Văn hóa Phật Giáo
Đạo Phật, nguồn sinh động của Văn hóa Nhân loại
17/05/2012 13:20 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Đạo Phật có sứ mạng đem ánh sáng và tình thương đến cho muôn loại. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời mặt trăng giúp cho con người thoát mọi phiền tạp, mò mẫm, đen đặc của muôn đời. Ánh sáng của Chính pháp, của tình thương làm cho loài người sống an vui, biết thương yêu tất cả mà không gây khổ cho nhau – ánh sáng và tình thương là hai sự trạng có trong đạo Phật. Nền văn hóa Phật giáo được thể hiện trọn vẹn trong hai tiêu chuẩn ấy.


Sau khi thành đạo, Đức Phật, lần đầu tiên đến vườn hoa Lộc-uyển nói pháp cho năm vị đệ tử, mà lịch sử gọi là “Chuyển Pháp Luân”. Căn cứ vào những buổi thuyết pháp này và buổi thuyết pháp sau cùng của Đức Phật, ta thấy nội dung nguồn giáo lý ấy được xây dựng trên nền tảng “Nhân bản” hết sức uyển chuyển.

Nên nói tới Nhân Bản là nói tới Đạo Phật – Vì, Đạo Phật là nguồn sinh động của văn hóa nhân loại. Đạo Phật là một thực tại sinh hoạt tinh thaafnh và vật chất hiện hữu trong cuộc đời, là một đường lối sống, cách sống, và lẽ sống… bàng bạc trong muôn loài, vạn vật.Trên hai nghìn rưởi năm lịch sử nguồn văn hóa ấy truyền bá, luôn luôn phát triển với thời gian, hài hòa chặt chẽ với cuộc sống của từng thời đại. Đây là một nền văn hóa siêu đẳng, quán thống vũ trụ nhân sinh, lấy con người làm đối tượng để giải quyết những việc của con người; lấy nhân tính đặt trên nền tảng xây dựng một xã hội công bằng hợp lý, đồng thời thừa nhận giá trị cũng như khả năng của con người về sáng tạo, và khuyên con người thương yêu tất cả, làm việc cho tất cả… Do đó con người giác ngộ Đạo Phật là con người dễ hòa nổi cái tiểu ngã của mình làm vào với đại thể rộng lớn của vũ trụ vạn hữu. “Có thì có tự mảy may, không thì cả thế gian này cũng không”.

Bằng vào nhận thức ấy, Đạo Phật nhìn vũ trụ và con người như một chuỗi dài của nhân duyên nhân quả tiếp nối “trùng trùng duyên khởi”, thành những sợi day ràng buộc mật thiết bất khả phân. Có thức giá được cái KHÔNG và cái CÓ, ta mới chuyển hóa nổi nghiệp dĩ không đau triền miên của con người thiên vạn cổ, mới hòng giải phóng cuộc đời, giải thoát tâm tư để làm sáng, làm đẹp, làm lành cho nhân giới, nhiên giới và tâm giới. Trong kinh Hoa Nghiêm (Avatanisaka) ghi lời Đức Phật giảng cho đệ tử, có những đoạn quan trọng như: “Con người là hơn cả - Nhân thị tối thắng”. Có con người là có tất cả. Giá trị và địa vị con người là hơn muôn loài.

Vì, theo Đạo Phật, con người là một sinh loại trung cấp nối liền giữa Phật giới và chúng sanh giới, nên con người đủ điều kiện để tự giải thoát cho mình, và giải pháp cho đời. Muốn vậy con người phải thể hiện cụ thể ba phương pháp:

  1. Lý giải Chân lý (Giải)
  2. Thực hành phương pháp thực hiện Chân lý (Hành)
  3. Thể hiện Chân lý (Quả)

Đó là nguyên lý căn bản mà Đạo Phật dạy cho con người cách thức tìm, hiểu và thể chứng Chân lý.

Đó cũng là nguyên nhân chính để Phật lý đủ điều kiện thành lập một nền văn hóa Nhân bản, giác-ngộ và giải thoát trọn vẹn cả về nội dung và hình thức: Phần nội dung là Tam Tạng Giáo Điển và những chứng lý được trình bày trong đó hết sức rõ ràng. Còn phần hình thức mà ta thường thấy ở Đạo Phật ngày nay là các chùa, tháp, lễ nghi v.v… và tất cả những thứ đó chỉ là phương tiện, tạo không khí để đưa con người trở về với Phật tính sẵn có của mỗi chúng sinh.

Đã có biết bao người theo chân đấng Giác Ngộ Viên Mãn, nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, công cuộc truyền bá Chính pháp, phát huy nền văn hóa Nhân bản, hiến dâng cả cuộc đời mình, đóng góp vào kho tàng văn hóa Phật giáo ngày nay càng thêm phong phú, sáng, mạnh. Mà đã nói tới văn hó phải đề cập tới ba mặt: Nghệ thuật, Học thuật và Kĩ thuật.

(Ảnh bìa - Đặc San Hoàng Pháp)

- VỀ NGHỆ THUẬT: Ngay sau khi Đức Phật thể nhập Chân lý; Đạo Phật đã có một trình tự tiến hóa lâu xa, những buổi thuyết pháp cũng được khai diễn liên tiếp, gồm hơn năm trăm hội. Bắt nguồn từ đấy, những câu kinh, bài kệ, tiếng chuông, nhịp mõ được tạo thành; những tác phẩm về văn, thơ, nhạc của Phật Giáo, đượm màu giải thoát, đã thấm nhuần sâu đậm vào lòng người; những nét Vẽ, Khắc và Kiến trúccao diệu tinh tế tại các chùa viện, ở khắp Á-Châu và thế giới, đã nói lên tinh thần tự chủ, khoan dung, hiếu hòa của Đạo Từ Bi Giác Ngộ. Ngay cả đến hình thức lễ nghi và những bí quyết ấn tích cũng đều mang một ý nghĩa hướng dẫn con người thăng hoa trên cộng nghiệp “tiến tu đạo hạnh”.

Nghệ thuật Phật Giáo không chỉ là những nét sáng động của rung cảm, suy tu con người không thôi, mà còn vươn tới chiếu hướng, mục đích cao đẹp, là cải thiện con người, đổi mới cuộc đời.

- VỀ HỌC THUẬT: Với những nhận thức quan tổng hợp rộng lớn, với một văn banrn tự do tư tưởng, và trên hai thiên niên kỉ tồn tại, Đạo Phật đã không lúc nào ngung phát triễn để mãi mãi xứng đáng là nền Văn hóa Nhân bản đích thực, vĩ đại, nhằm mục đích phục vụ con người và tạo dựng một cuộc sống xã hội lành mạnh, tiến bộ. Cách thức và phương pháp để đạt mục đích ayas đều đã có ghi chép trong ba Đại Tạng Kinh (TripitaKam):

Một loạt nói về giáo lý gồm những bài giảng của Đức Phật, những bài nói về “Giáo, Lý, Hành, Quả” đúng Chân lý, hợp căn cơ, tức là Kinh (Sutra). Thứ đến, loại nói về giới luật, những phương pháp tu trì của các đệ tử, tức là Luật (Vinayah). Sau hết là Luận (Abhidharmah), thuyết minh về nguyên lí Phật học.

Phần thứ ba này rất khô khan ví như sa mạc Sahara, đã là cho người ta phải kính nễ vì cái mênh mông của nó. Có thể nói từ xưa tới nay chua một vị Giáo chủ, Hiền triết, Bác học nào trên thế giới đã để lại cho nhân loại một kho tàng Văn hóa to lớn như là Đạo Phật. (Những Kinh điển Phật Giáo viết bằng thể văn Pali là thuộc Nam Tông. Còn về Bắc Tông thì sử dung văn hệ Sanskrit. Các kinh điển Phật Giáo hiện nay (gồm như hầu hết) đều đã được học giả Đông Tây dịch ra các thứ tiếng cảu mỗi quốc gia. Riêng ở Việt Nam – phải nhận Đạo Phật truyền vào đất nước chúng ta đã có một lịch sử lâu xa gần hai nghìn năm; thế mà, cho đến nay, vẫn chua có nổi một Đại Tạng Kinh bằng tiếng nước mình thì thật là điều đáng buồn! Chúng tôi hi vọng những nhà hữu trách trong Phật giáo, cũng như những các cơ quan văn hóa trong nước, sớm thực hiện công cuộc phiên dịch, để Việt Nam có một Đại Tạng Kinh bằng Việt Ngữ. Đó là điều rất ccaafn cho thời đại chúng ta hôm nay.

Phần tinh ba của đạo pháp đều chứa đựng trong ba Đại Tạng Kinh, một nền văn hóa sau, đã hướng dẫn cho một phần ba nhân loại sống an lành, và biết thương yêu nhau hơn.

VỀ KĨ THUẬT: Khoa học kĩ thuật vốn là kết quả của công phu “Suy tư rồi thực nghiệm” của con người. Sau khi chứng đạt Chân lý, Đức Phật đã giải thích vũ trụ vạn hữu một cách rất chính xác. Ngài nói trong vũ trụ có tam thiên đại thiên thế giới, thì những nhà thiên văn học cũng thừa nhận: trong vũ trụ không phải chỉ riêng thế giới chúng ta ở, mà rất nhiều thế giới, mỗi thế giới là một bộ tinh hệ gồm có nhiều hành tinh, bộ tinh quay chung quanh; như Thái dương hệ chúng ta, Khoa học tìm được năng lục nguyên tử tiềm ẩn trong vạn vật, cũng chính là lúc các nhà tri thức quan tâm nhiều tới luận chúng của Phật giáo, vì Đức Phật đã quyết nhận rằng, trong mỗi loài, mỗi vật đều có phần năng lực tiềm ẩn, là Phật tính. Khoa học hiện đại đã gặp Đạo Phật ở vài điểm chung, như chúng ta thấy.Tuy nhiên khoa học chưa thể theo kịp cái “biết” của đấng Đại Giác Toàn Năng, Đấy cũng là điều để lưư ý các nhà khoa học hôm nay cần học hỏi những cái Hay, Thật, Đẹp ở Đạo Phật để bồi bổ cho kiến thức khoa học thêm giàu có, sáng, mạnh.

Chúng tôi tinh tưởng văn minh nhân loại ngày nay, với tinh thần gặp gỡ giữa khoa học, rất có thể còn tiến xa hơn nữa trên nghành kỉ thuật, để tạo dựng một cuộc sống no lành cho xã hội con người mỗi ngày thêm tốt đẹp.

Với một tinh thần cởi mở, khoan dung và truyền cảm hết sức nhiệm mầu, đượm sắc thái Hiếu sinh, Hiếu hòa và Giải thoát, nên đạo Phật truyền vào quốc độ nào cũng được quần chúng ở quốc độ đó nhiệt liệt hoan nghinh, tin tưởng, cổ võ và phụng sự. Ngoài các nước Á-đông, đạo Phật đang lan truyền (*) tại các nước Âu-Mĩ và khắp thế giới. Những tư tưởng gia thời danh của thế kỉ hôm nay đã tỏ sự tán đồng về thuyế lí “Từ bi, Trí tuệ, Bình đẵng, Giải thoát và Tự chủ” rất Nhân Bản của Đạo Phật, và họ lấy làm thích thú chân thành nghiên cứu, học hỏi nguồn Giáo lý vô thượng của Đức Phật.

“Trong khi con người thời đại đang khao khát tìm hiểu sự thật – NGHĨA-SỐNG-CỦA-CUỘC-ĐỜI, Đạo Phật chính là chất liệu cho con người tìm hiểu nghĩa sống đó. Đã vậy, Đạo Phật truyền tới đâu là cũng dung hợp được với dân tộc tính của các nước tiếp nhận, để làm giàu, làm mới cho phận mình, cho cuộc đời”.

Nhờ có tư tưởng cao đẹp ấy mà nền văn hóa Phật Giáo đã thấm đượm trong tim óc quần chúng, thời đại; làm thỏa mãn những nhu cầu khát vọng tâm linh của nhân loại tri thức hôm nay, những nhà bác học hiện đại cuối thế kỷ XX đã bày tỏ sự tán đồng thuyết lý Từ Bi, Trí Tuệ và Tự chủ rất nhân bản của đạo Giác Ngộ, và lấy làm cảm kích nguyện nhgiên cứu, học hỏi nguồn giáo lý vô thượng của đạo Phật, chỉ vì tinh thần giáo lý ấy không bao giờ trái với sự việc nào, bất cứ ở đâu, hạng người nào, khi họ hướng đến chân lý.

Trong khi con người thời đại đang khao khát tiềm hiểu sự thật nghĩa sống của cuộc đời Đạo Phật chính là chất liệu cho con người tìm hiểu nhgĩa sống cuộc đời. Đạo Phật truyền tới đâu cũng dung hợp được với dân tộc tính Dân tộc tình, Dân tộc trí của các nước tiếp nhận để làm giàu, Làm mới cho con người và cuộc đời.

Với tư tưởng cao đẹp ấy mà Nguồn văn hóa đạo Phật đã thấm sâu trong tim, óc quần chúng, từng thời đại, làm thỏa mãn những nhu cầu khát vọng tâm linh của nhân loại trí thức ngày nay.

Đạo Phật do đó, xứng đáng tiêu biểu cho nền văn hóa siêu đẳng, bao dung, cao cả, toàn thiện và viên mãn của hôm nay và của ngày mai.

Đạo Phật quả là nguồn sinh động của Văn hóa Nhân loại vậy.

HT.Thích Đức Nhuận - Trích: Đặc San Hoằng Pháp Số 01(GHPGVNTN) Phật Đản PL.2517 (Đánh máy: Huệ Quang)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch