội Ái hữu và Sakyadhita Phật giáo: hiệp hội Nữ giới Phật giáo thế giới, nói về sự bắt đầu của y áo tu sĩ và những thay đổi của nó trong thời gian gần đây. Khi đức Phật quyết định bỏ lại những cám dỗ của cuộc sống và trở thành một vị tu sĩ khất thực (một người bỏ lại hết tài sản của mình và sống chủ yếu bằng sự cúng dường của phật tử), Ngài đã đã dùng những mảnh vải bỏ đi tạo thành một chiếc áo choàng đơn giản quấn quanh người. Những mảnh vải được gom lại, cắt ra thành miếng nhỏ, giặt sạch thậm chí là còn được nhuộm để cuối cùng tạo thành một tấm áo choàng có màu sắc bị phai hoặc trông tối hơn. Trong tiếng Phạn, vải có màu giống màu đất này thường được gọi là kashaya, có nghĩa là màu sắc hỗn tạp hoặc màu sắc không thuần khiết. Canadan Karuna cho biết, cô còn được mọi người cho biết rằng màu sắc này tượng trưng cho sự xấu xí, màu sắc thách thức từ bỏ các giá trị văn hóa.
Y áo của một nhà sư trẻ của Lào
Trong suốt quãng thời gian từ khi Đức Phật giác ngộ và giảng dạy giáo pháp, y áo tu sĩ không hề có sự phân biệt thứ bậc và hầu hết đều được làm theo kashaya truyền thống. Tuy nhiên khi vua Phật giáo Tần Bà Sa La gặp khó khăn trong việc phân biệt các tu sĩ xuất thân từ thường dân, đức Phật đã đề nghị một áo choàng được thiết kế từng ô giống với hình ảnh của ruộng lúa. Từ lần thay đổi đầu tiên này, dự án thiết kế trang phục cho tu sĩ với sự ra đời của áo ba tầng (Tricivara) được tiến hành. Nó gồm có ba phần, một chiếc áo che thân trên (uttarasanga), một áo choàng bên trong cho phần dưới cơ thể (antarasavaka) và một áo choàng thêm bên ngoài (shangati) dùng cho việc giữ ấm hay đại loại như vậy. Sau này áo choàng Phật giáo đã có nhiều sự thay đổi và ý nghĩa khác nhau về màu sắc cũng như kiểu dáng để phù hợp với từng quốc gia mà Phật giáo lan truyền đến.
Trang phục của tu sĩ Theravada
Tùy thuộc vào những tu viện và những dòng truyền thừa cũng như đặc điểm mỗi vùng mà áo choàng khác nhau rất nhiều. Những người theo truyền thống Nguyên thủy thì mặc y màu vàng, màu đất đỏ hoặc màu vàng nghệ giống như đức Phật đã mặc trước đây. Cái tên Nguyên thủy đến từ Sthaviriya, một trong những trường học Phật giáo sớm nhất. Cả hai chiếc áo bên ngoài và bên dưới của các tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy được làm từ nhiều mảnh vải khác nhau chứ không đến từ một tấm vải duy nhất.
Y áo của tu sĩ Nhật Bản
Tập thể nữ tu sĩ Hàn Quốc
Áo choàng của các tu sĩ Đại thừa là đa dạng nhất, chủ yếu là do sự khác nhau về địa lý và khí hậu. Những tu sĩ Đại thừa của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thường mặc áo choàng rất đơn giản. Trong khi áo của tu sĩ Trung Quốc và Hàn Quốc thường có màu nâu, màu xám hoặc màu xanh thì tu sĩ Nhật Bản mặc áo có màu đen hoặc màu xám. Các tu sĩ Nhật Bản thường có một chiếc áo choàng khi cầu nguyện đặc biệt hơn so với những trang phục hàng ngày của họ, được làm từ nhiều miếng vá của lụa thêu kim tuyến. Chiếc áo choàng này được thiết kế theo áo của đức Phật ngày xưa, và trông giống như một bức tranh Mạn đà la, các khối hình trên đó được cho là tượng trưng cho vũ trụ.
Ba nhà sư Tây Tạng
Mũ vàng của truyền thống Gelugpa
Với truyền thống Phật giáo phong phú, áo choàng của các tu sĩ Tây Tạng được cho là nhiều màu sắc hơn cả. Áo choàng của Tây Tạng thường có màu hạt dẻ, đơn giản vì trong quá khứ đây là màu nhuộm ít tốn kém nhất. Một bộ trang phục cơ bản của một tu sĩ Tây Tạng là dhonka (bao gồm một áo quấn xung quanh, bên trong là áo màu hạt dẻ hoặc màu hạt dẻ kết hợp với màu xanh), các shemdap (một chiếc váy dài màu nâu sẫm),chogu (một chiếc áo choàng thêm dành cho phần trên cơ thể), zhen (khăn choàng dùng hàng ngày màu hạt dẻ), và cuối cùng là namjar (một dải lụa lớn được dùng trong các buổi lễ màu vàng hoặc mà vàng nhạt). Những chiếc mũ làm truyền thống Phật giáo Tây Tạng rực rỡ hơn bao giờ hết. Mũ đỏ được đội bởi các tu sĩ của Hồng giáo (Nyingmapa), và mũ vàng dành cho các tu sĩ của Hoàng mạo phái (Gelugpas), đây là hai trong bốn đại tông phái của Phật giáo Tây Tạng.
Trang phục của các ni sư về cơ bản thì giống với trang phục của các tu sĩ khác nhưng có thêm vài chi tiết bổ sung.