24/11/2014 16:48 (GMT+7)
Nối tiếp thành công của các khóa tu “gieo hạt thiện tâm”, ngày 23/11/2014 (nhằm ngày 02/10/Giáp Ngọ), chùa Ứng Linh (Xuân Hòa, Vũ Thư) tiếp tục tổ chức khóa tu một ngày an lạc cho hơn 100 bạn trẻ về chùa. |
24/11/2014 16:40 (GMT+7)
Chùa Phúc Minh - La Nguyễn (Minh Quang, Vũ Thư) là ngôi chùa cổ có niên đại hơn 500 năm do ĐĐ.Thích Thanh Minh làm trụ trì từ năm 2010. Hai năm trở lại đây thầy đi vắng nhưng vẫn có các khóa tu cho thanh thiếu niên Phật tử do ĐĐ.Thích Nhuận Tâm hướng dẫn. Mỗi tối thứ 7 hàng tuần, có từ 50-70 bạn trẻ về chùa học giáo lý, Phật pháp. |
24/11/2014 10:32 (GMT+7)
Vọng ngữ là lời nói dối trá, thiếu thành thật. Hiện nay, việc vọng ngữ diễn ra ở khắp nơi trong mọi hoàn cảnh và đã gây ra nhiều hậu quả khó lường. |
23/11/2014 22:34 (GMT+7)
GN - Mưa giăng trắng chiều, phố nghiêng nghiêng phố. Con đạp xe đến thăm cô. Quãng đường hơn mười cây số như dài hơn bởi cơn mưa bất chợt. Những hạt mưa nhảy nhót trên vỉa hè khẽ đậu lên vai ướt lạnh. Đã mấy năm rồi kể từ ngày con rời mái trường thân yêu nghiêng nghiêng soi bóng bên dòng sông chở nặng phù sa. Và cũng đã mấy năm rồi con xa cô! Lòng con háo hức như thuở lên năm lên sáu trước những chuyến đi xa! |
22/11/2014 13:03 (GMT+7)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. |
20/11/2014 21:29 (GMT+7)
Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ làm thay đổi thế giới. Giáo chức là một nghề rất cao quí, rất đẹp, rất đáng được kính trọng. |
19/11/2014 20:14 (GMT+7)
Trong vô số pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy, chỉ có phương pháp phóng sanh là dễ thực hành nhất để trưởng dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Trong Luận Đại Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội sát sanh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Thế nào gọi là phóng sanh? Phóng sanh tức là nhìn thấy các loại chúng sanh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống” |
19/11/2014 13:00 (GMT+7)
Ai suy nghĩ rằng mình là người tốt và có thể thay đổi được mọi sự việc theo sự hiểu biết của mình đó là một điều lầm lẫn rất lớn. Khuất Nguyên vì suy nghĩ rằng những kế sách của mình là đúng, là tốt có thể giúp ích cho nhiều người |
19/11/2014 12:49 (GMT+7)
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, sáng ngày 16-11, tại Quan Âm Tu Viện, Q. Phú Nhuận, TP.HCM, Ban tổ chức Khóa tu Gieo Hạt Từ Tâm đã tổ chức khóa tu kỳ 32 với chủ đề “Người Lái Đò” nhằm tạo cơ hội cho các tu sinh bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các bậc thầy tâm linh đã hướng dẫn cho các em tu học trong suốt thời gian qua, và cũng là dịp để nhắc nhỡ, giáo dục các em về đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. |
18/11/2014 21:27 (GMT+7)
Trong thế giới vật chất, mỗi khi chúng ta cho đi càng nhiều thì những giá trị tài sản sở hữu của chúng ta sẽ càng giảm thấp. Vì thế, chúng ta luôn phải cân nhắc, đắn đo trước khi cho ai đó một món gì. Và sự cân nhắc, đắn đo ấy làm cho ý nghĩa của từ cho đã dần dần bị sai lệch. |
13/11/2014 21:50 (GMT+7)
Tâm lý đó luôn phổ biến khắp mọi nơi, lúc bình thường không ai nghĩ tới việc tu hành, đến khi có chuyện không may xảy ra, chúng ta vào chùa lễ lạy cầu khẩn van xin chư Phật, Bồ-tát giúp cho. Nếu được tai qua nạn khỏi thì vui vẻ hả hê cho rằng chư Phật, Bồ-tát linh ứng, còn không được thì phiền muộn khổ đau, oán trách trời đất, không dang tay cứu giúp mình. |
06/11/2014 07:14 (GMT+7)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng. |
06/11/2014 06:50 (GMT+7)
Hạnh phúc là một trạng thái tình cảm. Mà cái gì đã liên quan đến trừu tượng đều khó nắm bắt. Với tôi, hạnh phúc chưa bao giờ là lựa chọn dễ dàng. Thế nhưng, con người điều khiển trạng thái hạnh phúc/bất hạnh thật kỳ tài. |
04/11/2014 23:05 (GMT+7)
Chương trình “Yêu thương không biên giới” được Hội Từ thiện Miền Yêu Thương tổ chức đã được ĐĐ.Thích Đồng Tâm, tổng điều phối của Hội thông báo với các tình nguyện viên, cho biết, ngày 29-10 trận lở đất tại vùng núi thuộc thị trấn Haldummulla, miền Trung Sri Lanka đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 người khi rất nhiều nhà cửa đã bị chôn vùi. |
04/11/2014 10:43 (GMT+7)
Trên con đường đạo chúng ta vẫn thường mong đi tìm một hạnh phúc hoàn hảo. Và trong cuộc sống, khi đối diện với những muộn phiền, đứng trước một hoàn cảnh khó khăn, chúng ta muốn tìm một phương cách nào đó hay đẹp để giải quyết vấn đề. |
02/11/2014 22:32 (GMT+7)
Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh, suốt đời Ngài khi giáo huấn, chia sẻ cho mọi người, từ người xuất gia cho đến cư sĩ tại gia, từ người già cho đến trẻ nhỏ, từ hàng trí thức cho đến người bình dân, thường chỉ nói một câu không khác: “Hãy cố gắng ăn chay, niệm Phật, thương người, thương vật”. |
01/11/2014 09:27 (GMT+7)
Trong bốn hiện tượng của vô thường; sinh, già, bệnh, chết thì "chết" là cái làm cho mọi người lo lắng sợ hãi nhất. Những người không được may mắn nên bị bịnh nan y như ung thư, bịnh hủi, sida sống thêm một ngày là khổ thêm một ngày, thế mà những người bạc phước ấy cũng vẫn muốn sống đời mà thôi. |
01/11/2014 08:59 (GMT+7)
Không ai sinh ra ở đời mà tự dưng thành chân-thiện-mỹ cả, nhưng do sống và hành động theo cách nào đó thì người ta mới trở thành chân – thiện – mỹ. Người con Phật mong muốn chân – thiện – mỹ nên tìm đến Phật – Pháp – Tăng để nương tựa học hỏi, trau dồi giới đức, tâm đức, tuệ đức, mỗi ngày nuôi lớn khả năng chân – thiện – mỹ của mình. |
31/10/2014 12:35 (GMT+7)
Khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cây Bồ Đề, Ngài đã thốt lên một câu để tỏ lộ sự ngạc nhiên: “Lạ thay, tất cả mọi chúng sanh đều có cái đó mà không hề biết là mình có cái đó”. “Cái đó” tức là khả năng vững chãi, thảnh thơi và bản chất giác ngộ. |
30/10/2014 20:19 (GMT+7)
Theo Doanh Nhan Saigon – 25/8/2014 Dường như người Nhật rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, họ xem mọi người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau. Những chuyện dưới đây có thể xem là “chuyện lạ” so với thực tế ở nhiều quốc gia khác. |
|