Văn hóa Phật Giáo
Noel trong... chùa: Bản lề văn hóa, phải giữ gìn!
07/01/2012 08:25 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Là Phật tử, chúng ta không kỳ thị, mà tôn trọng sự đa dạng và sống hòa hợp cộng trụ nhưng không thể dễ dãi "hòa tan" vào tất cả...

Anh 1 - Tinh xa Buu Son don Noel.jpg

Vui Noel ở tịnh xá Bửu Sơn, Đồng Nai - Ảnh: CTV

“Trẻ em chỉ như một tờ giấy trắng. Mọi hành vi, cử chỉ của các em chỉ được hình thành và duy trì khi có sự tác động, ảnh hưởng của người lớn. Nhà nhà, người người nô nức vui Halloween, Noel hơn cả Tết trung thu. 

Và ngày Tết cổ truyền, vì làm cả năm quá bận rộn, mệt mỏi, nhiều gia đình chọn giải pháp đăng kí đi du lịch nước ngoài, ngủ bù trong năm và gọi đồ ăn nhanh về nhà cho đỡ mất thời gian nấu nướng, dọn dẹp. Vậy thì ai là người dạy trẻ em phong tục của Việt Nam?” - Thúy Hằng

Không phải tự nhiên tác giả Thúy Hằng trên tờ Lao Động ngày 23-12-2011 đã cảnh báo “Trẻ thành thị và nguy cơ “Tây hóa”” mà bởi vì tác giả nhận thấy sự thật về trẻ em: “Học tiếng Anh từ khi 4- 5 tuổi, xem phim, đọc truyện nước ngoài, hâm mộ những ngôi sao ca nhạc nổi tiếng châu Âu, thích các ngày lễ Halloween, Giáng sinh hơn Trung thu hay Tết Nguyên đán, trẻ em thành thị đang có nguy cơ bị “Tây hóa” ngay trên đất Việt”.

Đọc và lo. Có một vị thầy đã chia sẻ như thế nhất là ngoài cái xôm tụ nơi phố phường, nhà nhà “hướng ngoại” với nhãn mác “hòa nhập, học hỏi” đã làm cho đời sống văn hóa ngày một biến tướng kỳ dị. 

Ca sĩ, nghệ sĩ lai Tây, lai Hàn, phong cách dị hợm được báo chí nói miết, nói mãi rồi hoài nghi rằng: vì muốn lên báo nên nghệ sĩ không danh phận hoặc muốn có tiếng (đương nhiên là tai tiếng) của Việt Nam đã chọn cách tạo scandal từ ăn mặc đến đời sống cá nhân…

Ở bài này, chúng tôi không chọn góc nhìn và đối tượng ngắm là những nghệ sĩ mà là ở chốn thiền môn, chùa chiền Việt Nam. Đó là gì? Là nhà chùa sẵn sàng tiếp nhận và trang trí một cây thông Noel từ một cô hoa hậu “có tấm lòng”, và cho các chú tiểu, các em nhỏ được nuôi nấng tại chùa vui đón Giáng sinh. 

Rồi, hình ảnh những chú tiểu ở chùa nô nức mừng lễ Noel ở tịnh xá Bửu Sơn hoặc một vài nơi nào đó mà ống kính phóng viên chưa cập nhật hết đã làm cho nhiều thầy, sư cô và Phật tử âu lo.

Âu lo gì đây, âu lo rằng hình ảnh này sẽ được lặp đi, lặp lại và sự “hòa tan” trong suy nghĩ của chính những mầm non Phật giáo và thậm chí của Phật tử đi chùa hoặc sơ cơ học Phật sẽ xem đó là chuyện bình thường, là vô hại. Thực ra, nó có hại trong nếp nghĩ lâu dài, mà như tác giả Thúy Hằng đã chia sẻ: “Dạy văn hóa cho trẻ em, đâu cần phải đao to búa lớn, sách vở, tài liệu nọ kia. Nếp sống, thói quen của người lớn chính là một tấm gương lớn, để trẻ em nhận ra giá trị cốt lõi của phong tục, nét đẹp trong nếp sống người Việt”. 

Theo đó, người lớn đã tạo ra “tấm gương” hòa tan trong nếp phong hóa, xâm thực của những ngày hội không thuộc về đạo mình, đất nước mình. Đạo Phật hoan hỷ chào đón ngày Phật đản sinh, Phật thành đạo, ngày Khánh đản của những bậc Bồ tát cứu độ chúng sinh chứ sao lại “tan” trong niềm vui khác? Hơn nữa, Việt Nam từ bao đời nay, Tết cổ truyền (Nguyên đán) hay Trung thu mới là những ngày vui gần gũi, nhân văn…

Và đây, như tác giả Thúy Hằng biện luận: “Trẻ em chỉ như một tờ giấy trắng. Mọi hành vi, cử chỉ của các em chỉ được hình thành và duy trì khi có sự tác động, ảnh hưởng của người lớn. Nhà nhà, người người nô nức vui Halloween, Noel hơn cả Tết trung thu. Và ngày Tết cổ truyền, vì làm cả năm quá bận rộn, mệt mỏi, nhiều gia đình chọn giải pháp đăng kí đi du lịch nước ngoài, ngủ bù trong năm và gọi đồ ăn nhanh về nhà cho đỡ mất thời gian nấu nướng, dọn dẹp. Vậy thì ai là người dạy trẻ em phong tục của Việt Nam?”.

Anh 3 - Hoa Hau Diem Huong mang thong Noel den chua.jpg

Hoa hậu Diễm Hương (Hoa hậu Thế giới người Việt 2010) 
mang cây thông Noel tới chùa

Anh 4 - Hoa Hau Diem Huong mang thong Noel den chua.jpg

Và tổ chức vui Noel ở chùa nhưng vẫn được nhà chùa hoan hỷ đón nhận, 
không một mảy may suy nghĩ - Ảnh: TL

Trên cơ sở của góc nhìn đó, chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra đâu là cái mà chúng ta cần cảnh giác, cần dạy cho con em Phật tử của mình trong bối cảnh “cải đạo” đang diễn ra rầm rầm rộ rộ với đủ hình thức từ công khai đến mượn danh, đánh lừa niềm tin tôn giáo như bài Phật tử “giả” mà Giác Ngộ đã phản ánh. 

Không chỉ là ngày lễ Noel, Halloween mà còn biết bao sinh hoạt khác của nhiều đối tượng khác nếu không có chánh kiến, không có nền tảng cơ bản giáo lý Phật dạy thì sẽ dễ bị đánh lừa bởi sự xảo ngôn, nhân danh, na ná có thể có ở đâu đó quanh mình.

Chúng ta là Phật tử, chúng ta không kỳ thị, chúng ta tôn trọng sự đa dạng và sống hòa hợp, hòa bình, cộng trụ nhưng chúng ta không thể dễ dãi với tất cả mọi sự việc diễn biến xung quanh mình, trong đạo tràng tu học của mình dưới hình thức “ngoại giao” hay gì gì đó. Sao lại có thể chấp nhận một cách dễ dàng những “món quà” nhân dịp này, dịp nọ mà người ta “gửi gắm” với những dụng ý nào đó.

Có thể sự “thông qua” đó là cố ý hoặc vô tình, nhưng nếu nó là biểu hiện dẫn tới những tiền lệ, hình thành nên thói quen có thể làm mình mất gốc, mất bản lề văn hóa đạo Phật thì mình phải kiên quyết từ chối. Từ chối để giữ bản sắc, để thế hệ trẻ lớn lên còn biết giữ gìn gốc rễ tâm linh Phật giáo, là gìn giữ Tam quy (nương tựa Phật-Pháp-Tăng) và những nguyên tắc sống cao thượng theo tinh thần lời Phật dạy!

Lưu Đình Long (GNO)

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch