Văn hóa Phật Giáo
Phật Giáo Và Văn Hóa Ấn Độ
Viết bởi Thích Nữ Giới Hương
16/08/2010 09:48 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng Phật giáo đã biến mất khỏi Ấn Độ mà không để lại ảnh hưởng của nó đối với dân chúng và văn hóa Ấn Độ. Phật giáo đã có ảnh hưởng tỏa khắp chiều rộng lẫn chiều sâu ở Ấn Độ.

Sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng Phật giáo đã biến mất khỏi Ấn Độ mà không để lại ảnh hưởng của nó đối với dân chúng và văn hóa Ấn Độ. Phật giáo đã có ảnh hưởng tỏa khắp chiều rộng lẫn chiều sâu ở Ấn Độ. Các tháp, tu viện, đền và các thánh tượng của Phật giáo được xây dựng ở nhiều nơi Phật tích trên lục địa Ấn Độ này. Trong nhiều thế kỷ, người dân Ấn đã kính trọng và tôn thờ các danh hiệu, hình tượng, lời dạy của chư Phật và Bồ Tát. Phật giáo đã sản sinh một khối lượng đồ sộ văn học Pali, Sanskrit và các ngôn ngữ bản xứ; các bài học, cao đẳng và tu viện Phật giáo với những thư viện và giáo lý phong phú vĩ đại đã hướng dẫn người dân Ấn trong nhiều thế kỷ qua; vô số trung tâm nghệ thuật và chiêm bái của Phật giáo khắp Ấn Độ đã trở thành một nguồn giáo dục và rèn luyện cho vô số người Ấn từ thời cổ đại. Tôn giáo, đạo đức, triết học và mật tông của Phật giáo đã phát triển như là một đỉnh cao đã tạo ra sự ảnh hưởng lâu dài đến nền văn hóa và văn minh của Ấn Độ.

Văn hóa Ấn Độ là sự pha trộn của Brahman (Bà là môn) và Sraman nghĩa là những truyền thống của đạo Jain (Đạo Lõa Thể) và Phật giáo. Cả hai truyền thống này đã có nhiều sự đóng góp phong phú cho sự phát sinh và phát triển văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, dòng lịch sử của Phật giáo và truyền thống Phật giáo hoàn toàn khác hơn truyền thống Bà La Môn (đạo Hindu) hoặc là truyền thống Đạo Jain. Truyền thống Bà La Môn là nền văn hóa chiếm ưu thế, liên tục giữ gìn truyền thống của chính mình ngay cả trong mọi hoàn cảnh chính trị bất lợi có những ngược đãi nào đó. Bất cứ khi nào tôn giáo và đạo đức xã hội xuống thấp thì những nhà lãnh đạo tôn giáo đã xuất hiện để chấn chỉnh và làm trong sáng hệ thống này bằng cách đánh thức quần chúng về đạo đức chân chánh của các giai đoạn lịch sử ở Ấn Độ từ xưa đến nay, và ngay cả truyền thống của đạo Jain đương thời, mặc dù tín đồ của đạo này có phần giới hạn về số lượng, nhưng họ đã tiếp tục tồn tại và duy trì nét đặc thù của đạo Jain bằng việc thực hiện các sự chỉnh lý bên ngòai với sự tồn tại các hệ thống xã hội mà không làm tổn thương các nguyên lý cơ bản. Quy chế sinh họat của tu sĩ cũng như cư sĩ của đạo Jain không những bảo tồn những di sản của nó mà còn chắc chắn tiếp tục truyền thống thiêng liêng của họ.

Việc phát sinh hiện tượng Phật giáo từ một tông phái tu viện nhỏ bé vào thế kỷ thứ XI trước Tây Lịch đã trở thành một quốc giáo dưới thời hoàng đế A Dục và lan rộng trong các quốc gia Tích Lan, Miến Điện, và các vùng thuộc Đông Nam Á; rồi dưới thời vua Kanishka, Phật giáo đã truyền đến vùng Trung Á và Trung Quốc, đã đánh dấu một tính cách vô cùng quan trọng vượt khỏi phạm vi quốc gia của giáo lý Đức Phật.

Tại Ấn Độ, sau một giai đoạn phồn thịnh với sự biểu hiện những đặc điểm của nền văn hóa, văn chương phong phú và các họat động nghệ thuật ca ngợi tánh chất thiêng liêng dưới các giai đọan đa dạng của Tiểu thừa, Đại thừa và Kim Cang thừa, Phật giáo hầu như đã bắt đầu bị suy tàn và biến mất vào thế kỷ thứ XII. Sự đồng hóa của những ý tưởng và cách tu tập của Đạo Hindu, đặc biệt là Tantrik (mật giáo) trong Phật giáo đương thời bị suy yếu dần, thêm vào đó sự xâm lăng của Hồi giáo ở thế kỷ XI là những nguyên nhân dẫn đến sự hủy diệt các tu viện Phật giáo ở Bắc và Trung Á đây là một vài thực tế lịch sử cho biết Phật giáo hoàn toàn đã bị suy tàn. Chỉ có Laddakh và vùng lân cận là một ngọai lệ, nơi Phật giáo mật tông đã được thiết lập và tiếp tục vững mạnh.

Sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng Phật giáo đã biến mất khỏi Ấn Độ mà không để lại ảnh hưởng của nó đối với dân chúng và văn hóa Ấn Độ. Phật giáo đã có ảnh hưởng tỏa khắp chiều rộng lẫn chiều sâu ở Ấn Độ. Các tháp, tu viện, đền và các thánh tượng của Phật giáo được xây dựng ở nhiều nơi Phật tích trên lục địa Ấn Độ này. Trong nhiều thế kỷ, người dân Ấn đã kính trọng và tôn thờ các danh hiệu, hình tượng, lời dạy của chư Phật và Bồ Tát. Phật giáo đã sản sinh một khối lượng đồ sộ văn học Pali, Sanskrit và các ngôn ngữ bản xứ; các bài học, cao đẳng và tu viện Phật giáo với những thư viện và giáo lý phong phú vĩ đại đã hướng dẫn người dân Ấn trong nhiều thế kỷ qua; vô số trung tâm nghệ thuật và chiêm bái của Phật giáo khắp Ấn Độ đã trở thành một nguồn giáo dục và rèn luyện cho vô số người Ấn từ thời cổ đại. Tôn giáo, đạo đức, triết học và mật tông của Phật giáo đã phát triển như là một đỉnh cao đã tạo ra sự ảnh hưởng lâu dài đến nền văn hóa và văn minh của Ấn Độ. Ấn giáo của đạo Bà La Môn về Smritis, các thiên sử thi và chuyện cổ tích Ấn Độ đã thấm nhuần di sản phong phú của Phật giáo và chấp nhận Đức Phật như là vị thần Avatara thứ chín. Các bậc đạo sư Hindu nổi tiếng đã tự hào khi tuyên bố Đức Phật như bậc thánh vĩ đại của đạo Hindu, và như "người sáng lập đạo Hindu hiện đại". Chúng ta không thể chối bỏ sự thật rằng, Phật giáo tiếp tục tồn tại trong đạo Hindu, mà Hindu đã đồng hóa các giáo lý trung tâm của đạo đức và siêu hình học của Phật giáo và đó là lý do tại sao Phật giáo đã chuyển hóa đạo Bà La Môn cổ thành đạo Hindu hoặc Tân Bà La Môn. Đức Phật được xem như vị thần Avatara là hóa thân của thần Vishnu. Các đấng sáng tạo Hindu đã thêm vào các ý niệm hữu thần trong hệ thống vô thần của Yoga, Samkhya và Phật giáo. Điều này hình như đã thành công trong việc đem Yoga, Samkhya và Phật giáo vào trong đạo Hindu.

Sau khi Ấn Độ đã được độc lập, Chuyển pháp luân (Dharmacakra) của Phật giáo được xem là biểu tượng của quốc gia và được gắn trên quốc kỳ Ấn Độ, cũng như đầu cột hình sư tử nổi tiếng của vua A Dục đã trở thành con dấu của nước cộng hòa Ấn Độ. Những di sản của Phật giáo này đối với đời sống hàng ngày của chúng ta phải được duy trì vô hạn. Hãy để những biểu tượng của lý tưởng Hòa bình và Giác ngộ của Phật giáo là những ngôi sao sáng để dẫn đường tất cả tư tưởng và hành động của chúng ta trong đời sống quốc gia và trật tự quốc tế trên thế giới này.

(Từ nguyên tác tiếng Anh của Dr. Bimlendra Kumar (405 Mansarovar Hostel, University of Delhi, Delhi 7 ), trong tạp chí "Maha Bodhi Century Volumn", New Delhi, 1991, P. 17-18 )

TN Giới Hương

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch