Văn hóa Phật Giáo
Bảo vật đặc biệt của chùa Hồng Phúc
Hữu Ngọc
04/09/2010 23:00 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Cách đây chục năm, tôi có dịp hướng dẫn công chúa Na Uy Martha Lovise thăm chùa Hồng Phúc ở phố Hàng Than (cạnh phố Hòe Nhai), phía đê sông Hồng. Thường khách nước ngoài muốn đi thăm chùa thì được dẫn đến chùa Quán Sứ, vừa bề thế vừa có hào quang lịch sử là nơi đón tiếp sứ thần các nước theo đạo Phật, lại ở trung tâm thành phố đi lại thuận lợi.


Còn Hồng Phúc là một chùa khuất nẻo, bình thường, không có tên trong những sách hướng dẫn du lịch, nhưng chùa Hồng Phúc có một bề day lịch sử đáng kính và nhiều chi tiết văn hoá lý thú, điều mà công chúa cảm nhận được qua bức thư hồi âm của ông Đại sứ Na Uy gửi cho tôi.

Bảo vật đặc biệt của chùa là một bức tượng có lẽ ở Việt Nam không chùa nào có. Đó là tượng một vị vua nằm nghiêng, đức Phật ngồi trên lưng thiền định. Người phương Tây trông thấy tượng ấy dễ liên tưởng đến sự đấu tranh quyền lực giữa tâm linh và thế tục, giống như giữa Giáo hoàng với các vua chúa phương Tây kéo dài hàng bao thế kỷ. Nhưng trong lịch sử Việt Nam, không hề có sự đấu tranh chính   trị thực sự giữa tôn giáo và vương quyền. Dĩ chí trong 400 trăm năm thời Lý Trần, Phật giáo hầu như là quốc đạo. Các vua Trần có nhiều người cuối đời đi ở chùa. Vậy tượng chùa Hồng Phúc chỉ có ý nghĩa tôn sùng đức Phật mà thôi.

Nguyên nhân gì có bức tượng ấy? Theo một trong số nhiều giả thuyết, vua Đế Thích sùng đạo đã hạ mình để tỏ lòng tôn kính đức Phật. Theo một giả thuyết khác, một vị vua nhà Lê phạm tội lớn đã nguyện mang đức Phật trên lưng để sám hối.

Chùa Hồng Phúc còn có tên là Hoè Nhai (đọc chệch là Hòa Giai)  vì ở bên đường Hòe Nhai, xưa trồng hai bên toàn cây hòe có hoa vàng. Vua nhà Lý mỗi khi về thăm quê hương Kinh Bắc bên kia sông Hồng bao giờ cũng ngự giá qua con đường này.

 Tượng Phật ngồi trên lưng vua ở chùa Hòe Nhai.

Chùa được xây thời Lý, ngay sát sông Hồng. Nhưng qua một thời gian dài, phù sa lấp dần cho nên ngày nay cách xa sông và đê một khoảng đất rộng. Trong sân chùa còn có một tấm bia, văn bia khắc năm 1703 khẳng định sự kiện ấy và khẳng định nơi đây là bến Đông Bộ Đầu. Một di tích địa danh quý. Khi nhà Trần dựng nghiệp thì Mông Cổ chiếm Trung Hoa lập ra nhà Nguyên. Tướng nhà Nguyên đánh được nước Đại Lý (ở Vân Nam), sai sứ sang dụ Trần Thái Tôn thần phục. Vua không chịu, bắt giam sứ giả. Quân Mông Cổ ồ ạt theo sông Thao, (khúc trên sông Hồng) tiến về Thăng Long. Trần Hưng Đạo tổng chỉ huy, cản không nổi, lui về Sơn Tây. Quân địch vào Thăng Long đốt phá tàn sát nhân dân. Theo lời thái sư Trần Thủ Độ, Thái Tôn quyết chiến. Về sau, quân địch không quen khí hậu, bị bệnh chết nhiều, lại thiếu lương ăn. Năm 1858, ta phản công ở Đông Bộ Đầu, quân Mông rút về đến Tây Bắc thì lại bị một toán dân quân địa phương đánh cho tơi bời. Phải 25 năm sau (1284-85) Mông Cổ mới đánh Đại Việt lần thứ hai.

Thời hiện đại, chùa Hồng Phúc lại có một sự kiện lịch sử: Năm 1963, xây một tòa tháp tôn vinh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu  giữa thành phố Sài Gòn để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm.

Chùa Hồng Phúc là một cơ sở lâu đời của phái Thiền Tào Động. Chùa còn bảo tồn được một đạo sắc phong vua Lê Hiến Tông (1750) ban cho hòa thượng Trần Văn Chúc, một quả chuông đúc năm 1864, một chiếc khánh cao 1 mét (năm 1734), 28 tấm bia và 3 cái tháp.

Tượng vua nằm mang tượng Phật đặt phía trong, bên phải chùa,   sau day tượng Thập điện Diêm Vương và tượng Thiên Vương.
Theo: Sức khỏe và Đời sống

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch